17/09/2018, 20:13

Những kẻ lừa đảo quay trở lại Skype để kiếm tiền

Sự phát triển của công nghệ thông tin kéo theo sự gia tăng các thủ thuật mà tội phạm mạng sử dụng. Hiện tại, chúng đang nhắm vào mục tiêu các tài khoản Skype để gửi tin nhắn đến danh bạ của các nạn nhân rồi yêu cầu “mượn” tiền. Trò lừa đảo khá đơn giản và nó thường được thực ...

Sự phát triển của công nghệ thông tin kéo theo sự gia tăng các thủ thuật mà tội phạm mạng sử dụng. Hiện tại, chúng đang nhắm vào mục tiêu các tài khoản Skype để gửi tin nhắn đến danh bạ của các nạn nhân rồi yêu cầu “mượn” tiền.

Những kẻ lừa đảo quay trở lại Skype để kiếm tiền

Trò lừa đảo khá đơn giản và nó thường được thực hiện thông qua dịch vụ tin nhắn SMS trên điện thoại di động: một tin nhắn tuyên bố được gửi từ người thân thiết với nạn nhân, cho biết đang rất cần một khoản tiền và hứa hẹn một lời giải thích sau khi giải quyết xong vấn đề.

Với Skype, có hai kiểu nạn nhân: một là những người thực hiện việc chuyển tiền hoặc người có tài khoản bị tấn công; nhưng ngoài ra, các mô hình tương tự cũng được áp dụng.

Tin nhắn lừa đảo đến từ một người bạn

Nạn nhân bị lừa chuyển tiền nhận được tin nhắn từ một người nào đó trong danh bạ, điều này khiến trò lừa đảo trở nên đáng tin cậy hơn.

Những kẻ tội phạm mạng đánh cắp mật khẩu danh bạ của nạn nhân, có thể đã sử dụng phần mềm độc hại để đánh cắp mật khẩu.

Tin nhắn từ một người bạn thông báo rằng anh ta đang có một chuyến du lịch và không thể tìm được một máy ATM để rút tiền. Tin nhắn có nội dung: “Hiện tôi đang đi du lịch và tôi không thể tìm được một thiết bị đầu cuối thanh toán và nạp khoản thu chi của tôi. Ông có thể vui lòng chuyển giúp 100$ – hay thậm chí nhiều hơn là 200 $– tới số +7925XXXXXXX được không?”

Không cần nói cũng biết, tiền không bao giờ được hoàn trả và lời hứa giải thích về vấn đề người bạn gặp phải cũng chẳng thấy đâu.

Các nạn nhân sẽ không bao giờ thấy vài trăm$ một lần nữa. Khoản tiền được đề cập đến tùy thuộc vào tội phạm, không phải phụ thuộc vào chủ tài khoản Skype. Không thể nói có bao nhiêu người là nạn nhân của loại gian lận phi kỹ thuật này, nhưng nhìn chung chúng ta biết rằng đây là một thủ thuật hiệu quả của những kẻ lừa đảo.

Ngay cả khi số tiền yêu cầu là nhỏ, thiết lập một dịch vụ tự động gửi những thông điệp đó hàng loạt có thể tạo ra được một hệ thống kinh doanh sinh lợi. Rõ ràng mục tiêu chính là tấn công vào những tài khoản với số dư thực tế có sẵn.

Trí tưởng tượng của tội phạm mạng dường như không có ranh giới, do vậy họ liên tục tìm kiếm những cách thức mới để nâng cao những kỹ năng lừa đảo và kiếm lợi nhuận tài chính, ngay cả khi đó chỉ là một lợi nhuận nhỏ.

Softpedia

0