25/10/2019, 15:32

Những nhân tố để lãnh đạo bản thân

1. Luôn luôn bình tĩnh Để lãnh đạo hay quản lỹ một dự án, bạn cần luôn luôn bình tĩnh để xử lý mọi việc. Khả năng bình tĩnh trước một sự việc của một người thường đến từ tâm lý và trải nghiệm của chúng ta trong cuộc sống. Vì vậy chúng ta cần phải luôn trau dồi, nâng cao bản thân. 2. Chấp nhận ...

1. Luôn luôn bình tĩnh

Để lãnh đạo hay quản lỹ một dự án, bạn cần luôn luôn bình tĩnh để xử lý mọi việc.

Khả năng bình tĩnh trước một sự việc của một người thường đến từ tâm lý và trải nghiệm của chúng ta trong cuộc sống. Vì vậy chúng ta cần phải luôn trau dồi, nâng cao bản thân.

2. Chấp nhận nhiều góc nhìn khác nhau

Mỗi cá nhân đều có những góc nhìn khác nhau về cùng một vấn đề.

Không có một góc nhìn nào là đúng hoàn toàn cả, chúng ta cần nghe tất cả các góc nhìn để có thể có một cái nhìn khái quát và đưa ra những phán đoán, quyết định phù hợp nhất cho tập thể, dự án.

3. Khả năng kết nối, truyền cảm hứng cho mọi người

Đây là một yếu tố không thể thiếu.

Một người lãnh đạo khi quản lý một tập thể cần phải có khả năng kêt nối mọi người cũng như truyền cảm hứng, truyền lửa cho tập thể. Chính vì vậy chúng ta luôn phải tư duy tích cực trong mọi tình huống. Tích cực ở đây không phải là luôn tươi cười vui vẻ mà là luôn có cái nhìn hướng về phía trước

4. Tăng cường trải nghiệm bản thân để có thể đưa ra những ví dụ cụ thể

Chúng ta cần tăng trải nghiệm của mình để có thể dưa ra những kinh nghiệm thực tế trong mọi tình huống. Kiến thức sách vở là quan trọng nhưng kinh nghiệm thực tế từ trong một vấn đề là điều cần thiết hơn cả,

5. Biết lắng nghe cũng như tạo được sự gần gũi với mọi người

Một người quản lý hay lãnh đạo không phải là một người khiến nhân viên "sợ" mà phải là một người có thể khích lệ, động viên mọi người hướng tới mục tiêu nào đó, hay tìm ra giải pháp chung để giải quyết vấn đề.

6. Biết lãnh đạo bản thân mình

Trước khi lãnh đạo một tập thể, cần phải lãnh đạo được bản thân, đây là điều rất quan trọng. Lãnh đạo bản thân hay làm chủ bản thân là điều tiên quyết trong cuộc đời chúng ta.

Muốn vậy chúng ta cần hiểu:

  • Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân (chấp nhận nó và khắc phục)
  • Kiên định theo đuổi điều mình mong muốn

7. Tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp

Khi xảy ra một vấn đề, không nên tập trung vào việc tìm ra lỗi của vấn đề là của ai, mà chúng ta cần focus vào việc giải quyết vấn đề.

Tâm lý của mỗi cá nhân sẽ phần nào bị ảnh hưởng khi mắc lỗi sai, tuy nhiên cách nhìn của người quản lý cần phải nhìn nhận và tạo ra không khí thoải mái trong cuộc họp. Có như vậy chúng ta mới có thể giữ vững được tinh thần của mỗi cá nhân

Tất cả những điều trên đều là lý thuyết, để có thể hiểu và cảm nhận chúng, chúng ta cần phải áp dụng mỗi ngày để có thể đạt được phần nào những gì ta muốn

0