Nếu một ngày tôi không còn mặn mà với lập trình nữa?
Tôi rất yêu lập trình. Tôi thích cảm giác tại nên cái gì đó từ số không, hay việc giải bài toán lập trình rồi thấy nó lớn lên thành cái gì đó có ích. Tôi đặc biệt yêu cảm giác học những thứ hoàn toàn mới chỉ trong vài tiếng, và trở nên giỏi hơn mà tôi không cần phải trả đồng nào hết. ...
Tôi rất yêu lập trình. Tôi thích cảm giác tại nên cái gì đó từ số không, hay việc giải bài toán lập trình rồi thấy nó lớn lên thành cái gì đó có ích. Tôi đặc biệt yêu cảm giác học những thứ hoàn toàn mới chỉ trong vài tiếng, và trở nên giỏi hơn mà tôi không cần phải trả đồng nào hết.
Tôi được học một trong những trường đại học tốt nhất đất nước về ngành CNTT. Tôi có được job đầu tiên nhờ những nỗ lực sau kì thực tập mùa hè. Tôi rất yêu công việc của mình và tôi đã làm rất tốt phần của mình. Từ vị trí junior không lâu sau tôi đã lên senior rất nhanh và được công nhận nhờ những cố gắng của mình.
Nhưng cũng đến một thời điểm, nó không còn làm tôi hứng thú nhiều nữa. Bỗng dưng tôi ghét đi làm. Mỗi ngày là một cuộc chiến và tôi không muốn đối mặt với nó một tí nào nữa.
Chuyện gì đã xảy ra?
- Tôi bắt đầu so sánh bản thân với người khác giỏi hơn.
- Tôi bắt đầu sợ sai và sợ trở thành một “loser”.
- Tôi bắt đầu sợ không đủ hiểu biết và bắt đầu không ngừng học tất cả mọi thứ.
- Tôi bắt đầu cảm nhận được gánh nặng công việc, đồng nghiệp, con cái, nợ nần và hoá đơn.
- Tôi còn có một nỗi sợ vô duyên khác: Sợ bị lộ là giả dối.
Tôi không nhận ra rằng mình đang mắc phải Hội chứng “Tâm lý kẻ mạo danh” (Impostor Syndrome)**.
**Impostor Syndrome: Đây là hội chứng tâm lý mà người mắc phải không nhận thức được giá trị bản thân và những thành công mà họ gặt hái được. Họ thường nghĩ những thứ mình đạt được là do may mắn chứ không phải vì có thực tài. Người mắc chứng tâm lý này thường rơi vào tự ti, cho mình kém cỏi, mất dần động lực phấn đấu, thu mình và không đạt được thành tựu nào trong cuộc sống.
Thay vì tận hưởng công việc thì tôi lại lo lắng thái quá về việc thiếu hiểu biết, rằng thôi chưa làm đủ. Rằng tôi không đem lại đủ giá trị cho công ty. Tôi quên đi những thành tựu mình đã làm được và chỉ tập trung vào lỗi lầm mà mình gây ra. Tôi không chỉ tập trung vào sự hoàn hảo ở chính mình mà còn đòi hỏi nó từ những người xung quanh nữa. Đây là một công thức hoàn hảo cho sự stress cao độ và mất đi hạnh phúc.
Tôi nhớ mọi bản demo mà tôi đã làm trong quá khứ. Tôi đã từng rất tự tin và hạnh phúc trước nhiều người. Bỗng một ngày nó biến mất. Thật sự lo lắng đến nỗi khi nói cũng lắp ba lắp bắp. Tôi sẽ suy nghĩ cực lung tung và sợ nói ra cái gì đó ngu xuẩn, và lo rằng người ta nghĩ gì về mình.
Những cơn giận dữ đột ngột cứ nhảy lên và cản trở tôi tập trung vào công việc. Và nó đã ảnh hưởng toàn diện lên sức khoẻ của tôi. Năng lượng luôn luôn dưới mức 0, và quan hệ của tôi với gia đình cũng như đồng nghiệp trở nên rất tệ, mất ngủ, mất sức, mất luôn người thân.
Thống kê cho thấy có đến 70% số người có tâm lý Kẻ mạo danh này. Vấn đề là bạn cảm thấy như bạn là người duy nhất chịu đựng nó. Nếu may mắn thì một trong những đồng nghiệp của bạn sẽ cũng mắc phải nó, nhưng đó rõ ràng không là cách giải quyết. Nó dấu mình rất tốt, và người mắc phải thì cũng rất giỏi dấu nó một cách rất chuyên nghiệp.
Một số cách giải quyết cho bạn nếu mắc phải nó:
- Nhìn nhận mình đang làm gì. Nó nhiều hơn bạn nghĩ
- Nhìn nhận những gì bạn đã đạt được dù nhỏ hay to. Bạn xứng đáng như thế.
- Nếu được khen, hãy nhận nó. Bạn xứng đáng mà.
- So sánh bản thân với chính bản thân mình thôi. Hãy tốt hơn bản thân mình của ngày hôm qua. Đừng so sánh quá đà.
- Hiểu một điều: Không ai thật sự hiểu mình đang làm gì cả. Ai cũng đang trong quá trình học cả.
- Không biết mọi thứ cũng chả sao cả. Công nghệ phần mềm phát triển rất nhanh, quá nhanh là khác. Nên không việc gì phải vội.
- Thường thì mức hiểu biết của bạn cũng như mọi người thôi, trong một số lĩnh vực khác nhau.
- Giúp nhau học, để giúp bạn hiểu được mình đã học được đến đâu.
- Thất bại là không sao cả. Nó là cái gì đó rất quan trọng và bắt buộc phải có trong cuộc sống. Và hãy cởi mở với tất cả các feedback của mọi người xung quanh. Nó sẽ giúp bạn lớn nhanh hơn.
- Hiểu sai cũng chẳng sao đâu, cởi mở lên là ổn cả.
- Theo thời gian bạn sẽ quen dần thôi, nếu đã lâu không dùng đến thì hãy xem lại sơ để nhớ lâu hơn.
- Ở nơi công sở có rất nhiều thị phi, và nói xấu. Cứ lơ nó đi, nó chẳng hề hấn gì đến cuộc sống của bạn cả.
- Không phải cái nào bạn làm ra cũng sẽ hoàn hảo. Phần mềm cũng như cuộc sống vậy, nó cần sự cải thiện lâu dài. Chữ bạn không phải chỉ là dòng code mà bạn viết ra trong vài tiếng rồi lại cần cải thiện ngay đâu.
Giả định là mọi người đều có tâm lý kẻ mạo danh này đi. Hãy động viên họ hằng ngày, nói rằng họ đang làm tốt, họ làm tốt cái gì. Một lời động viên nhỏ sẽ có hiệu ứng rất lâu dài. Nếu có 1 team làm được như vậy với mọi người sẽ tạo nên được một môi trường rất lành mạnh. Chúng ta cũng chỉ là những con người nhỏ bé, sợ hãi có, nghi ngờ có. Ai cũng có những vấn đề và khó khăn riêng phải đối mặt ngoài áp lực công việc. Những ý tưởng này thường bị quên mất trong môi trường chuyên nghiệp, và chúng ta sẽ trở nên cách biệt nhanh chóng. Chỉ khi chúng ta nhận ra nó và mong muốn một môi trường làm việc theo hướng cá nhân hơn và gắn kết hơn.
Tôi không dám chắc rằng hội chứng này sẽ biến mất hoàn toàn. Nó có thể sẽ phai đi dần khi bạn nhận ra và hiểu được nó. Hãy nhớ rằng, có rất nhiều người mắc phải nó và điều đó là rất bình thường. Thật mừng khi tôi đang dần quay lại thời điểm mà tôi có hứng thú với lập trình.
Nó sẽ tấn công bạn bất cứ lúc nào. Có thể ngay từ lúc bạn mới học code, hoặc khi bạn đã già nghề được 10 năm. Có thể là khi bạn bắt đầu có đứa con đầu lòng, cũng có thể khi bạn phỏng vấn xin việc và không được ngay.
Cái quan trọng nhất vẫn là nhận biết nó. Hãy nghiêm túc xử lý nó. Một khi nó đã đến thì hãy đối diện xử lý nó, đừng ủ nó để nó lớn thêm nữa. Hãy nói chuyện với người khác và giúp họ nếu họ đang gặp phải vấn đề này. Có thể đây cũng là cách để bạn thoát khỏi nó. Hãy cùng nhau phấn đấu thêm nữa, để không còn cảm giác mặc cảm và giữ lửa đam mê lập trình.
TopDev via dev.to