Ngưỡng mộ cụ bà 97 tuổi Việt Nam sành sõi dùng Internet
Cụ bà dùng Skype, lướt Facebook , mặc kệ lời qua tiếng lại bởi sự ham học hỏi cái mới lạ. Khi nhìn lướt qua, nhiều người lầm tưởng cho rằng cụ bà Lê Thị cũng như bao người cao tuổi khác. Ở cái tuổi 97, bà gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại do đau lưng. Vì thế mà phần lớn thời gian ...
Cụ bà dùng Skype, lướt Facebook , mặc kệ lời qua tiếng lại bởi sự ham học hỏi cái mới lạ.
Khi nhìn lướt qua, nhiều người lầm tưởng cho rằng cụ bà Lê Thị cũng như bao người cao tuổi khác. Ở cái tuổi 97, bà gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại do đau lưng. Vì thế mà phần lớn thời gian bà chỉ nằm trên giường và ăn trầu.
Tuy nhiên, cụ trở nên phấn khích khi được hỏi về niềm đam mê của mình trong viết văn, vẽ tranh và trên hết là học hỏi.
Bà ngay lập tức ngồi dậy, tinh thần đầy hưng phấn, với đôi mắt sáng và nụ cười đến tận mang tai khi kể về quá khứ của mình thời Pháp-Việt hơn nửa thế kỉ về trước, cho đến việc nói chuyện với con cháu ở tận bên Nga nhờ vào Skype; hay việc bà viết sách ở cái tuổi 87.
“Nếu có 10 thứ tôi không biết, thì tôi sẽ học càng nhiều càng tốt” – bà vui vẻ nói – “tôi từng là một đứa trẻ mù tuổi, nên tôi luôn ham muốn được học”
Nhờ vào niềm ham muốn cháy bỏng đối với kiến thức mà bà Le Thi được dân mạng chiều mến gọi là cụ bà internet của Vietnam.
Bà luôn đọc báo từ Google và Yahoo. Cũng như thường xuyên update thông tin lên trang Facebook cá nhân của mình. Và bà dùng Skype để giữ liên lạc với họ hàng, bạn bè.
Bà còn hay vào các forum và diễn đàn về văn thơ để đọc cũng như comment.
Bắt đầu từ 2007, bà Lê Thị bắt đầu học về máy tính do việc viết sách bằng tay ngày càng khó đối với tuổi tác của bà – “tay tôi cú run rẩy còn mắt thì không còn sáng như trước nữa” – bà nói.
Sau một khoảng thời gian cố gắng thuyết phục cháu mình mua cho laptop và dạy mình cách gõ văn bản. Chỉ 3 năm sau (2010), bà tung ra cuốn tự thuật về mình với tên gọi là “Upstream” (với hơn 600 trang).
Cũng từ phiên bản digital này đã khiến cho fan gọi bà với những cái tên như “Lady Teen” và “Forever Young”.
“Dù tôi đã gần 100 tuổi nhưng cái hồn vẫn đang tuổi 20” – Bà Lê Thị nói với nụ cười móm mém.
Nổi loạn chống lại “Số phận”
Khi bà Lê Thị chào đời vào năm 1920, đó là một thời đại rất khác biệt so với hiện tại. Hồi đó, đàn ông có nhiều quyền lực hơn. Thậm chí, ngay cả anh trai ruột của mình còn không cho bà được phép đứng gần mình.
“anh trai tôi thường bảo rằng do tôi là phụ nữ nên phải tránh ra. Việc ngồi trên ghế chung cũng không được” – bà Lê Thị, sinh thứ tám trong gia đình, cho biết – “Đối với anh tôi, phụ nữ là cái gì đó bẩn lắm. Khi đó tôi hận cái phận nữ nhi vô cùng”
Việc sinh ra là nữ còn khiến bà không được phép đi học, dù cha bà lại là một thầy giáo. Dù vậy, bà vẫn đem lòng yêu con chữ và tranh vẽ.
“Khi thấy cha và các anh đọc sách, tôi không thể chấp nhận được việc mình vẫn mù chữ. Không chấp nhận số phận, tôi tin là điều đàn ông làm được thì tôi cũng làm được”
Và bà Lê Thị tự dạy mình cách đọc chữ và vẽ tranh.
“Cha tôi có rất nhiều sách. Tôi luôn trùm mình trong chăn và đọc chúng vào đêm” – Bà nhớ lại – “ tôi đốt cây để làm than vẽ lên sàn. Tôi viết và vẽ mọi thứ mình có thể nghĩ ra”
Sự nổi loạn trong bà còn thể hiện trong cái nhìn về sự không công bằng trong hệ thống chính trị thời đó. Nên bà lập tức tham gia Việt Minh, và chống lại lính Nhật trong thế chiến thứ 2, sau này là Mĩ trong chiến tranh Việt Nam.
Đó cũng là duyên cơ để bà gặp được chồng mình, một thầy giáo trẻ – dù rằng niềm hạnh phúc chỉ kéo dài được 17 tháng trước khi ông bị chết do bom Mĩ. Để lại bà cùng một đứa con duy nhất.
Dù vậy, bà vẫn nói rằng “ Tôi không hề oán hận với bất cứ ai hay đất nước nào cả, tôi chỉ ghét chiến tranh. Mục đích duy nhất của tôi là biến Việt Nam trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho người dân có thể sinh sống”
Vòng xoáy của cuộc sống hiện đại
Trải qua một đoạn dài của cuộc đời, bà Lê Thị làm đủ nghề để có miếng ăn cho con cháu, tuy nhiên, bà vẫn không bao giờ mất lửa đam mê học hỏi.
Giờ bà sống trong một phòng thoáng mát, rộng rãi để có thể đọc sách, vẽ tranh và xem internet thỏa thích.
Bà tự hào cho biết đứa con duy nhất của mình và cả 3 đứa cháu đều ăn học đến nơi đến chốn, có bằng đại học.
Cho tới nay, bà đã hoàn thành xong hơn 2000 tác phẩm hội họa và 50 cuốn sách cũng như nhật kí tự thuật. Nhưng bà Lê Thị cho biết mình vẫn chưa dừng lại đó, hiện bà đang ấp ủ project lớn của mình với tựa là “vòng đời”
“Tôi viết về cảm nhận của mình đối với nhịp sống hiện đại” – Bà hé lộ – “ Tôi cảm thấy tiếc cho những người phí phạm thời gian của họ” – Bà thêm vào.
Và thời gian không phải là điều vướng bận đối với bà, dù rằng tuổi tác cao thật sự ảnh hưởng đến khả năng viết của mình. Bà từng có thể thức thâu đêm chỉ để viết sách nhưng giờ thì chỉ vài tiếng đã là quá nhiều sức ép lên cơ thể của bà.
Dù vậy, cụ bà vẫn không bỏ cuộc cho dù nó có mất 10 năm hay lâu hơn để hoàn thành.
“Tôi muốn truyền đạt lại tri thức cho con cháu mình” – bà nói
Người phụ nữ với câu nói “Kẻ thù nguy hiểm nhất của đời người là sự ngu muội” cho biết “Còn hàng triệu thứ tôi vẫn chưa biết. Có lẽ 10 năm vẫn không đủ để học hết nhưng tôi vẫn sẵn sàng”
Techtalk via Channelnewasia