[School_PPNCKH] Cách soạn slide cho báo cáo
[School_PPNCKH] Cách soạn slide cho báo cáo Tháng Bảy 27, 2014 nguyenvanquan7826 School PP nghiên cứu khoa học 2 responses Bình thường chúng ta làm các slide thảo luận, giảng dạy thường không để ý một số quy tắc nêu dưới đây, ...
[School_PPNCKH] Cách soạn slide cho báo cáo
Bình thường chúng ta làm các slide thảo luận, giảng dạy thường không để ý một số quy tắc nêu dưới đây, nhưng nếu bạn có thể vận dụng vào thì chắc chắn bài thuyết trình của bạn sẽ ấn tượng hơn, thu hút khán giả hơn và dĩ nhiên là kết quả tốt hơn.
1. Mỗi slide trình bày một nội dung, ý tưởng
Bạn không nên nhồi nhét nhiều nội dung vào cùng 1 slide dù các nội dung ấy ngắn gọn đi chăng nữa. Hãy để các bullet, dữ liệu hoặc biểu đồ yểm trợ cho nội dung chính và đặc biệt là cố gắng thể hiện ý tưởng, nội dung ngay tại tiêu đề của slide.
2. Trình bày slide theo công thức n x n
Hãy cẩn trọng, một slide có quá nhiều chữ sẽ làm cho khán giả khó theo dõi và nguy hiểm hơn là nội dung chính bị loãng. Mỗi slide nếu có chữ hãy trình bày theo công thức n x n tức là nếu mỗi slide có 5 dòng thì mỗi dòng nên có 5 chữ mà thôi và trong slide có không quá 6 dòng (n <= 6).
3. Viết Slide theo công thức telegraphic
Thế nào là telegraphic? Nói một cách đơn giản là các câu trong slide của bạn không cần tuân theo cú pháp, văn phạm Anh ngữ, không cần tạo thành câu văn hoàn chỉnh, hãy viết ngắn gọn mà người khác vẫn hiểu. Chẳng hạn bạn đang nói đến các ưu điểm của một phần mềm, hãy liệt kê nó ra từng dòng chứ đừng viết dài dòng thành câu văn này nọ.
4. Dùng bullet
Việc dùng bullet là rất cần thiết trong bài thuyết trình, báo cáo nhưng bạn đừng lạm dụng nó, đừng dùng nó quá nhiều trong một slide và cũng đừng lặp lại các từ trong các bullet.
5. Dùng biểu đồ và hình ảnh
Như trên đã nói, trong slide không nên có quá nhiều chữ, và dùng biểu đồ hay hình ảnh là một giải pháp. Chúng ta thường nhớ tới và ấn tượng với chúng hơn là nhớ tới bảng số liệu chi chít. Các biểu đồ thường có giá trị rất lâu và do đó bạn nên đầu tư vào trình bày biểu đồ của mình một cách khoa học, có ý nghĩa.
6. Font và cỡ chữ
Có 2 nhóm font chữ chính là chữ có chân (chẳng hạn Time new roman) và chữ không có chân (chẳng hạn Arial) cho dễ đọc. Bạn nên dùng cỡ chữ to, từ 18 trở lên. Các tiêu đề khoảng 40-50.
7. Màu
Màu chữ và màu nền trong slide là một yếu tô rất quan trọng, nó quyết định khán giả có chú ý vào bài thuyết trình, báo cáo của bạn hay không. Nếu các màu không hợp sẽ rất ít người có thể nhìn được và tất nhiên là khi không nhìn thì cũng chẳng nghe gì bài của bạn.
Nếu không gian không lớn lắm như phòng học, học nhóm, bạn nên để màu nền sáng và chữ tối (nền trắng – chữ đen chẳng hạn), ngược lại nến không gian rộng hãy cho nền tối và chữ màu sáng (nền xanh đậm – chữ vàng nhạt là một lựa chọn).
Đặc biệt chú ý không nên kết hợp nền đỏ chữ xanh hoặc nền xanh chữ đỏ vì nhiều người hội chứng mù màu không thể theo dõi được.