23/10/2019, 19:17

IBM tố Google “chém gió” về thành tựu Ưu thế Lượng tử, dùng “mánh lới” để làm đẹp báo cáo khoa học

Tuy nhiên, IBM cũng nhấn mạnh rằng họ không có ý gây hấn. Một báo cáo nghiên cứu và một bài blog chỉ mang ý nghĩa làm sáng tỏ cụm từ “Uy thế Lượng tử” hay được cường điệu hóa. IBM cho ra mắt dịch vụ phân tích dữ liệu qua cloud dành cho lập trình viên IBM ...

Tuy nhiên, IBM cũng nhấn mạnh rằng họ không có ý gây hấn. Một báo cáo nghiên cứu và một bài blog chỉ mang ý nghĩa làm sáng tỏ cụm từ “Uy thế Lượng tử” hay được cường điệu hóa.

  IBM cho ra mắt dịch vụ phân tích dữ liệu qua cloud dành cho lập trình viên
  IBM công bố máy tính lượng tử siêu khủng lên đến 50-Qubit

Cứ tưởng khi ta có hai cái máy tính lượng tử đủ mạnh, ta sẽ có màn “so găng” giữa IBM và Google để xem cỗ máy nào vượt trội hơn, hóa ra ta đã nhầm: cuộc chiến chính thức đầu tiên giữa IBM và Google mang nhiều tính học thuật hơn bạn tưởng, khi IBM buộc tội Google đã làm giả kết quả đo đạc.

Trong một báo cáo kỹ thuật và một bài blog, IBM chỉ trích vào báo cáo khoa học bị rò rỉ hồi tháng Tám, một báo cáo quan trọng, mang tính lịch sử, là kết quả của dự án kết hợp giữa Google và NASA. Báo cáo này cho rằng Google đã đạt được Ưu thế Lượng tử – Quantum Supremacy, khả năng giải được một vấn đề mà máy tính cổ điển bó tay.

Thứ Hai vừa rồi, các tiến sĩ lượng tử của IBM nói rằng tuyên bố đạt Ưu thế Lượng tử của Google là sai. IBM cho rằng Google đã không tận dụng tối đa sức mạnh tính toán của siêu máy tính hiện đại, tạo ra một kết quả có lợi cho máy tính lượng tử của họ trong cuộc đua giữa hai cỗ máy. “Chúng tôi chưa nhìn thấy giới hạn của khả năng cỗ máy”, IBM viết trong bài blog. Google từ chối bình luận.

IBM tố Google chém gió về thành tựu Ưu thế Lượng tử, dùng mánh lới để làm đẹp báo cáo khoa học - Ảnh 1.

Máy tính lượng tử của Google.

Sẽ phải mất ít lâu để cộng đồng nghiên cứu lượng tử khẳng định được lời buộc tội từ phía IBM là đúng hay sai, cũng như chờ Google lên tiếng xác nhận hay bác bỏ tuyên bố từ phía IBM. Trong lúc này, Jonathan Dowling, giáo sư đang công tác tại Đại học Bang Louisiana cho rằng tuyên bố của IBM có những điểm đáng chú ý.

Google đã chọn một vấn đề toán học họ tưởng là rất khó với máy tính cổ điển, nhưng IBM đã chứng minh được rằng vấn đề đó vốn không hề khó như Google khẳng định”, giáo sư Dowling nói.

Dù ai đúng ai sai, thì cái ngôi vương của Ưu thế Lượng tử vẫn thuần tính học thuật. Có được ưu thế ấy không có nghĩa là sức mạnh tính toán của cỗ máy tính lượng tử hiệu quả trong đời thực. Dấu mốc ấy chỉ là một bước trên con đường ứng dụng máy tính lượng tử vào cuộc sống, cái giấc mơ xa xôi nhất vẫn là đưa máy tính lượng tử vào tính toán rủi ro kinh tế, giải quyết những vấn đề phức tạp như tổng hợp nên loại pin mới, thân thiện với môi trường hay tìm ra những phương thuốc mới, kháng sinh mới.

IBM tố Google chém gió về thành tựu Ưu thế Lượng tử, dùng mánh lới để làm đẹp báo cáo khoa học - Ảnh 2.

Máy tính lượng tử của IBM.

Vụ việc chỉ trích lẫn nhau của IBM và Google vẽ nên một mảng lớn của bức tranh toàn cảnh ngành nghiên cứu máy tính lượng tử. Những năm gần đây, chúng ta thấy được nhiều cú nhảy vọt lắm, rồi thấy những công ty đầu ngành như IBM, Google, Intel, Microsoft đều bắt tay vào nghiên cứu máy tính lượng tử. Nhiều năm trời, Google liên tục tuyên bố họ đã tới rất gần Ưu thế Lượng tử, một chiêu PR cực kỳ hiệu quả để lôi kéo tài năng. Ai cũng tuyên bố mình nhích tới gần máy tính lượng tử hơn, nhưng thực tế thì còn lâu chúng mới trở thành công cụ thực tiễn.

Báo cáo khoa học bị rò rỉ của Google mô tả cuộc đối đầu giữa Sycamore – máy tính lượng tử thử nghiệm và Summit – siêu máy tính mạnh nhất thế giới, chúng cùng phải giải một bài toán thống kê tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge. Kết quả: Summit của IBM phải mất 10.000 năm mới giải được bài toán mà Sycamore làm xong trong 200 giây.

IBM tố Google chém gió về thành tựu Ưu thế Lượng tử, dùng mánh lới để làm đẹp báo cáo khoa học - Ảnh 3.

Thiết bị tản nhiệt cho máy tính lượng tử.

IBM khẳng định rằng siêu máy tính của họ có thể giải bài toán đó trong 2,5 ngày, chứ không phải 10.000 năm như báo cáo khoa học bị rò rỉ của Google viết; bên cạnh đó, nếu có thêm thời gian chỉnh sửa hệ thống, Summit có thể còn giải nhanh hơn. Dù thời gian giải toán của Summit vẫn chậm hơn kỷ lục của Sycamore, Summit vẫn giải được bài; từng đó là đủ để khẳng định Sycamore chưa đạt được Ưu thế Lượng tử, theo định nghĩa, máy tính lượng tử chỉ có Ưu thế khi máy tính cổ điển không giải được bài toán khó.

Đây cũng chẳng phải lần đầu Google bị “bóc mẽ”. Năm 2017, Google tuyên bố sắp đạt Ưu thế Lượng tử thì bị IBM dội gáo nước lạnh: họ tìm ra cách để máy tính cổ điển mạnh tương đương máy tính lượng tử 56 qubit (điều vốn bất khả thi vì trước đây, người ta cho rằng giới hạn của bộ nhớ máy tính chỉ cho phép máy tính cổ điện mạnh ngang máy tính lượng tử 49 qubit), thế là Google lại ngậm ngùi nghiên cứu tiếp.

Đầu 2018, Google cho ra mắt chip lượng tử Bristlecone, tuyên bố sẵn sàng chiếm lấy ngôi vương lượng tử. Ít lâu sau, công ty Alibaba của Trung Quốc, công ty kinh doanh trực tuyến cũng có chương trình phát triển máy tính lượng tử của riêng mình, công bố phản phân tích cho rằng Bristlecone không được như Google quảng bá.

IBM tố Google chém gió về thành tựu Ưu thế Lượng tử, dùng mánh lới để làm đẹp báo cáo khoa học - Ảnh 4.

Jay Gambetta, một trong những nhà nghiên cứu máy tính lượng tử hàng đầu của IBM và cũng là đồng tác giả của nghiên cứu mới từ IBM, mong rằng báo cáo khoa học của họ sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới khả năng cộng đồng công nghệ chấp thuận kết quả của Google. Cho dù cách diễn đạt của IBM không mấy thân thiện, Gambetta vẫn nói rằng những tuyên bố đó không nhằm gây hấn Google, mà chỉ muốn sáng tỏ những khúc mắc có thể có quanh Uy thế Lượng tử.

Máy tính lượng tử quan trọng vô cùng, và sẽ thay đổi cách chúng ta tính toán. Hãy tập trung vào con đường dài chứ đừng cường điệu hóa các thành tựu đạt được”, Jay Gambetta nói.

Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đồng tình, rằng Uy thế Lượng tử không phải mục tiêu chính. “Tôi không mấy thích thú với những tuyên bố về Uy thế Lượng tử. Ngày nay có thể là uy thế, có khi đến mai nó lại thành lép vế với máy tính cổ điển rồi. Tôi muốn xem máy tính lượng tử xử lý những vấn đề thực tiễn ra sao”, giáo sư Dowling nói.

TechTalk via GenK

0