Hãy đưa cho tôi những người lười nhất mà tiền có thể mua được
Trong bài viết này Jeff Atwood có nói đến một kiểu “lười biếng thông minh”, thực chất là cách quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn trong công việc. Trong thời đại bùng nổ thông tin và các phương thức giao tiếp như hiện nay thì bạn rất dễ sa đà vào các hoạt động như: chat ...
Trong bài viết này Jeff Atwood có nói đến một kiểu “lười biếng thông minh”, thực chất là cách quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn trong công việc. Trong thời đại bùng nổ thông tin và các phương thức giao tiếp như hiện nay thì bạn rất dễ sa đà vào các hoạt động như: chat chit, facebook, check email, news… dẫn đến mất tập trung trong công việc hiện tại. Khi làm công việc nào đó cần sự tập trung thì bạn nên tắt hết những thứ gây sao nhãng này đi nhé!
Omar Shahine gần đây đã đăng một bài viết truyền cảm hứng ca ngợi sự lười biếng:
Cứ vài phút lại có một email đến và desktop alert kèm theo âm thanh khiến cho tôi rất dễ bị mất tập trung vào công việc hiện tại của mình và phải ngó vào phần inbox của hộp thư. Trong khi tôi rất thích chức năng này của Outlook khi nó mới ra đời, nhưng hiện nay nó đã trở thành gót chân Asin trong năng suất công việc của mình.
Nếu bạn muốn hoàn thành công việc, bạn phải học cách đánh giá đúng sự lười biếng là một nét tính cách tích cực trong thực tế. Và tôi xin đưa vấn đề này lên một mức cao hơn: bạn cũng nên tắt luôn phần thông báo mỗi khi có nội dung chat mới.
Có nhiều chi tiết về điều này trong hai bài viết của Ole Eichhorn là Tyranny of Email và Tyranny Revisited:
Bất cứ khi nào bạn đang làm việc gì đó mà không yêu cầu sự tập trung, bởi tất cả ý nghĩa của nó, thì hãy chạy ứng dụng email client của bạn, chạy chương trình chat IM, có phần thông báo (notification) được bật lên, nhận các cuộc điện thoại… Nhưng khi bạn thực sự cần phải hoàn thành công việc, hãy tắt hết mọi thứ. Hãy cô lập chính bản thân bạn.
Trong một số trường hợp thì chính sự lười biếng đó có thể giúp ích cho công việc của bạn, nếu bạn tuân theo những điều sau:
1. Lựa chọn những việc không nên làm
Thế giới ngày nay là một sự kết hợp bùng nổ của rất nhiều hướng tiếp cận có thể được. Và tỉ lệ nhiễu ngày càng tăng lên. Việc lựa chọn điều gì không nên làm là rất quan trọng– và người ta có thể cho rằng điều đó còn quan trọng hơn– việc lựa chọn công việc nào để làm. Đây là sự lười biếng mang lại hiệu quả: tại sao lại phải dành ra 5 ngày để làm công việc nghiên cứu kỹ càng trên 10 giải pháp khác nhau khi mà bạn có thể nhanh chóng loại đi 8 trong số đó dựa trên một số tiêu chuẩn chính? Hãy hướng tới mục tiêu chính. Hãy trau dồi kỹ năng bỏ đi những hướng tiếp cận không phù hợp nhanh nhất bạn có thể. Việc download phần code của một vài module có sẵn về xài thì nhanh hơn nhiều so với việc tự mình ngồi viết ra nó.
2. Cân bằng giữa giao tiếp và cách ly
Mỗi ngày chúng ta luôn luôn phải giao tiếp trong các hoạt động thông thường– thông qua điện thoại, chat, email, mạng xã hội… Cái giá cho tất cả những hoạt động giao tiếp thường xuyên này đang ngày càng tăng lên vì nó làm ngắt quãng công việc của bạn. Trong một số lĩnh vực, giống như quản lý chẳng hạn, thì sự gián đoạn là dấu hiệu của một việc gì đó được hoàn thành. Nhưng nó lại là một yếu tố có hại trong phát triển phần mềm. Nếu chúng ta không thể có trạng thái hoàn toàn tập trung trong công việc, thì rất khó để chúng ta có thể làm việc hiệu quả được, vì vậy việc giao tiếp phải được quản lý cẩn trọng và đôi khi nên trì hoãn lại.
3. Con người không thể nâng công suất lên như máy móc được
Những nhà phát triển thực sự lười biếng thì bắt máy móc làm việc cho họ. Điều này một phần là do sự thúc đẩy của lợi ích bản thân, nhưng những nhà phát triển thông minh biết rằng con người không thể nâng công suất lên như máy móc được. Nếu bạn muốn lúc nào cũng hoàn thành công việc đúng hẹn, đáng tin cậy nào và bạn muốn nhân tố con người bị loại trừ nhiều nhất trong khả năng có thể chấp nhận được. Đối với mỗi vấn đề làm mình bị mất thời gian, tôi tự hỏi mình rằng– làm thế nào để mình có thể sẽ không bao giờ phải gặp vấn đề này một lần nữa? Nếu giải pháp của tôi có thể khắc phục được nó thì không còn ai sẽ phải gặp rắc rối với vấn đề đó nữa, đó cũng là một hiệu ứng phụ rất tốt.
Giờ đây, có một sự phân biệt khá rõ ràng giữa kiểu lười biếng thông minh, như đã mô tả ở trên– lười biếng khiến cho cuộc đời của mỗi chúng ta trở nên dễ dàng hơn một chút– và chỉ đơn giản là đừng nhấc mông bạn ra khỏi ghế. Nếu tôi đang xây dựng một công ty phần mềm, thì tôi sẽ nỗ lực để tìm thuê những người lười biếng nhất mà mình có thể.
Techtalk via vinacode