Hướng dẫn từng bước bảo mật dữ liệu trong doanh nghiệp
Trước khi tiến hành bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp , bạn cần xác định chính xác dữ liệu mà doanh nghiệp của bạn cần bảo vệ. Bản thân các doanh nghiệp thường không nắm chính xác những dữ liệu nào cần được bảo vệ, hoặc chỉ biết được một phần trong đó. Bước tiếp theo là thực hiện theo hướng dẫn ...
Trước khi tiến hành bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp, bạn cần xác định chính xác dữ liệu mà doanh nghiệp của bạn cần bảo vệ. Bản thân các doanh nghiệp thường không nắm chính xác những dữ liệu nào cần được bảo vệ, hoặc chỉ biết được một phần trong đó. Bước tiếp theo là thực hiện theo hướng dẫn của SecurityBox dưới đây!
1. Đánh giá rủi ro an ninh mạng
Sau khi đã nắm được tất cả các dữ liệu mà doanh nghiệp bạn có, bạn cần thực hiện đánh giá các rủi ro mà dữ liệu doanh nghiệp của bạn có thể gặp phải:
– Trường hợp xảy ra sự cố về an ninh mạng.
– Trường hợp xảy ra các sự cố về thiên tai tự nhiên như hỏa hoạn, động đất v.v.
Bài viết này sẽ chủ yếu tập trung vào các giải pháp bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp trước những nguy cơ về sự cố an ninh mạng.
Việc đánh giá những rủi ro an ninh mạng đối với dữ liệu có thể tự thực hiện bởi bộ phận nhân sự an ninh mạng chuyên trách của doanh nghiệp hoặc nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia an ninh mạng. Họ có đủ kiến thức và kinh nghiệm để chỉ ra cho bạn các mối nguy cơ tiềm tàng đối với dữ liệu doanh nghiệp mà bạn không thể biết.
Sau khi thực hiện xác định các nguy cơ rủi ro đối với dữ liệu cần bảo vệ, bạn cần thực hiện các biện pháp đánh giá an ninh đối với hệ thống mạng của doanh nghiệp. Việc này sẽ cho phép bạn biết chính xác các nguy cơ an ninh đang và sẽ có thể đã xảy ra đối với hệ thống mạng doanh nghiệp nói chung, và bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp nói riêng. Từ đó thực hiện các biện pháp vá, bảo vệ hệ thống hoặc triển khai các giải pháp an ninh phù hợp với mô hình, tài chính và yêu cầu của doanh nghiệp
>> Để thực hiện đánh giá rủi ro toàn diện nhất và chuyên nghiệp nhất cho doanh nghiệp, bạn nên đăng ký dịch vụ của công ty chúng tôi: Dịch vụ đánh giá an ninh mạng SecurityBox
2. Nâng cao nhận thức về bảo mật dữ liệu cho nhân viên
Một trong những mối nguy hiểm tiềm tàng nhất với an ninh dữ liệu của doanh nghiệp chính là yếu tố con người. Do đó, việc thực hiện các biện pháp nhằm đào đào tạo, nâng cao nhận thức của các nhân viên trong cơ quan về bảo mật dữ liệu là một trong những biện pháp hàng đầu và hiệu quả nhất để bảo đảm an toàn dữ liệu trong doanh nghiệp của bạn.
– Doanh nghiệp cần tổ chức chương trình nhận thức, huấn luyện bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp, an ninh mạng một cách định kỳ. Đó là giải pháp quan trọng nhất để giảm thiểu các vi phạm dữ liệu doanh nghiệp, tiết kiệm tài chính thuê dịch vụ bảo mật bên ngoài. Đồng thời, DN (doanh nghiệp) cần có những văn bản, tài liệu về chính sách bảo mật dữ liệu và các quy trình làm việc, sử dụng dữ liệu trong công ty áp dụng các tiêu chuẩn về quản lý và bảo đảm an toàn dữ liệu như ISO 27001, PCI DSS. Những tài liệu này cũng sẽ được sử dụng để đào tạo nhận thức và áp dụng các chính sách về bảo mật dữ liệu trong doanh nghiệp.
3. Quản trị bảo mật dữ liệu
Các nguy cơ an ninh đối với dữ liệu của doanh nghiệp luôn thường trực. Do đó, không thể thực hiện các biện pháp bảo mật trong trong một thời gian ngắn mà cần thực hiện thường xuyên và liên tục. Nếu có thể, mỗi doanh nghiệp nên có một lãnh đạo hoặc cá nhân chuyên biệt, có kiến thức về an ninh, bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về giám sát việc thực hiện các biện pháp an ninh, các quy trình đảm bảo an toàn dữ liệu. Việc này sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ về an ninh mạng đối với doanh nghiệp, dữ liệu của doanh nghiệp.
4. Khắc phục và quản lý sự cố
Các tài liệu về quy trình phản ứng khi xảy ra các sự cố bảo mật đối với hệ thống mạng và dữ liệu của doanh nghiệp rất cần thiết, giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại do sự cố an ninh mạng gây ra cho doanh nghiệp.
Ngoài ra bạn cũng có thể nghĩ đến việc thuê các đơn vị chuyên nghiệp về đánh giá và xử lý sự cố ANM. Các đơn vị này sẽ có trách nhiệm tư vấn quy trình phản ứng và phối hợp xử lý sự cố, giúp cho doanh nghiệp của bạn hạn chế tối đa thiệt hại khi các sự cố xảy ra.
SecurityBox cung cấp dịch vụ ứng cứu sự cố nhanh cho doanh nghiệp. Quý khách vui lòng liên hệ hotline: (+84) 986.464.517 để được tư vấn cụ thể.
5. Cấu hình hệ thống một cách an toàn
Tất cả các thành phần bên trong hệ thống (bao gồm phần mềm và phần cứng) đều được cấu hình đáp ứng các yêu cầu về chính sách bảo mật cũng là biện pháp hiệu quả giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu doanh nghiệp của bạn.
Thông thường, các doanh nghiệp nên có những quy chuẩn về cấu hình đối với từng thiết bị trước khi đưa vào sử dụng. Các quy chuẩn này có thể là các chính sách về mật khẩu, về tài khoản, về các dịch vụ hoặc cấu hình hệ thống v.v.
Một số doanh nghiệp thường có thói quen sử dụng các bản cài đặt sẵn cho tất cả các thiết bị trong hệ thống. Tuy nhiên các bản cài đặt sẵn thường tiềm tàng những lỗ hổng cũ, không được cập nhật bản vá thường xuyên, do đó dễ bị tin tặc tấn công hệ thống. Thêm vào đó, an ninh của các bản cài đặt này cũng chưa chắc đã được đảm bảo (có thể bản cài đặt chứa phần mềm độc hại hoặc lỗ hổng ngay từ đầu).
6. Đảm bảo hệ thống mạng được phân chia thành các vùng riêng biệt
– Trong trường hợp xảy ra các sự cố về an ninh mạng, việc phân tách các vùng mạng riêng biệt sẽ giúp cô lập, giảm thiểu các tác hại do các mối nguy về an ninh mạng như rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp, lây nhiễm mã độc, v.v.
– Sử dụng thêm tường lửa giữa các vùng mạng bên ngoài không đáng tin cậy (vùng Internet) và vùng mạng nội bộ, vùng DMZ cũng giúp kiểm soát được việc truy cập giữa các vùng mạng khác nhau. Từ đó cho phép ngăn chặn kết nối từ các vùng mạng không an toàn vào các vùng mạng an toàn.
– Tiến hành đánh giá kiểm thử xâm nhập định kì nhằm đảm bảo chính sách về truy cập giữa các vùng mạng luôn được thực hiện một cách chính xác.
7. Bảo mật dữ liệu DN bằng việc Giám sát an ninh mạng
Sử dụng các hệ thống giám sát lưu lượng mạng cả bên trong lẫn bên ngoài hệ thống mạng là việc làm cần thiết giúp kiểm soát và phát hiện sớm các bất thường về dữ liệu mạng, nhờ đó hỗ trợ tối đa việc phát hiện và ngăn chặn sớm các cuộc tấn công. Các giải pháp thường dùng được doanh nghiệp áp dụng hiện nay là IDS (hệ thống phát hiện xâm nhập), IPS (Hệ thống phòng chống xâm nhập) và hệ thống SIEM (Hệ thống giám sát an toàn mạng).
8. Kiểm soát sự truy cập
Các chính sách về phân quyền, kiểm soát truy cập là việc không thể thiếu đối với hệ thống mạng của một doanh nghiệp. Các chính sách này giúp kiểm soát truy cập trong và ngoài hệ thống một cách hiệu quả.
Để làm được điều này, bạn cần yêu cầu người dùng chỉ được cung cấp các quyền truy cập cần thiết để thực hiện công việc của họ. Tài khoản ưu tiên phải được giới hạn nghiêm ngặt đối với các hệ thống chính, vai trò của quản trị viên cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống khóa. Hoạt động của người dùng, đặc biệt liên quan đến thông tin nhạy cảm thì dữ liệu đó và tài khoản của người dùng đó phải được lưu lại và quản lý nghiêm ngặt. Đồng thời bạn cần phải luôn ghi nhớ rằng – Hãy đặt mật khẩu mạnh để bảo vệ dữ liệu.
Các biện pháp an ninh vật lý liên quan đến kiểm soát truy cập vào tòa nhà doanh nghiệp và các văn phòng cá nhân (nhân viên đi lại, còi báo động và hệ thống thẻ từ, nhân viên bảo vệ, v.v) cũng rất quan trọng trong việc quản lý quyền truy cập dữ liệu doanh nghiệp
9. Tăng cường bảo vệ phần mềm độc hại
Doanh nghiệp cũng nên triển khai các giải pháp về phòng chống, bảo vệ dữ liệu trước nguy cơ mã độc. Hiện nay có nhiều giải pháp phòng chống nguy cơ lây nhiễm mã độc ở các cấp độ khác nhau: giải pháp phòng chống mã độc riêng lẻ cho người dùng, giải pháp phòng chống mã độc tập trung hay giải pháp phòng chống mã độc ở gateway v.v. Tuy vào điều kiện tài chính và quy mô mà doanh nghiệp để bạn lựa chọn một giải pháp hợp lý cho doanh nghiệp của mình.
10. Cập nhật những bản vá lỗi thường xuyên
Ngày càng có nhiều các phương thức tấn công mới, do đó, không một hệ thống nào có thể nói là luôn an toàn. Vì vậy, việc cập nhật các bản vá lỗi hệ điều hành và phần mềm là một việc làm không thể thiếu, giúp bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp, phòng tránh tối đa các nguy cơ tấn công vào hệ thống doanh nghiệp. Tất nhiên, để đảm bảo an ninh cho hệ thống ở mức cao nhất, doanh nghiệp cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bảo mật đồng thời kết hợp các chính sách bảo mật khác nhau.
Tất cả những thông tin về các lỗ hổng bảo mật mới nhất được phát hiện luôn được SECURITYBOX cập nhật và thông báo thường xuyên. Do đó, để cập nhật các thông tin mới nhất về an ninh mạng, bạn có thể đăng kí thông tin tại đây
11. Thực hiện mã hóa
Cuối cùng hãy thực hiện mã hóa dữ liệu trước khi gửi. Đây là việc làm cần thiết giúp bảo vệ an toàn dữ liệu của doanh nghiệp. Trong trường hợp dữ liệu bị mất mát (do bị tấn công an ninh mạng hoặc bị nghe nén trên đường truyền), mã hóa dữ liệu sẽ giúp bạn bảo vệ được thông tin quan trọng rơi vào tay kẻ tấn công. Bạn cũng nên sử dụng mã hóa mạnh để bảo vệ dữ liệu của mình (tốt nhất là sử dụng các thuật toán mã hóa bất đối xứng). Các biện pháp mã hóa yếu base64 là không an toàn và có thể bị giải mã dễ dàng bởi tin tặc.
>> Chính vì thế, những thông tin nhạy cảm, quan trọng của DN, bạn hãy mã hóa nhé!
TÓM LẠI
Nếu bạn chưa hiểu mức độ đe dọa hiện tại đối với dữ liệu của doanh nghiệp và tác động tiềm ẩn xuất hiện trong hệ thống mạng, internet, file đính kèm…hãy bảo mật dữ liệu doanh nghiệp của bạn tuần tự theo 11 cách mà SecurityBox hướng dẫn.