React for Dummies - Part 1
Rất nhiều bạn khi tìm đến với ReactJS đã gặp khá nhiều vấn đề và không biết mình nên tiếp cận với ReactJS như thế nào. Đứng trên vai trò một người mới tiếp cận với ReactJS, mình viết tài liệu này với mong muốn tổng hợp lại các vấn đề mình cũng đã gặp phải khi bắt đầu tiếp xúc với ReactJS. Hi ...
Rất nhiều bạn khi tìm đến với ReactJS đã gặp khá nhiều vấn đề và không biết mình nên tiếp cận với ReactJS như thế nào.
Đứng trên vai trò một người mới tiếp cận với ReactJS, mình viết tài liệu này với mong muốn tổng hợp lại các vấn đề mình cũng đã gặp phải khi bắt đầu tiếp xúc với ReactJS.
Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn nắm được một phần tổng quan và cơ bản khi tìm hiểu về ReactJS.
1. Một vài khái niệm và kiến thức cơ bản
Trước khi tìm hiểu ReactJS là gì, có một số khái niệm và kiến thức cơ bản mà bạn nên tìm hiểu trước.
- Kiến thức cơ bản về HTML và CSS
- Kiến thức lập trình cơ bản về JavaScript
- Hiểu về thế nào là DOM
- Biết về các cấu trúc và cú pháp của ES6
- Biết và cài đặt sẵn NodeJS và npm
Nếu như bạn đã sẵn sàng thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ReactJS
2. React
Đầu tiên ReactJS là một thư viện JavaScript mã nguồn mở được tạo ra bởi Facebook, nó không phải là một framework và thường được sử dụng để xây dựng các giao diện front end. Trong kiến trúc ứng dụng MVC, React chính là lớp view.
Điểm mạnh của React chính là việc bạn có thể tạo ra các component trên giao diện, trong đó bạn có thể thay đổi, tái sử dụng các phần tử HTML để nhanh chóng tạo nên giao diện một cách hiệu quả. Bên cạnh đó React cũng trợ giúp tronh việc lưu trữ và xử lý các luồng dữ liệu thông qua state và props.
Đến đây bạn có thể bắt đầu tự hỏi component, state và props là gì? Nói một cách vắn tắt thì mình sẽ đưa ra các khái niệm đó ngay sau đây.
1. Component
Nếu có thể đưa ra một hình ảnh ẩn dụ cho component thì đó chính là các khối gạch dựng nên ứng dụng của bạn. Chính vì thế nó nên được dựng lên thành các module riêng biệt nhất có thể. Đó cũng là lí do chính mà React cực kì hay sử dụng "this" thay cho các phương thức jQuerry để lựa chọn các phần tử bằng class hoặc ID.
Ban đầu các bạn có thể tạo nên một trang HTML tĩnh index.html như sau
<!DOCTYPE html> <html> <head> <meta charset="utf-8" /> <title>Hello React!</title> <script src="https://unpkg.com/[email protected]/umd/react.development.js"></script> <script src="https://unpkg.com/[email protected]/umd/react-dom.development.js"></script> <script src="https://unpkg.com/[email protected]/babel.js"></script> </head> <body> <div id="root"></div> <script type="text/babel"> // React code will go here </script> </body> </html>
Trong đó chúng ta có một div là root làm điểm bắt đầu và có một tag là script cho phần code React. Tiếp theo chúng ta sẽ dùng class của ES6 để tạo ra một component tên là ExampleContainer
class ExampleContainer extends React.Component { // ... }
Bây giờ chúng ta có thể thêm phương thức render() vào trong component, đây là phương thức duy nhất buộc phải có trong một class component, được sử dụng để tạo ra các node DOM
class ExampleContainer extends React.Component { render() { return ( //... ); } }
Trong phần return của phương thức render(), chúng ta có thể đưa vào các phần tử HTML cơ bản được gọi là JSX như ví dụ sau
class ExampleContainer extends React.Component { render() { return ( return <h1>Hello world!</h1> ); } }
Và cuối cung chúng ta sẽ dùng phương thức render() của ReactDOM dể tạo ra class ExampleContainer trong div root của trang HTML.
<!DOCTYPE html> <html> <head> <meta charset="utf-8" /> <title>Hello React!</title> <script src="https://unpkg.com/[email protected]/umd/react.development.js"></script> <script src="https://unpkg.com/[email protected]/umd/react-dom.development.js"></script> <script src="https://unpkg.com/[email protected]/babel.js"></script> </head> <body> <div id="root"></div> <script type="text/babel"> class ExampleContainer extends React.Component { render() { return <h1>Hello world!</h1>; } } ReactDOM.render(<ExampleContainer />, document.getElementById("root")); </script> </body> </html>
Đến đây bạn có thể thử xem file idex.html trên browser và bạn sẽ thấy React đơn giản chỉ là các thư viện JavaScript được đưa vào trong HTML để giúp chúng ta dựng nên các ứng dụng.
2. Props
Khi nói về props thì đây chính là các thành phần chất liệu để tạo nên các khối gạch cho ứng dụng của bạn. Đó có thể dữ liệu đc lưu trữ trong một mảng , các thuộc tính hay là bất kì loại dữ liệu nào được gán cho một phần tử. Mình sẽ nói rõ hơn về cách hoạt động của props ngay sau đây.
Khi bạn tạo nên một component, bạn sẽ phải định nghĩa dữ liệu sẽ được React sử dụng để làm props cho nó, cho dù bạn định nghĩa nó ở bắt cứ đâu trong file cũng không quan trọng. Và đây là một ví dụ về props
var dataArray = [ { name: "John", age: "20" }, { name: "Mary", age: "18" } ]; ReactDOM.render( <ExampleContainer data={dataArray} />, document.getElementById("root") );
Quay lại với ví dụ về ExampleContainer, ở đây mình có data là dạng của prop mình đã gán cho nó. Bạn có thể tùy chọn tên khác để gán cho props nhưng ở đây thì mình lựa chọn tên là data. Như vậy tất cả các phần tử trong mảng dataArray sẽ được đưa vào trong component như là một prop dưới dạng data
Trong component ExampleContainer, bây giờ mình có thể sử dụng function map (bản chất là một vòng lặp for) để tạo ra một danh sách các phần tử và thay cho lời chapf "Hello World", chúng ta sẽ tạo ra một bảng hiển thị danh sách tên và tuổi trong mảng dataArray.
class ExampleContainer extends React.Component { render() { return ( <div className="ExampleContainer"> <table> <thead> <tr> <th>Name</th> <th>Age</th> </tr> </thead> <tbody> {dataArray.map(function(data, i) { return <ChildContainer data={data} />; })} </tbody> </table> </div> ); } }
Ở đây bạn có thể thấy là mình sử dụng ChildContainer như là một component con nằm trong ExampleContainer. Điều này giúp chúng ta phân chia các component thành các module riêng biệt. Nếu như chúng ta cần có các state để thay đổi một phần tử nào đó thì nó nên được tạo thành một component riêng biệt để "this" sẽ luôn trỏ về một phần tử riêng biệt chứ không phải là container cha của nó.
Trong ChildContainer mình sẽ xử lí các dữ liệu trong mảng như sau
class ChildContainer extends React.Component { render() { return ( <tr> <td>{this.props.data.name}</td> <td>{this.props.data.age}</td> </tr> ); } }
Như vậy là chúng ta đã tạo ra được một bảng thông tin với các dữ liệu từ mảng dataArray ban đầu.
3. State
State chính là các dấu mốc đánh dấu mỗi khi có sự thay đổi. Các thay đổi đó có thể là trạng thái ẩn/hiện của các thành phần trên giao diện hoặc cập nhật lại dữ liệu. Mỗi khi sử dụng state, chúng ta đều sẽ phải khai báo trạng thái ban đầu của state đó.
Ở phần trên mình đã đưa ra một ví dụ về lưu trữ thông tin trong một mảng và thể hiện thông tin thông qua việc truyền qua props, nhưng giả sử nếu như chúng ta cần xóa hoặc thêm một phần tử thì lúc này chúng ta sẽ phải sử dụng đến state để cập nhật lại dữ liệu cho component
Thông qua ví dụ ở phần trước, chúng ta sẽ tiếp tục tạo ra một button "Delete" để xóa một dòng trên bảng dữ liệu.
Ban đầu chúng ta phải tạo một object state chứa toàn bộ thông tin của mảng dataArray ngay bên trong class ExampleContainer.
class ExampleContainer extends React.Component { state = { dataArray: [ { name: "John", age: "20" }, { name: "Mary", age: "18" } ] }; render() { //... } }
Như vậy dữ liệu trong mảng dataArray sẽ không phải truyền vào trong class ExampleContainer như một props nữa. Sau đó chúng ta sẽ phải thêm hàm "removeRow" để cập nhật lại dữ liệu cho mảng dataArray
removeRow = index => { const { dataArray } = this.state; this.setState({ dataArray: dataArray.filter((data, i) => { return i !== index; }) }); };
Ở đây chúng ta cần phải sử dụng hàm "this.setState" để cập nhật lại giá trị trong mảng thông qua hàm "filter". Hàm "filter" sẽ tạo ra một mảng mới với các phần tử có index khác với phần tử đang được trỏ tới và sẽ gán mảng tạo được vào state ban đầu.
Bước tiếp theo chúng ta sẽ cần phải tạo thêm button xóa cho từng hàng dữ liệu trên bảng
class ChildContainer extends React.Component { render() { return ( <tr> <td>{this.props.data.name}</td> <td>{this.props.data.age}</td> <td> <button onClick={() => this.props.onRemoveClicked(this.props.index)} > Delete </button> </td> </tr> ); } }
Và gán hàm "removeRow" cho các button đó thông qua props của ChildContainer. Chúng ta cũng phải truyền "index" cho ChildContainer bằng props để đưa vào làm tham số cho hàm "removeRow".
class ExampleContainer extends React.Component { state = { dataArray: [ { name: "John", age: "20" }, { name: "Mary", age: "18" } ] }; removeRow = index => { const { dataArray } = this.state; this.setState({ dataArray: dataArray.filter((data, i) => { return i !== index; }) }); }; render() { const { dataArray } = this.state; const onRemoveClicked = this.removeRow; return ( <div className="ExampleContainer"> <table> <thead> <tr> <th>Name</th> <th>Age</th> <th /> </tr> </thead> <tbody> {dataArray.map(function(data, i) { return ( <ChildContainer index={i} data={data} onRemoveClicked={onRemoveClicked} /> ); })} </tbody> </table> </div> ); } }
Như vậy chúng ta đã hoàn thành việc cập nhật dữ liệu thông qua state.
Đây là toàn bộ trang index.html chúng ta đã tạo được
<!DOCTYPE html> <html> <head> <meta charset="utf-8" /> <title>Hello React!</title> <script src="https://unpkg.com/[email protected]/umd/react.development.js"></script> <script src="https://unpkg.com/[email protected]/umd/react-dom.development.js"></script> <script src="https://unpkg.com/[email protected]/babel.js"></script> </head> <body> <div id="root"></div> <script type="text/babel"> class ChildContainer extends React.Component { render() { return ( <tr> <td>{this.props.data.name}</td> <td>{this.props.data.age}</td> <td> <button onClick={() => this.props.onRemoveClicked(this.props.index)} > Delete </button> </td> </tr> ); } } class ExampleContainer extends React.Component { state = { dataArray: [ { name: "John", age: "20" }, { name: "Mary", age: "18" } ] }; removeRow = index => { const { dataArray } = this.state; this.setState({ dataArray: dataArray.filter((data, i) => { return i !== index; }) }); }; render() { const { dataArray } = this.state; const onRemoveClicked = this.removeRow; return ( <div className="ExampleContainer"> <table> <thead> <tr> <th>Name</th> <th>Age</th> <th /> </tr> </thead> <tbody> {dataArray.map(function(data, i) { return ( <ChildContainer index={i} data={data} onRemoveClicked={onRemoveClicked} /> ); })} </tbody> </table> </div> ); } } ReactDOM.render(<ExampleContainer />, document.getElementById("root")); </script> </body> </html>
3. Kết luận
Thông qua các ví dụ ở trên, bạn đã có thể hiểu được các khái niệm cơ bản trong ReactJS là component, props và state cũng như cách thức hoạt động của chúng.
Hi vọng bài viết mở đầu cho series về ReactJS for dummies sẽ giúp ích cho bạn trong những bước khởi đầu tìm hiểu về ReactJS.
Mình xin hoan nghênh và xin cám ơn tất cả các ý kiến đóng góp cho bài viết thêm chính xác và sinh động hơn.