Lập trình viên giỏi sao vẫn thất nghiệp!
Bạn đã trải qua nhiều khóa học lập trình và tích lũy được những kỹ năng quan trọng. Không cần phải nói, nhu cầu thị trường lại rất cao nên việc làm là không thiếu. Nếu đúng như vậy thì tại sao bạn vẫn bị thất nghiệp? Dưới đây là một số lý do tại sao: 1. Bạn vẫn chưa cố gắng đủ ...
Bạn đã trải qua nhiều khóa học lập trình và tích lũy được những kỹ năng quan trọng. Không cần phải nói, nhu cầu thị trường lại rất cao nên việc làm là không thiếu. Nếu đúng như vậy thì tại sao bạn vẫn bị thất nghiệp? Dưới đây là một số lý do tại sao:
1. Bạn vẫn chưa cố gắng đủ
Vâng, đi kiếm việc chả bao giờ dễ dàng cả. Nhưng bạn sẽ phải đối diện và chinh phục nó bởi nếu bạn không bỏ công tìm kiếm, bạn sẽ không bao giờ có thể tìm thấy được điều mình mong muốn. Nói cách khác, đó là một nhiệm vụ dành cho bạn khi tìm kiếm các công ty có nhu cầu tuyển dụng và nộp đơn xin vào. Bạn có thể bị từ chối một trăm lần, nhưng bạn phải tiếp tục tìm kiếm.
Bằng cách đó, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Ngay cả thất bại có đến thì bạn vẫn có hy vọng. Và hãy nhớ rằng không bao giờ ngừng cố gắng
2. Bạn không có portfolio tốt
Nếu bạn muốn thuyết phục một khách hàng rằng bạn là một người chuyên nghiệp thì bạn cần phải trình ra những thành quả sản phẩm của bạn. Bạn sẽ làm cách nào để nổi bật kỹ năng của mình trước mặt client? Bằng một portfolio có đầu tư bài bản. Nếu bạn là nhà phát triển web, hãy tạo một số trang web với mục đích chỉ để trưng bày. Nếu bạn là nhà phát triển Android, hãy tải một app nào đó của mình lên Play Store. Bằng cách này, bạn có thể ứng tuyển vào vị trí mình mong muốn với sự tự tin và chuyên nghiệp. Mặt khác, LinkedIn cũng sẽ giúp bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.
3. Bạn không có những bằng cấp cần thiết
Ngày nay, rất nhiều lập trình viên theo đuổi sự nghiệp bằng cách tự học. Đáng lo ngại hơn là việc nhiều người đang lựa chọn bỏ đại học và quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên trực tuyến để tự học cách viết code. Trước hết, việc có bằng về kỹ thuật Máy tính hoặc một số khóa học liên quan khác sẽ thực sự giúp bạn có thêm cơ hội xin việc. Nếu điều này là không thể, hãy lấy chứng chỉ từ các trang web như freeCodeCamp, Udacity, Udemy. Chúng tuy sẽ không giúp ích nhiều nhưng cũng không phải là vô dụng. Và trong một cuộc cạnh tranh tuyển dụng hiện nay, bạn sẽ luôn muốn mình có khả năng được nhận vào cao nhất có thể.
4. Bạn tiếp tục học hỏi và cập nhật bản thân
Những khám phá và phát minh mới xuất hiện hàng ngày trên toàn thế giới. Mỗi giờ trôi qua, bạn có thể đã bị thiếu thông tin cần thiết, hoặc chưa kịp xem qua những thay đổi trong công nghệ, ngôn ngữ, framework mà bạn đang sử dụng. Đừng để điều này xảy ra bởi nó đánh dấu con đường thăng tiến của bạn bắt đầu đi vào ngõ cụt.
5. Bạn không có đóng góp gì
Khách hàng và nhà tuyển dụng sẽ thực sự muốn xem hồ sơ Github của bạn hoặc một số trang web tương tự khác. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng cách tạo các dự án của riêng bạn hoặc đóng góp vào một loạt các dự án nguồn mở. Bạn không cần phải với tới những dự án quá phức tạp mà cứ bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất. Như vậy, nó sẽ vừa giúp bạn cải thiện kỹ năng cũng như được các nhà tuyển dụng để ý tới.
6. Bạn không có kinh nghiệm
Bạn có thể tự hỏi: “Tôi sẽ có kinh nghiệm như thế nào nếu không ai chịu thuê tôi?”
Hãy là một thực tập sinh hoặc tình nguyện viên cho một công ty hoặc tổ chức nhằm được tiếp cận với những project thực thụ. Qua đó, bạn sẽ nhanh chóng có được các kỹ năng quý giá cùng kinh nghiệm để có thể ghi vào CV của mình.
7. Bạn chưa có mở rộng mối quan hệ và kết nối của mình
Một người bạn hoặc người quen có thể kết nối bạn với khách hàng hoặc công ty đang có nhu cầu tuyển dụng. Nếu bạn sống nội tâm và không thể kết bạn với nhiều người, hãy sử dụng các công cụ truyền thông xã hội – Facebook, Twitter và LinkedIn để làm cho bản thân bạn được biết đến với thế giới.
Hãy luôn nhớ rằng vài công việc đầu tiên có thể sẽ không lý tưởng. Nhưng khi bạn đã tích lũy dần dà nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, việc tìm việc làm tốt hơn sẽ cũng trở nên dễ dàng đi rất nhiều.
Techtalk via technotification