Những điều cần tránh khi thiết kế nhà vệ sinh
Những điều cần tránh khi thiết kế nhà vệ sinh
Mặc dù trước khi xây nhà ai cũng lên bản vẽ thiết kế cẩn thận cho từng không gian phòng của mình với cách bày trí thiết bị, vật dụng, xe đẩy dọn phòng khách sạn giá rẻ như thế nào cho phù hợp. Tuy vậy, nhiều người vẫn mắc những lỗi lắp đặt và bố trí thiết bị vệ sinh trong phòng tắm. Điều này dẫn đến việc khó khăn, không thoải mái khi bạn bước vào phòng tắm. Sau đây, bài viết sẽ chia sẻ những điều mà bạn cần biết để tránh.
1. Phòng tắm thiếu ánh sáng, không thông thoáng
Ở những khu dân cư đông đúc, việc tiết kiệm diện tích là điều cực kỳ cần thiết, đó cũng là nguyên nhân lý do khiến nhiều gia đình lắp đặt phòng tắm ở nơi thiếu ánh sáng. Nhưng đó lại là điều kiện tốt cho các loại côn trùng như ruồi, muỗi sinh sôi. Ngoài ra, việc không lắp đặt hệ thống thông gió cũng làm phòng tắm của bạn trở nên u tối, ẩm thấp và chắc chắn rằng bạn sẽ không khỏi cảm thấy ngột ngạt và khó chịu mỗi khi bước vào. Khi dọn vệ sinh đặc biệt các nơi công cộng, bệnh viện, khách sạn, nên sử dụng xe đẩy vệ sinh 3 tầng để đựng các dụng cụ vệ sinh và làm việc một cách chuyên nghiệp hơn.
Do vậy, ngay ban đầu bạn hãy chọn vị trí tốt để đặt nhà tắm, ưu tiên đặt nơi đón được ánh sáng tự nhiên. Chẳng hạn như căn hộ của bạn ở trên cao thì có thể thiết kế phòng tắm gần tường, đặt một chiếc cửa sổ nhỏ bên trên để đón ánh sáng và gió. Ngược lại, nếu không thể làm điều đó thì đừng quên đặt máy thông gió để giúp cho phòng tắm luôn sạch sẽ, khô thoáng và không có mùi khó chịu.
Tham khảo xe đẩy phục vụ nhà hàng khách sạn
Trang bị thêm máy thông gió sẽ giúp phòng tắm khô thoáng, không mùi hôi
2. Sử dụng loại gạch ốp lát khó vệ sinh
Phòng tắm là nơi tiếp xúc với nước và bụi bẩn mỗi ngày nên sẽ dễ đóng cặn bã và gây ra mùi hôi nếu gia chủ vệ sinh không tốt. Do vậy, để không tốn nhiều thời gian cho công việc cọ rửa, làm sạch phòng tắm hàng ngày thì bạn cần chọn loại gạch ốp nền và tường nhà dễ lau chùi. Đồng thời, cũng ưu tiên chọn các thiết bị vệ sinh bằng men sứ hay nhựa cao cấp có tính chống bám dính và trầy xước thì việc lau chùi sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
3. Không tận dụng tối đa diện tích phòng tắm
Thiết bị vệ sinh không thể cùng lúc đáp ứng nhu cầu vệ sinh của nhiều người, nhất là đối với những gia đình đông thành viên thì việc sử dụng vào lúc mỗi sáng cũng phải có sự tính toán trước nếu không muốn trễ nải giờ làm, giờ học. Do vậy, nếu diện tích phòng tắm rộng thì bạn có thể trang bị hẳn 2 chậu rửa mặt để các thành viên đều có thể đánh răng rửa mặt, không phải chờ nhau quá lâu. Nếu diện tích không cho phép thì bạn có thể lắp thêm 1 chậu rửa mặt loại treo tường ở một khu vực nào đấy như gần cửa phòng tắm chẳng hạn.
Mặt khác, nếu có điều kiện để tách riêng phòng tắm và nhà vệ sinh ra thì rất tốt. Mọi nhu cầu sẽ vào đúng “vị trí” của nó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng. Nhiều gia đình không xây hẳn phòng tắm và nhà vệ sinh mà chỉ dùng vách kính để ngăn đôi ra, tạo không gian riêng tư trong sinh hoạt. Đây cũng là mô hình thiết kế tiết kiệm diện tích, không để phòng tắm quá rộng mà ngăn ra để bố trí thêm các thiết bị khác như bồn cầu, lavabo,..
4. Chọn vị trí lắp đặt vòi và chậu rửa chưa hợp lý
Một lưu ý quan trọng khi thi công lắp đặt thiết bị vệ sinh cho phòng tắm đó là cần tính toán đến việc vị trí đặt thiết bị để người dùng có thể thuận tiện nhất, tiết kiệm được thời gian. Việc đặt bồn rửa mặt với khoảng cách như thế nào, cách gương soi bao nhiêu để khi rửa nước không bắn tung tóe lên gương, đồng thời cần thiết kế phía hai bên bồn rửa chiếc khay đỡ để chứa những vật dụng cần thiết như bàn chải, kem đáng răng, nước rửa tay,…
5. Nhồi nhét quá nhiều thiết bị vệ sinh và phụ kiện vào phòng tắm
Phòng tắm tiện nghi và hiện đại không nghĩa là bạn cho tất cả các thiết bị vệ sinh vào, ngay cả những phụ kiện không cần thiết. Thực tế, bạn chỉ cần lắp đặt những thiết bị không thể thiếu trong phòng tắm như: bồn cầu, sen tắm, lavabo, đèn chiếu sáng ban đêm, các vật dụng thiết yếu như: dầu gội, dầu xả, sữa tắm, khăn mặt, khăn tắm, giấy vệ sinh. Đối với những thiết bị, vật dụng khác nếu cần thiết thì hãy cho vào.
Việc nhồi nhét quá nhiều thứ ít dùng đến sẽ làm cho không gian phòng thêm chật hẹp, bức bí và lộn xộn. Ví dụ đối với những thiết bị có cùng tính năng sử dụng như sen tắm và bồn tắm thì bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 thay vì “ôm đồm” cả 2 thứ vào căn phòng tắm đang rất khiêm tốn. Hoặc bạn có thể dùng các thanh treo và tận dụng các kệ trên tường, hốc âm tường để đặt các vật dụng như: quần áo, khăn tắm, khăn mặt, sữa tắm,.. thay vì phải lắp đặt chiếc tủ đựng đồ cồng kềnh chiếm nhiều diện tích.
Bên cạnh đó, những chậu kiểng, bình hoa trang trí có vẻ chỉ phù hợp với những phòng tắm có diện tích thoải mái. Do vậy, bạn cũng nên cân nhắc trước khi cho chúng vào phòng tắm nhà mình.
Phòng tắm tiện nghi không phải là phòng tắm có quá nhiều thiết bị vệ sinh và vật dụng
6. Sắp xếp vật dụng chưa hợp lý
Các vật dụng trong nhà tắm cũng cần được bố trí một cách hợp lý nhất để tiện lợi khi sử dụng. Muốn vậy, bạn phải phân loại nhóm vật dụng nào cần đặt gần thiết bị vệ sinh nào và phải đặt vị trí ở đâu. Chẳng hạn như: sữa tắm, dầu gội, dầu xả thì nên đặt ở gần vòi sen tắm. Móc treo quần áo hay khăn tắm phải lắp ở trên cao để không bị ướt do nước bắn vào. Hoặc đối với kem đánh răng, bàn chải, xà phòng rửa tay thì đặt cạnh lavabo là hợp lý nhất.
Việc sắp xếp gọn gàng đâu vào đấy các thiết bị vệ sinh và vật dụng bổ trợ cần thiết không chỉ giúp bạn sử dụng tiện lợi, không mất thời gian để tìm đồ mà còn giúp tăng tính thẩm mỹ.
Với những chia sẻ trên, bạn nên lưu ý để tránh mắc phải những lỗi lắp đặt và bố trí thiết bị vệ sinh phòng tắm nhé! Có như vậy, mỗi khi bước vào nhà tắm, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tiện nghi hơn.
Nếu bạn cần hỗ trợ để mua các thiết bị làm vệ sinh đặc biệt là xe đẩy làm vệ sinh 3 tầng xin quí khách vui lòng liên hệ chúng tôi theo Địa chỉ: 33 Phan Bá Phiến, Phường12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh ( Khu K300 Cộng Hòa )Tổng đài: 1900.633.945 - 0938 856 733