Giới thiệu một số method hay trong Rails
Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn một số method hay và thú vị hay dùng trong Rails. Sử dụng blank?/present? # String user = nil user . blank ? # => true user = "" user . blank ? # => true user = " " user . blank ? # => ...
Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn một số method hay và thú vị hay dùng trong Rails.
Sử dụng blank?/present?
# String user = nil user.blank? # => true user = "" user.blank? # => true user = " " user.blank? # => true user = "Tung" user.blank? # => false # Array numbers = nil numbers.blank? # => true numbers = [] numbers.blank? # => true numbers = [1, 2, 3] numbers.blank? # => false # Hash params = nil params.blank? # => true params = {} params.blank? # => true params = { name: "Tung", email: "pham.van.tung@framgia.com" } params.blank? # => false
present? ngược lại với blank?.
# String name = "" name.present? # => false name = "Tung" name.present? # => true
Sử dụng presence
if user.name.blank? name = "What's your name?" else name = user.name end
name = user.name.presence || "What's your name?"
"".presence hoặc [].presence sẽ trả về nil
name = "" puts name.presence || "What's your name?" # => What's your name?
À có 1 ví dụ rất thú vị về presence như sau.
# News nếu có ít nhất là 1 news thì gửi mail và tweet news = festival.news if news.count > 0 send_mail(news) tweet(news) end
Nếu dùng presence
if news = festival.news.presence send_mail(news) tweet(news) end
festival.news trả về kết quả 0 thì festival.news.presence sẽ trả về là nil. Khi đó câu lệnh if sẽ xử lý false.
Kiểm tra sự tồn tại của 1 string thì nên dùng blank? thay vì nil?
Mệnh đề “string không có giá trị” thường không cần phân biệt nil và "". Khi sử dụng nil? thì lại cho 2 kết quả khác nhau.
if name.nil? # => nếu name là "" thì vẫn được coi là có nhập dữ liệu và không gọi puts puts "Please input name!" end
Đó cũng là lý do nên sử dụng blank? hơn. ruby if name.blank? # => Nếu name là "" hoặc " " thì xử lý như chưa nhập dữ liệu và gọi puts puts "Please input name!" end
Tương tự như thế, khi validates trong Model, nếu không có lý do đặc biệt thì nên sử dụng allow_blank: true, không nên sử dụng allow_nil: true.
Khi cần filter, nên dùng query thay vì logic
Khi cần thực hiện filter trong model của Rails, thì nên sử dụng query để tốc độ xử lý được nhanh hơn.
def admin_users User.all.select(&:admin?) end
def admin_users User.where(admin: true) end
Dùng pluck thay vì map
pluck là method để lấy 1 column cho trước trong record, mà không load toàn bộ record đó. Vì thế mà tốc độ xử lý cũng sẽ hiệu quả hơn.
def admin_user_ids User.where(admin: true).map(&:id) end
def admin_user_ids User.where(admin: true).pluck(:id) end
Dùng Object#try(:method_name) thay vì kiểm tra nil
if person.books && person.books.singleton? singleton = person.books.first send_mail_to(singleton) end
# nếu books là nil thì try(:singleton?) cũng trả về nil # nếu books không nil thì books.singleton? được gọi như bình thường if person.books.try(:singleton?) singleton = person.books.first send_mail_to(singleton) end
Một số method thời gian hay
Date.current # => Sun, 29 May 2016 Date.yesterday # => Sat, 28 May 2016 Date.tomorrow # => # => Mon, 30 May 2016 Date.current # => 2013-11-05 2.years.ago # => 2014-05-29 22:21:40 +0700 2.years.since # => 2018-05-29 22:21:40 +0700 2.months.ago # => 2016-03-29 22:21:40 +0700 2.months.since # => 2016-07-29 22:21:40 +0700
Weeks, days, hours, minutes, seconds cũng thế.
Ngoài ra còn rất nhiều cách viết khác nhau để lấy giá trị ngày tháng đặc biệt.
date = Date.current # => 2016-05-29 date.yesterday # => 2016-05-28 date.tomoroow # => 2016-05-30 date.prev_day # => 2016-05-28 date.next_day # => 2016-05-30 date.prev_day(2) # => 2016-05-27 date.next_day(2) # => 2016-05-31 date - 2.days # => 2016-05-27 date + 2.days # => 2016-05-31 date.ago(2.days) # => 2016-05-27 date.since(2.days) # => 2016-05-31 date.prev_month # => 2016-04-29 date.next_month # => 2016-06-29 date.prev_month(2) # => 2016-03-29 date.next_month(2) # => 2016-07-29 date - 2.months # => 2016-03-29 date + 2.months # => 2016-07-29 date.months_ago(2) # => 2016-03-29 date.months_since(2) # => 2016-07-29 date.ago(2.months) # => 2016-03-29 date.since(2.months) # => 2016-07-29
Xoá các space không cần thiết
" My books ".squish # => "My books"
Các method thay đổi string thành số nhiều, số ít, …
"my_book".camelize # => "MyBook" "MyBook".underscore # => "my_book" "my_book".dasherize # => "my-book" "book".pluralize # => "books" "person".pluralize # => "people" "fish".pluralize # => "fish" "book_and_person".pluralize # => "book_and_people" "book and person".pluralize # => "book and people" "BookAndPerson".pluralize # => "BookAndPeople" "books".singularize # => "book" "people".singularize # => "person" "books_and_people".singularize # => "books_and_person" "books and people".singularize # => "books and person" "BooksAndPeople".singularize # => "BooksAndPerson" "my_books".humanize # => "My books" "my_books".titleize # => "My Books" "my_book".classify # => "MyBook" "my_books".classify # => "MyBook" "my_book".tableize # => "my_books" "MyBook".tableize # => "my_books"
Hy vọng sẽ giúp các bạn yêu thích và tiếp cận Rails dễ dàng hơn.