Thói quen khiến hiệu suất công việc của bạn trì trệ
Lý do tôi viết bài viết này cũng bởi vì: Tôi là một người “unproductive – hiệu suất kém”. Chính là tôi đó các bạn ạ. Tôi ngủ quá nhiều. Tôi nói quá nhiều. Tôi đọc quá nhiều. Tôi nghe nhạc cả ngày luôn. Tôi xem phim. Tôi mua cả đống các thứ đồ đạc để biến tôi thành zombie:v Tất cả các ...
Lý do tôi viết bài viết này cũng bởi vì: Tôi là một người “unproductive – hiệu suất kém”. Chính là tôi đó các bạn ạ. Tôi ngủ quá nhiều. Tôi nói quá nhiều. Tôi đọc quá nhiều. Tôi nghe nhạc cả ngày luôn. Tôi xem phim. Tôi mua cả đống các thứ đồ đạc để biến tôi thành zombie:v Tất cả các vấn đề trên, nếu không phải là do “productivity system – hệ thống hiệu suất của tôi, thì tôi còn lý do nào vào đây nữa (khoc). Tôi thậm chí còn chả muốn viết ra bài viết này. Nhưng nếu bạn lướt mạng xã hội, tất cả những gì bạn thấy là những con người siêu siêu năng suất, khỏe mạnh và quyền lực. Có thật họ luôn tràn đầy năng lượng như vậy không? Tôi không biết. Tuy nhiên, điều duy nhất tôi chắc chắn, đó là: Bạn không thể trong trạng thái “Hiệu suất cao” suốt 24/7 được. Phần lớn thời gian trong ngày của bạn và tôi là: dành cho những thói quen khiến cho bản thân chúng ta bị xao nhãng, mất tập trung. Từ đó dẫn tới việc mất năng suất trong công việc, cuộc sống.
Những điều tôi viết dưới đây là 10 thói quen tôi đã học được hoặc rút từ kinh nghiệm bản thân về “Unproductive – Hiệu suất kém”. Bạn có một vài thói quen trong số các thói quen sau? Đừng lo lắng quá. Chúng ta đều có những lúc mất tập trung, năng suất kém tại một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, nếu bạn có từ 5 hoặc hơn những thói quen dưới đây, đã đến lúc bạn cần thay đổi bản thân mình. Một điều mà tôi chắc chắn nữa, đó là: KHÔNG MỘT AI MUỐN TRỞ THÀNH MỘT CON NGƯỜI CÓ HIỆU SUẤT KÉM.
Làm việc quá nhiều
Tôi có thể làm việc suốt 12, 13 tiếng/ ngày trong vài ngày. Tôi chỉ nghỉ ngơi chút xíu để vận động và ăn uống. Và tôi có thể tiếp tục tình trạng như vậy trong 3,4 ngày. Nhưng chỉ vài hôm sau, tôi luôn gặp rắc rối. Việc này luôn xảy ra trong những thời khắc quan trọng. Tôi vật vã làm việc. Tôi phải cố gắng để mọi thứ không bị rối tung cả lên(ohno)
Điều đó thực sự không tốt. Vì vậy, tôi đã học, tìm hiểu nhiều hơn để tính lượng công việc của mình. Hemingway luôn cố gắng dừng công việc vào lúc ông làm việc với tập trung cao nhất . Ông thường nói: “Lúc tốt nhất để ngừng viết là khi bạn đang viết hay nhất và bạn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo” (tức sau top sẽ là down :v) Đó cũng chính là mục tiêu mới của tôi. Nhưng nó thật sự khó, bởi vì tôi luôn muốn mọi thứ nhanh, ngay và luôn. Bạn cần hiểu rõ bản thân bạn, công việc của bạn và phải set deadline rõ ràng. Nếu không có deadline? Cũng không sao cả. Đôi khi bạn cũng cần một ly nước mát cho những khoảng thời gian stress chứ (hihi) Và điều quan trọng nhất đó là: Phải thật bình tĩnh.
Lo lắng quá nhiều
Ui, điều gì sẽ xảy ra nếu tôi vấp ngã? Sẽ ra sao nếu tôi mất việc? Nếu gấu chia tay tôi thì sao? Nhỡ sau này tôi mắc bệnh máu trắng :-ss? Biết đâu máy bay chở tôi bị rơi? Nếu tôi bị mù thì cuộc sống của tôi sẽ lạc trôi về đâu?... Nếu tôi ... vân vân và mây mây... Bạn chìm sâu vào những nỗi lo không có thực như loài lạc đà châu Phi vùi đầu vào cát. Vì thế, bạn không thể nhận ra: bạn suy nghĩ như vậy là do: Bạn đang quá quan tâm tới bản thân mình. Lúc nào cũng là: Tôi, tôi, tôi nè...v.v Bạn biết vì sao tôi lại biết tất cả những điều trên không? Là bởi vì: Đó là tất cả những ví dụ lấy từ cuộc đời tôi. Tôi đã từng là vị vua trong trò chơi “Nếu điều đó xảy ra”. Nhưng đây mới là điều bạn cần nhớ: “NGAY GIÂY PHÚT NÀY, BẠN SẼ KHÔNG CHẾT NGAY ĐƯỢC ĐÂU” Đừng có làm quá mọi chuyện lên. Ngừng lo lắng đi. Và hãy làm điều gì đó có ích.(Tôi biết, điều này thật không đơn giản. Bạn có thể tham khảo bài viết: You can learn how to stop worrying.)
Ngang bướng, cố chấp
Chúng ta tương tác với người khác trong hầu hết các khoảng thời gian. Bạn đã bao giờ tự hỏi: “Tại sao tôi phải nghe những gì gã này nói?” Hoặc “Cô ta thì biết cái quái gì chứ (dull)” . Tôi không biết nữa. Có thể họ biết nhiều hơn bạn nghĩ , có thể không. Chúng ta sẽ không biết được cho đến khi chúng ta lắng nghe người khác. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng: Bạn là người giỏi nhất trên trái đất này, bạn sẽ không bao giờ cho người khác cơ hội. Tôi biết rằng: ai ai cũng đều mang trong mình tính cách ngang bướng, cố chấp. Nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau. Có người thì tính cố chấp cao, người thì chỉ có chút xíu thôi. Tôi cũng phải nói luôn rằng: Ngang bướng, cố chấp cũng có cái tốt. Đó là khả năng bỏ ngoài tai những lời chỉ trích, không quan tâm đến những điều người khác nghĩ. Tuy vậy, ngang bướng, cố chấp trong một mối quan hệ sẽ gây ra sự bực dọc. Ngang bướng, cố chấp trong trường hợp này không có lợi gì hết. Nó cũng cản đường bạn trên những lĩnh vực dựa trên mối quan hệ người – người. Và ảnh hưởng tới cả sự nghiệp của bạn nữa. Bởi vì, khi bạn từ chối làm việc với người khác, cũng có nghĩa là bạn đang phá hủy những người có liên quan. Hãy nhớ lấy điều này. Tôi luôn nhắc nhở bản thân “Ngang bướng, cố chấp là SAI”. Thật sự thì nhiều khi, tôi còn chả buồn lắng nghe bản thân mình nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn cố gắng để kiềm chế tính ngang bướng của mình.
Check mọi thứ
Bạn đang làm gì đấy? “ Tôi chỉ đang check Facebook 1 tí thôi mà” Vậy bạn đang “check” gì? Email? Kenh14? Facebook? Cafebiz? Instagram? Twitter? Snapchat? Checking không phải là điều gì hữu ích cả. Bạn xem được thông tin, nhưng nó không phải là một hành động thiết thực. Khi tôi bắt đầu viết blog, tôi đã luôn check các bài viết, status của mình, không vì lý do nào. Sau đó, tôi nghĩ: Lợi ích của việc checking này là gì? Không gì hết. Chỉ là thu lượm thông tin. Tôi cố gắng giữ thời gian dành cho việc checking ở mức tối thiểu. Đó cũng là lý do tôi xóa hết các app về tin tức, mạng xã hội trên điện thoại của mình. Tôi thậm chí còn không cài mail trên điện thoại. Nếu không thì tôi sẽ check mail cả ngày mất. Tôi không muốn làm vậy. Tôi chỉ muốn check mail khi tôi có thời gian để trả lời mail. Checking là thói quan mà bạn sẽ không bao giờ loại bỏ được 100%. Tôi vẫn theo dõi các tin tức về giải NBA bởi vì tôi thích nó. Nhưng tôi sẽ chỉ chọn 1 hoặc 2 lĩnh vực mà tôi thực sự thích. Bỏ qua các thứ lườm dườm còn lại. Bạn đang không để lỡ điều gì đâu.
Trốn chạy thực tại
Cho đến 2 năm trước đây, mỗi lần tôi bị stress, tôi thường bất cần mà nói rằng “Tôi cần uống vài ly.” Hoặc “Tôi cần phải đi du lịch ngay bây giờ” Bất cứ khi nào tôi gặp trục trặc trong công việc hay trong mối quan hệ với bạn gấu của mình, tôi giả vờ như chúng không hề tồn tại. Nhưng điều đó chỉ làm cho mọi thứ trầm trọng hơn. Quay trở lại vấn đề, tôi không thích công việc của mình, mối quan hệ của mình và thành phố tôi đang sống. Cơ bản là tôi không thích cuộc đời mình chút nào. Vậy tôi đã thay đổi chúng ? Không! Tôi luôn cố né tránh các vấn đề của mình. Trốn tránh vấn đề chỉ cho bạn thêm sức chịu đựng, để bạn đối mặt với các điều bạn chán ghét. Nhưng cả tôi và bạn đều biết rõ rằng: Các vấn đề sẽ không tự nhiên mà biến mất, cho tới khi bạn tìm ra nguyên nhân và bắt tay vào giải quyết chúng. Tôi biết, điều này sẽ rất khó khăn. Nhưng giờ đây, tôi đã có thể đối mặt với những vấn đề của mình, trước khi nó trở nên trầm trọng hơn.
Say Yes với mọi vấn đề
Hầu hết mọi người thường e ngại để nói “Không”. Có lẽ là do chúng ta không muốn làm người khác thất vọng. Hoặc cũng có thể là do bạn cảm thấy không thoải mái khi nói “Không”. Tôi không biết nữa. Đó không phải là vấn đề, thật đấy. Vấn đề ở đây là: Nếu bạn cứ tiếp tục “Say yes” / (đồng ý, OK...v.v) thì bạn sẽ sống cuộc đời của người khác. Chúng ta thậm chí còn không kiểm soát được thời gian của bản thân mình nữa. Bạn muốn được toàn quyền kiểm soát cuộc đời bạn? Hãy nói không với hàng triệu thứ, và nói “Có” với những vấn đề thực sự quan trọng với bản thân bạn mà thôi.
Không note lại những điều quan trọng
Bạn có dung lượng bộ nhớ mấy TB? hay bạn đủ thông minh để nhớ tất cả mọi thứ. Không đời nào! Không ghi suy nghĩ, ý kiến, task….v.v ra là một điều ngu ngốc. Tại sao? Bởi vì bạn đang lãng phí năng lực bộ não của mình khi bạn cố gắng gợi lại bộ nhớ. Khi viết lại mọi thứ, bạn không cần phải cố gắng nhiều để nhớ lại. Vì vậy, năng lượng trong não bạn có thể dùng để giải quyết các việc khác. Việc này rất hữu ích và sẽ giúp bạn có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp. Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn ghi lại nhật ký, hồi kí. Nhưng tôi nhận thấy không phải ai cũng thích ý tưởng về việc viết nhật ký. Bạn chỉ cần viết ra những điều bạn đang băn khoăn là được. Bạn đã viết ra điều gì khi bạn đọc xong bài viết này vậy?
Qúa khắt khe với bản thân
“Tôi thật chả ra gì!” Không, bạn không phải là người như thế. “Tại sao vậy?” Sáng nay bạn đã thức dậy và ra khỏi giường rồi phải không? “Uhm, đúng vậy.” Chúc mừng bạn. Bạn vẫn sống sót, vượt qua những nghiệt ngã có tên “Cuộc đời”.Bản thân bạn nên cảm thấy tự hào về điều đó. Những việc bạn làm sau khi ra khỏi giường đã là một chiến thắng.
Bỏ bê việc tự học.
“Woohoo! Tôi tốt nghiệp rồiiiiiiiiiiiii. Tạm biệt và không hẹn gặp lại lũ sách vở mệt mõi!” Tôi không cần biết suy nghĩ đó được hình thành trong đầu bạn từ bao giờ, nhưng nếu bạn suy nghĩ như vậy, bạn đã sai. Sai rất nhiều. Có ai học một thứ duy nhất và dừng lại, không trau dồi thêm kiến thức không? Tôi không hiểu tại sao suy nghĩ này lại nảy mầm trong đầu chúng ta nữa. Ngày trước, tôi cũng luôn nghĩ rằng: Việc học tập sẽ dừng lại khi tôi ra trường. Nhưng sự thật là: Đời bạn sẽ chấm hết khi bạn ngừng học. Đầu tư vào bản thân mình. Học thêm một vài thứ. Đọc sách. Tham dự các khóa học. Bạn có thể thực hiện những việc trên ngay tại nhà hoặc đến đâu đó khiến bạn có cảm hứng. Chỉ cần bạn tiếp tục học những điều mới, bạn sẽ luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng và hứng khởi với cuộc sống này.
Căm ghét những nguyên tắc
Tôi để dành phần hay nhất đến cuối bài đó các bạn ạ (hihi). Hầu hết mọi người đều ghét các nguyên tắc, luật lệ, phải không ạ? Điều này bắt đầu khi chúng ta là những đứa trẻ. “Tại sao con phải làm việc này?” “Tại sao con phải làm việc kia?” Bởi vì, điều đó tốt cho con! Đó là lý do! Nhưng khi chúng ta trở thành người lớn, chúng ta không phải tuân theo nguyên tắc (trừ những luật lệ, quy định do nhà nước đề ra...v.v ; nhưng bạn biết tôi đang nói đến vấn đề gì rồi mà, phải không?) “Nguyên tắc thật là phiền nhiễu!” Đó là điều mà trước đây tôi luôn tin tưởng. Tôi từng cho rằng mình là siêu nhân. Nhưng sự thật, tôi chỉ là gã ngốc. Các nguyên tắc thực sự là những điều TỐT NHẤT cho cuộc đời của bạn. Không có các nguyên tắc thì có lẽ giờ này, chúng ta đã trở thành loài lợn, quanh quẩn chỉ ăn với ngủ mà thôi. Khi bạn muốn bản thân mình có hiệu suất cao hơn, điều đầu tiên: Bạn phải có nguyên tắc. Nếu bạn muốn tiếp tục sống không cần tuân theo bất cứ nguyên tắc nào? Tốt thôi, hãy cứ tiếp tục. Nhưng, đời không phải là phim Fight Club (high recommend phim này, rất hay & ý nghĩa). Các nguyên tắc sẽ thực sự giúp ta giải quyết được các vấn đề và đạt được những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Josh Weltman – giám đốc sáng tạo quảng cáo, người đã có trên 25 năm kinh nghiệm đồng thời là nhà đồng sản xuất của show truyền hình Mad Men, đã viết một câu rất hay trong cuốn sách của ông, có tên Seducing Strangers : “Giải quyết vấn đề cần sự kết hợp hài hòa giữa Tự do và Nguyên tắc. Bởi vậy, bất cứ khi nào tôi nghe thấy người ta nói “Cứ thoải mái mà làm” hay “Think outside the box –Hãy khác biệt”, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi biết chắc rằng : những điều đó sẽ gây lãng phí thời gian kinh khủng khiếp.”
Tin tốt: Bạn là người quyết định các nguyên tắc
Ví dụ, tôi tự đặt nguyên tắc “Không bao giờ phàn nàn” cho bản thân. Một nguyên tắc khác là: Đọc sách và tập thể dục mỗi ngày. Và “kết thúc một ngày làm việc vào buổi tối bằng cách sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc cho ngày hôm sau.” Khi bạn kết hợp các nguyên tắc về “hiệu suất” của bản thân lại, bạn sẽ có một hệ thống. Hulaaaa, và hệ thống sẽ thay đổi mọi thứ. Tôi phụ thuộc vào “hệ thống” do mình đặt ra để làm việc thông minh hơn, tốt hơn, hạnh phúc hơn và hiệu quả hơn. Tôi đã mất hàng năm trời để nhận ra rằng “hệ thống” rất hiệu quả. Phải mất vài năm tôi mới xây dựng được “hệ thống” cho bản thân, nhưng nó rất đáng giá để thực hiện. Bởi giờ đây, tôi đã trở thành productive person – một người hiệu suất cao. Nếu bạn vẫn là 1 unproductive person – hiệu suất thấp, bạn vẫn có thể thay đổi được mà! Good luck!
Bài viết gốc: http://dariusforoux.com/habits-of-unproductive-people/ Dịch bài: Thanh Thảo