Để résumé của lập trình viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Bài viết này sẽ tổng hợp các lời khuyên và tip từ kinh nghiệm của tôi một senior technical recruiter tại Twitter. Bài viết này sẽ nói về: Những điều bạn nên làm trong một résumé Những điều bạn không nên làm trong một résumé Lời khuyên cho các bạn vừa tốt nghiệp ...
Bài viết này sẽ tổng hợp các lời khuyên và tip từ kinh nghiệm của tôi một senior technical recruiter tại Twitter.
Bài viết này sẽ nói về:
- Những điều bạn nên làm trong một résumé
- Những điều bạn không nên làm trong một résumé
- Lời khuyên cho các bạn vừa tốt nghiệp
- Tools/resources bạn nên dùng tới
Những điều bạn nên làm trong một résumé
Hãy giữ cho résumé ngắn gọn, xúc tích và dễ đọc.
Điều đó có nghĩa là:
- Giữ tính nhất quán: Dùng một font chữ (Arial/Times New Roman đều ổn) và không xài quá ba kích cỡ chữ khác nhau cho dễ đọc.
- Phân chia các phần khác nhau (Có 4 phần chính cho một résumé là Experience, Education, Skills, Projects)
- Sử dụng chính xác các keywords trong résumé. Nhà tuyển dụng luôn chú ý đến keywords trong résumés ( như Java, Python, Hadoop,…)
- Bạn có thể liệt kê tài khoản social media accounts nếu nó có liên quan. GitHub là một ví dụ điển hình.
- Giải thích vì sao bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này. Bạn có thể viết một cover letter còn không thì một phần tóm tắt giới thiệu bản thân ở phần đầu của résumé. Những điều này sẽ giúp người tuyển dụng hiểu là bạn có hiểu và thật sự có hứng thú với công việc này.
- Hãy dùng số liệu. Càng rõ ràng càng tốt như “tôi giúp trang web từ 10k view mỗi ngày lên 100k view mỗi ngày.
- Thể hiện sự chủ động trong cách dùng từ. Dùng những từ chuyên nghiệp và có tính nghiệp vụ.
- Hãy dùng file format PDF. Những file format khác như .docx, sẽ khiến cho résumé bị render khác đi.
- Kể về một hoặc hai projects mà bạn hiểu rõ về nó. Điều này sẽ phản ánh khả năng và kinh nghiệm của bạn trong làm việc và quản lí các dự án của mình.
Bạn có thể làm dựa theo mẫu như sau:
Những điều bạn không nên làm trong một résumé
- Dừng liệt kê những vị trí hay thành tích thời trung học cơ sở. Nó thật sự không gây ấn tượng gì mấy cho các nhà tuyển dụng đâu.
- Đừng phân cấp độ cho các kĩ năng của bạn. Cứ liệt kê ra những công nghệ mà bạn đã làm qua, khỏi cần mất công phân chia chúng theo kiểu “Quen”, “Không rành”,… làm gì.
- Đừng liệt kệ mọi buzzword mà bạn nghe từ trên mạng. Hãy cẩn thận khi dùng những từ đao to búa lớn như “big-data”, “real-time”, “machine learning”, “docker” và “batch streaming.” Bởi bạn rất có thể sẽ bị yêu cầu thể hiện khả năng của mình về chúng.
- Đừng phí công giải thích trước khi bạn nêu ra được lí do vì sao nó liên quan. Rất nhiều ứng viên đã làm được những điều khá là ngầu nhưng chúng lại chả có liên quan gì tới vị trí mà họ đang ứng tuyển vào.
- Đừng thêm vào những kĩ năng không liên quan. Microsoft Excel, Word, và những kĩ năng cơ bản khác thì gần như ứng viên nào cũng biết nên bạn không cần phải nêu ra làm gì.
Lời khuyên dành cho các bạn mới tốt nghiệp
Nếu bạn tốt nghiệp từ một ngành không về công nghệ và muốn theo nghiệp developer thì đây là phần dành cho bạn.
Liệu tên trường có quan trọng hay không? Có đấy.
Một trường tốt, có tiếng sẽ giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm hơn dù đến từ trái ngành.
Tuy vậy, nếu bạn không học trường chuyên công nghệ thì hãy giải thích cách những kĩ năng và kinh nghiệm của bạn có thể đóng góp cho vị trí của công ty tech đang ứng tuyển.
Ngoài ra, những sở thích riêng nhưng có liên quan tới công nghệ như biết tự tháo lắp, lập trình, sữa chữa máy tính cũng là cực kì hữu ích để ghi điểm trong mắt người tuyển dụng. Vì họ muốn bảo đảm rằng bạn có khả năng đảm nhiệm vị trí mà họ đang cần.
Tools/resources bạn nên dùng tới
- Cracking the Coding Interview — Một cuốn sách rất hay về phỏng vấn cho các lập trình viên với nhiều mẹo hữu ích viết résumé.
- The Google Résumé — Một cuốn sách hay khác dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp, nó hướng dẫn cách viết một CV thật thành công và đạt được công việc mà bạn mơ ước.
- Elements of Programming Interviews: Hướng dẫn cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn lập trình viên
- OneNote: Bạn có thể dùng nó để chứa code snippets
- Evernote: Và cho mọi thứ khác còn lại
- Refdash: Nơi để bạn có thể rèn luyện kĩ năng trả lời phỏng vấn của mình.
- CodePath: Một cộng đồng phi lợi nhuận chuyên giúp các ứng viên trong con đường sự nghiệp IT.
Techtalk via Medium