Đừng xây dựng ứng dụng của bạn cho 100 triệu users
Khi làm apps, những người khởi nghiệp thường mơ rằng ứng dụng của họ sẽ là Truecaller kế tiếp, sẽ vượt qua con số 100 Triệu users trong tháng 12 tới, sau khi tăng gấp đôi lượng users mới hàng ngày trong trong vòng chưa tới 3 tháng. Với cách nhìn này, những người khởi nghiệp công nghệ ...
Khi làm apps, những người khởi nghiệp thường mơ rằng ứng dụng của họ sẽ là Truecaller kế tiếp, sẽ vượt qua con số 100 Triệu users trong tháng 12 tới, sau khi tăng gấp đôi lượng users mới hàng ngày trong trong vòng chưa tới 3 tháng.
Với cách nhìn này, những người khởi nghiệp công nghệ sẽ sa đà vào việc làm apps khó khả năng xử lý với hàng Triệu users ngay từ đầu.
Đây là 1 sai lầm.
Làm 1 app để xử lý 100 triệu users không phải là cách làm thực tế cho khởi nghiệp. Khi bạn khởi nghiệp theo cách này, apps của bạn thường không bao giờ có ngày phát hành. Bạn sẽ không có đủ thời gian, bỏ lỡ thời cơ thị trường hoặc là cháy vốn. Lý do đơn giản thôi: Làm app xử lý hàng triệu users phải tốn rất nhiều thời gian & tiền bạc.
Khi bắt đầu làm apps hoặc websites, hầu hết người khởi nghiệp không có kinh phí vô hạn, thời gian vô hạn hoặc 1 tầm nhìn hoàn hảo cho sản phẩm cuối cùng của mình. Vậy nên, nếu bạn có ý tưởng hay, bạn sẽ bắt đầu theo cách sau. Làm app không xử lý được 100 Triệu users còn hơn là chẳng có ngày phát hành nó.
Đây là cách làm thực tế khi muốn làm app thành công:
1. Tập trung vào nhu cầu tức thời.
Hầu hết app sẽ không có nhiều visitors lúc phát hành, do đó hãy tập trung vào những nhu cầu tức thời, xem nó như là phép thử của thị trường. Đây cũng là cách để thu về những phản hồi quan trọng, từ đó bạn biết cách cải tiến app bằng cách thêm, bớt tính năng, sửa lỗi hoặc thay đổi design.
Những bước trên sẽ cải thiện tính hiệu quả/hữu dụng của app. Sau đó, bạn có thể quy mô hóa app để xử lý nhiều users hơn mà không cần phải thay đổi quá lớn đến app.
Nathan Furr và Paul Ahlstrom có lẽ đã nói rõ điều này trong cuốn sách của họ Nail It Then Scale It (Làm Trước Rồi Quy Mô Hóa Sau): “Chuyện rất thường xảy ra là, tất cả những người khởi nghiệp quá mê mẩn app của họ hoặc công nghệ họ dùng, và họ bỏ qua những phản hồi trái chiều từ khách hàng, kết quả là họ bỏ ra nhiều năm trời để làm 1 app mà chẳng có ai chấp nhận”.
2. Tìm ra những nút thắt cổ chai.
Khi app của bạn bắt đầu gặp những vấn đề performance, đừng nghĩ ngay đến việc tái xây dựng nó hoàn toàn — chưa đâu. Thay vào đó, hãy dùng những tools như New Relic và Blitz để theo dõi nút cổ chai và kiểm tra khả năng tải.
Xử lý những nút thắt cổ chai lớn trước đã hơn là ôm đồm giải quyết mọi chuyện ngay 1 lúc.
3. Tái xây dựng khi bắt buộc.
Khi bạn có đủ số lượng users và app cần những cải thiện lớn để hoạt động trơn tru, thì bạn tổ chức ăn mừng được rồi, vì không phải lập trình viên nào cũng đạt tới mức này đâu.
Lúc này, có thể là lúc viết lại toàn bộ app từ đầu nếu bạn có lý do chính đáng để điều chỉnh chi phí. Thậm chí, ngay cả khi như vậy, thì hãy phát triển từng phần để đảm bảo thời gian phát hành hợp lý.
Amazon.com không bắt đầu bằng 1 website có khả năng phục vụ hàng trăm triệu users. Trong 6 năm đầu, Amazon tập trung vào cải tiến từng phần để đảm bảo sự phát triển. Vào năm 2001, khi site đạt tới giới hạn, Amazon quyết định phải giải quyết triệt để architecture để phục vụ users tốt hơn và hướng tới sự phát triển ở tương lai.
Nếu Amazon cố gắng xây dựng website với khả năng như website hiện tại trong 1 lần, thì nỗ lực đó nhiều khả năng là thất bại và sẽ không có Kindles và những tuyệt phẩm khác như unicorn meat (thịt ngựa trời :D).
Hầu hết những nhà đầu tư thông minh không bỏ tiền vào công ty của bạn nếu bạn cố gắng làm 1 app trong 1 vòng đời (1 lần) và đạt tới quy mô như Truecaller đã làm. Họ biết quan trọng là không được làm quá khả năng mà thay vào đó là chỉ ra những vấn đề quan trọng/cốt lõi trước, rồi sau đó mới xem xét cách phát triển lên.
Tóm lại, đừng tiêu hết tiền 1 lúc cho những kỳ vọng. Hãy tiêu 1 cách thông minh theo tình hình thực tế hiện tại.
Techtalk Via fsd14