Lưu trữ 1 hệ điều hành, 1 bộ phim và 1 Virus máy tính trong DNA
Bạn có biết – 1 gam DNA có thể chứa được 1,000,000,000 terabyte dữ liệu trong 1000+ năm ? Năm ngoái, Microsoft đã mua 10 triệu sợi DNA nhân tạo từ công ty startup Twist Bioscience tại San Francisco và hợp tác với các nhà nghiên cứu từ đại học Washington để tập trung nghiên cứu lưu trữ dữ liệu ...
Bạn có biết – 1 gam DNA có thể chứa được 1,000,000,000 terabyte dữ liệu trong 1000+ năm ?
Năm ngoái, Microsoft đã mua 10 triệu sợi DNA nhân tạo từ công ty startup Twist Bioscience tại San Francisco và hợp tác với các nhà nghiên cứu từ đại học Washington để tập trung nghiên cứu lưu trữ dữ liệu trung bình trong DNA.
Tuy nhiên, trong thí nghiệm mới đây, hai nhà nghiên cứu đến từ đại học Columbia và New York Genome Center (NYGC) đã đưa ra một kĩ thuật mới lưu trữ siêu dữ liệu trong DNA và kết quả thật kì diệu. 214 petabyte dữ liệu đã được lưu trữ vào môi gam DNA, mã hóa tổng cộng 6 file bao gồm:
- Một hệ điều hành máy tính.
- Một bộ phim của Pháp.
- Một mã thẻ quà tặng 50$ của Amazon.
- Một virus máy tính
- Một bức ảnh
- Một bản nghiên cứu về lý thuyết thông tin năm 1948 của Claude Shannon
Một nhà nghiên cứu thực hiện nén toàn bộ dữ liệu vào một tệp dữ liệu chung và cắt thành từ chuỗi số nhị phân (0 và 1). Tiếp theo, nhà nghiên cứu còn lại sẽ đưa ngẫu nhiên các chuỗi nhị phân vào từng “hạt”. Mỗi “hạt” chứa một mã vạch liên tiếp nhằm giúp các nhà nghiên cứu sắp xếp lại đúng tệp tin.
Các nhà nghiên cứu sau đó sẽ ánh xạ kí tự 0 và 1 trong mỗi “hạt” tương ứng với các Nucleotide (nu-clê-ô-tit) trong DNA là A, G, C và T và có tất cả 72,000 sợi DNA được sử dụng để chứa dữ liệu mã hóa. DNA được cho là hệ thống lưu trữ siêu nén và có thể tồn tại hàng trăm ngàn năm nếu được bảo quản tại nơi khô lạnh. Tuy nhiên, chi phí thực hiện vẫn là một vấn đề lớn. 2MB dữ liệu tổng hợp tốn 7,000 USD và thêm 2,000 USD để đọc được chúng.
Chi tiết về công nghệ này được đăng tải tại đây.
THN