Javascript Mixins
Giới thiệu Javascript là ngôn ngữ đơn thừa kế. Một lớp (class) có thể kế thừa chỉ 1 lớp khác. Lấy 1 ví dụ ta có một lớp Renderer nó cài chung cho phần hiển thị và một lớp EventEmitter cài đặt phần xử lý các sự kiện. Và chúng ta muốn kết hợp các chức năng của 2 lớp này vào lớp tên là Page, như ...
Giới thiệu
Javascript là ngôn ngữ đơn thừa kế. Một lớp (class) có thể kế thừa chỉ 1 lớp khác.
Lấy 1 ví dụ ta có một lớp Renderer nó cài chung cho phần hiển thị và một lớp EventEmitter cài đặt phần xử lý các sự kiện. Và chúng ta muốn kết hợp các chức năng của 2 lớp này vào lớp tên là Page, như vậy một đối tượng page có thể sử dụng cả phần hiển thị giao diện và phần xử lí các sự kiện.
Để làm được việc đó trong Javascript ta sử dụng mixins. Nó rất giống với việc sử dụng module trong Ruby.
Theo một định nghĩa ở Wikipedia, mixin là một lớp chứa những phương thức dùng để sử dụng cho các lớp khác mà không cần trở thành lớp cha của các class đó.
Hay nói một cách khác, mixin cung cấp các phương thức được cài đặt chính xác các hành vi nào đó, nhưng chúng ta không sử dụng nó một cách độc lập mà chúng ta sẽ sử dụng nó như là một hành vi của các lớp khác.
Một số ví dụ về mixin
Ví dụ đơn giản nhất để tạo ra một mixin trong Javascript là tạo một object với các phương thức có thể sử dụng được, như vậy chúng ta có thể dễ đàng thêm chung vào prototype của bất kì một lớp nào khác.
Ta sẽ thử cài đặt một mixin là sayHiMixin được sử dụng để thêm một số phương thức dùng để giao tiếp cho User
// mixin let sayHiMixin = { sayHi() { alert(`Hello ${this.name}`); }, sayBye() { alert(`Bye ${this.name}`); } }; // usage: class User { constructor(name) { this.name = name; } } // copy the methods Object.assign(User.prototype, sayHiMixin); // now User can say hi new User("Dude").sayHi(); // Hello Dude!
Trong ví dụ trên ta thấy User không kế thừa sayHiMixin mà chỉ đơn giản là sao chép các phương thức của sayHiMixin và sử dụng chúng. Vì vậy User vẫn có thể kế thừa một lớp nào đó và cũng bao gồm luôn cả các phương thức từ mixin, ví dụ như thế này chẳng hạn
class User extends Person { // ... } Object.assign(User.prototype, sayHiMixin)
Mixins cũng có thể kế thừa một mixin khác
Ta sẽ cài đặt một ví dụ là sayHiMixin sẽ kế thừa từ sayMixin
let sayMixin = { say(phrase) { alert(phrase); } }; let sayHiMixin = { __proto__: sayMixin, sayHi() { // call parent method super.say(`Hello ${this.name}`); }, sayBye() { super.say(`Bye ${this.name}`); } }; class User { constructor(name) { this.name = name; } } // copy the methods Object.assign(User.prototype, sayHiMixin); // now User can say hi new User("Dude").sayHi(); // Hello Dude!
Có một điều chú ý là để gọi phương thức say của lớp cha từ sayHiMixin ta sẽ gọi super.say(). sayHiMixin sẽ tìm kiếm method ở trong prototype của nó chứ không phải lớp (class).
Điều đó bởi vì phương thức được gọi từ sayHiMixin có [[HomeObject]] của nó. Như vậy super trong ngữ cảnh này đơn giản là sayHiMixin.__proto__ chứ không phải User.prototype.
> sayHiMixin.__proto__ => {say: ƒ} > User.prototype => {sayHi: ƒ, sayBye: ƒ, constructor: ƒ}
Như ta thấy là User chỉ thêm các phương thức được cài đặt bởi sayHiMixin chứ không hề có phương thức của sayMixin. Vì vậy chúng ta sẽ không thể gọi phương thức say() từ một đối tượng của lớp User
> new User("Dude").say('Hi'); => VM725:1 Uncaught TypeError: (intermediate value).say is not a function at <anonymous>:1:18
EventMixin
Giờ ta sẽ tạo một mixin có tính ứng dụng cao hơn.
Bạn viết mã Javascript hẳn là đã rất quen thuộc với các sự kiện thường gặp khi thao tác với browser như 'click', 'change' ... . Bạn gặp rất nhiều đối tượng hoạt động theo các sự kiện tương ứng.
Hiểu đơn giản là một đối tượng có thể tạo ra các sự kiện khi có một điều gì đó xảy ra, và một số đối tượng khác có thể lắng nghe được những sự kiện này.
Một sự kiện phải có tên của nó và có thể thêm vào đó một số dữ liệu tương ứng
Lấy một ví dụ như một danh mục sẽ tạo ra sự kiện select khi một mục được chọn. Và một số đối tượng nào đó có thể muốn lấy thông tin và tương tác với sự kiện này.
let eventMixin = { /** * Subscribe to event, usage: * menu.on('select', function(item) { ... } */ on(eventName, handler) { if (!this._eventHandlers) this._eventHandlers = {}; if (!this._eventHandlers[eventName]) { this._eventHandlers[eventName] = []; } this._eventHandlers[eventName].push(handler); }, /** * Cancel the subscription, usage: * menu.off('select', handler) */ off(eventName, handler) { let handlers = this._eventHandlers && this._eventHandlers[eventName]; if (!handlers) return; for (let i = 0; i < handlers.length; i++) { if (handlers[i] === handler) { handlers.splice(i--, 1); } } }, /** * Generate the event and attach the data to it * this.trigger('select', data1, data2); */ trigger(eventName, ...args) { if (!this._eventHandlers || !this._eventHandlers[eventName]) { return; // no handlers for that event name } // call the handlers this._eventHandlers[eventName].forEach(handler => handler.apply(this, args)); } };
Trong ví dụ trên ta có 3 phương thức
- .on(eventName, handler) – dùng để chỉ định một phương thức xử lí (handler) sẽ được chạy khi eventName xảy ra. Và các phương thức xử lí sự kiện (handler) sẽ được lưu vào thuộc tính _eventHandlers
- .off(eventName, handler) – dùng để xóa một phương thức (handler) trong danh sách các handlers
- .trigger(eventName, ...args) – Tạo ra một sự kiện tên là eventName. Tất cả các handlers lắng nghe eventName sẽ được gọi với tham số args.
Sử dụng
// Make a class class Menu { choose(value) { this.trigger("select", value); } } // Add the mixin Object.assign(Menu.prototype, eventMixin); let menu = new Menu(); // call the handler on selection: menu.on("select", value => alert(`Value selected: ${value}`)); // triggers the event => shows Value selected: 123 menu.choose("123"); // value selected
Giờ ta có thể tạo ra các sự kiện với menu thông qua menu.trigger(...) hoặc lắng nghe các sự kiện từ menu thông qua menu.on(...). Và ta có thể sử dụng eventMixin cho rất nhiều lớp khác nhau mà chúng ta muốn.
Kết luận
Mixin – là một thuật ngữ cơ bản trong lập trình hướng đối tượng, một lớp có chứa các phương thức để sử dụng cho các lớp khác.
Bởi vì Javascript không hỗ trợ cho việc đa kế thừa, nên mixins có thể giúp cho bạn thêm các phương thức từ một một số lớp khác vào trong prototype của lớp đó. Mixins dường như rất hữu dụng trong nhiều trường hợp làm cho code của bạn trở nên ngắn gọn và sáng sủa hơn
Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp xử dụng mixin gây ra xung đột (conflict) với các phương thức có sẵn trong lớp (class) sử dụng mixin, vì vậy bạn cần chú ý đến các trường hợp bị trùng tên và thứ tự ưu tiên trong trường hợp bị ghi đè phương thức.
Tham khảo
- mixins article
- wikipedia