12/08/2018, 16:31

Thực hiện test website bán hàng online

Có thể nói trong khoảng 7 năm trở lại đây, đã thực sự bùng nổ một cuộc cách mạng mua sắm online mạnh mẽ. Việc có cửa hàng gần như không quan trọng bằng việc có website bán hàng. "Không gian" mua sắm không chỉ gói gọn trong 1 khu vực địa lý nữa mà trải dài trên toàn cầu. Người tiêu dùng có thể dễ ...

Có thể nói trong khoảng 7 năm trở lại đây, đã thực sự bùng nổ một cuộc cách mạng mua sắm online mạnh mẽ. Việc có cửa hàng gần như không quan trọng bằng việc có website bán hàng. "Không gian" mua sắm không chỉ gói gọn trong 1 khu vực địa lý nữa mà trải dài trên toàn cầu. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua hàng tại quốc gia khác nhanh chóng, tiện lợi. Đó chính là sức mạnh của website bán hàng online. Một website hoạt động có hiệu quả là như thế nào? Đó có phải là giao diện đẹp dễ sử dụng.... Và với QA việc kiểm thử các trang web như vậy cần lưu ý những điều gì??? Ở bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các nội dung cơ bản tổng quan về một website bán hàng online cũng như bộ checklist các chức năng cơ bản. Ngoài ra với các lỗi thường gặp khi test hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình làm.

I. Tổng quan website bán hàng

Một hệ thống website bán hàng thông thường gồm 2 trang.

  • Trang Admin: dành cho người quản trị quản lý toàn bộ thông tin đầu vào như sản phẩm, nhãn hiệu, thông khách hàng, danh sách các order... Ngoài ra, việc thiết lập các phương thức ship, thanh toán cũng sẽ được thực hiện trên trang Admin.
  • Trang Front: là trang dành cho người dùng cuối truy cập để tìm kiếm và order sản phẩm.

Cách thức mua hàng trên các website đều đi theo một quy trình chung:

  • Người dùng cần đăng ký account trên website.
  • Thực hiện tìm kiếm các sản phẩm mà mình có nhu cầu mua.
  • Add các sản phẩm vào giỏ hàng.
  • Hàng hóa sẽ được cập nhật các thông tin như: màu sắc, số lượng, ghi chú...
  • Lựa chọn phương thức sẽ thanh toán cho đơn hàng: dùng thẻ visa, thanh toán khi nhận hàng...
  • Nhà cung cấp sẽ xác nhận với người dùng về đơn hàng. Hoàn thành việc order
  • Hàng hóa được giao tới khách hàng sẽ kết thúc quy trình mua hàng.

II. Check list của các chức năng quan trọng

Website bán hàng online là một hệ thống khá lớn và phức tạp, do đó ở bài viết này chúng tôi chỉ tập trung vào các chức năng quan trọng trên trang Front: 1. Tìm kiếm sản phẩm. Các thuật toán tìm kiếm rất quan trọng cho sự thành công của một trang web bán lẻ bởi vì chúng ta không thể luôn đặt những gì người dùng muốn nhìn thấy ngay trước mắt họ. Chúng ta có hai cách thức tìm kiếm:

  • Tìm kiếm đơn giản với từ khóa - keyword mà người dùng nhập vào. Kết quả hiển thị là tất cả sản phẩm có chứa từ khóa đó.

  • Tìm kiếm nâng cao: là sự kết hợp nhiều tiêu chí để giúp giới hạn kết quả tìm kiếm, hiển thị được kết quả gần nhất với mong muốn của người dùng

    2. Kiểm tra thông tin sản phẩm. Sau khi thực hiện tìm kiếm việc check thông tin sản phẩm là bước quan trọng không kém. Mỗi sản phẩm thường thuộc vào 1 category nhất định, thông tin hiển thị bao gồm: hình ảnh, tên sản phẩm, giá sản phẩm... theo từng nước và từng thời điểm.

3. Kiểm tra thông tin giỏ hàng. Là toàn bộ các sản phẩm mà người dùng đã add vào để thực hiện mua sắm. Tại bước này người dùng sẽ thực cập nhật các thông tin liên quan đến màu sắc, kích cỡ, số lượng của sản phẩm.

4. Thực hiện check out. Là bước cuối cùng để hoàn tất việc mua sắm: khách hàng sẽ xác nhận sử dụng các phương thức thanh toán, cách thức cũng như thời gian nhận hàng.

Thuật ngữ trong thanh toán:

  • Payment Gateway: Là một cổng thanh toán nhận giao dịch trực tiếp từ Website bán hàng và chuyển giao dịch này đến bộ vi xử lý tương ứng.
  • Payment processor: Bộ vi xử lý, xác nhận chi tiết các thông tin thẻ của người dùng, thực hiện những xử lý bên trong, trả kết quả về cho Payment Gateway.
  • Payment provider: Là nhà cung cấp dịch vụ, tổ chức vận hành của Payment Gateway và Payment processor. 2 đối tượng này cùng nằm chung một hệ thống.

Phương thức thanh toán:

  • Credit card: MasterCard 16 digits/ 19 digits, Visa, JCB, Discover...
  • Ví điện tử: Momo, TopPay, Vimo...
  • Cổng thanh toán điện tử: Paypal, Google checkout...
  • Thẻ thanh toán nội địa/ internet banking.

Ví điện tử MoMo: là một app trên thiết bị di động, có liên kết với website bán hàng để hỗ trợ thanh toán. Cách sử dụng khá dễ dàng:

  • Khi chọn hình thức thanh toán, khách hàng sẽ tích chọn Ví MoMo

  • Hệ thống hiển thị popup có chứa mã QR code

  • Khách hàng sẽ quét mã vạch. Trường hợp sai mã QR, hệ thống sẽ hiển thị thông báo lỗi và ngược lại khi mã đúng, màn hình hiển thị thông tin thanh toán. Ở bước này, khách hàng kích Xác nhận sẽ hoàn thành thanh toán.

Luồng xử lý

User: ===> Chọn hàng cho vào giỏ hàng ==> Nhập thông tin thẻ ===> Click "Thanh toán" ===> Chuyển giao dịch "thanh toán" đến nhà cung cấp dịch vụ Payment provider ===> Payment provider xác nhận và chuyển đến cổng thanh toán Payment Gateway tương ứng ===> Payment Gateway chuyển giao dịch đến Payment processor ===> Payment processor xử lý giao dịch ===> trả kết quả về Payment Gateway ===> Tiến hành cập nhật tài khoản của người mua và người bán ===> Trả kết quả về cho website bán hàng

Khó khăn khi thực hiện test:

Thường rất khó có tài khoản thật mua hàng để xác nhận tiền của bên mua và bên bán có được trừ/ cộng chính xác hay không Cách khắc phục: ・Nếu dùng tài khoản thật: sửa giá sản phẩm có giá thấp (1000VND, 0.1USD…) và thực hiện thanh toán Xác nhận số tiền bị trừ đúng với giá đã order ・Nếu dùng tài khoản ảo: dựng sandbox test để tích hợp vào ứng dụng (tạo account test, nạp sẵn một lượng tiền nhất định trong tài khoản). Xác nhận số tiền thông báo bị trừ trên server. Data test:

Số tài khoản Loại thẻ
4242 4242 4242 4242 Visa
4000056655665556 Visa (debit)
5555555555554444 Mastercard
2223003122003222 Mastercard (2-series)
5200828282828210 Mastercard (debit)
5105105105105100 Mastercard (prepaid)
378282246310005 American Express
371449635398431 American Express
6011111111111117 Discover
6011000990139424 Discover
30569309025904 Diners Club
38520000023237 Diners Club
3530111333300000 JCB
4000 0000 0000 0069 (expired_card) hết hạn
4000 0000 0000 0127 (incorrect_cvc) sai mã pin
4000 0000 0000 0002 (card_declined) bị từ chối

Với mỗi chức năng chúng tôi sẽ chia ra thành từng nhóm các test case cơ bản khi check và các trường hợp đặc biệt thường xuyên xảy ra lỗi. Chi tiết xin mời xem link tài liệu: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1wsENBZykTL5yEacDmFGHk2NqkzeBwUpW2JMxiEk49N0/edit#gid=2109911515

III. Một số các lỗi thường gặp

1. Tìm kiếm sản phẩm.

  • Lỗi lớn nhất đối với các chức năng tìm kiếm chính là tìm không ra sản phẩm. Có nhiều trường hợp các trang web sẽ gợi ý các kết quả tìm kiếm nhưng thực tế lại không hiển thị thông tin của sản phẩm.
  • Lỗi giao diện: khi thay đổi country hoặc category nhưng các tiêu chí tìm kiếm không thay đổi dữ liệu theo.
  • Tìm kiếm với ký tự đặc biệt %, * hoăc các câu lệnh SQL: hiển thị các kết quả không chứa từ khóa đã nhập.
  • Lỗi tìm kiếm khi nhập ký tự dài quá 255 thì danh sách bị loading.

2. Kiểm tra thông tin sản phẩm.

  • Giá sản phẩm hiển thị không đúng.

  • Tên sản phẩm hiển thị không đúng (thường bị lỗi với những hệ thống bán đa quốc gia và lỗi với tên tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc).

  • Giá sản phẩm không đúng: sản phẩm gốc hiển thị là $$ Khi chọn sang nước khác thì giá sẽ được chuyển đổi sang Euro. Tuy nhiên khi chọn nước A thì hiển thị 144.99Euro, nhưng khi chọn nước B lại bị hiển thị thành 139.95 Euro.

3. Kiểm tra thông tin giỏ hàng.

  • Sau khi add sản phẩm vào giỏ hàng, mặc dù sản phẩm được add vào nhưng trên popup không có sản phẩm hiển thị ra.

  • Sau khi xóa sản phẩm trong giỏ hàng thì thông tin basket không được cập nhật lại.

  • Mở 1 sản phẩm đang in stock. Từ sản phẩm này, thay đổi màu sắc để nó sang sản phẩm out stock thì giá tiền bị hiển thị thành N/A.

4. Thực hiện check out.

  • Expected delivery không đúng. Trong thông tin help hiển thị là Delivery to VietNam: 5-7 days. Nhưng thực tế khi chọn VietNam thì Expected delivery lâu hơn 7 ngày.

  • Phương thức delivery không đúng. Trong help có cả Standard delivery và Express delivery, nhưng thực tế khi checkout chỉ hiển thị Standard delivery, không chọn được Express delivery.

    5. Các check list khác

  • Khi khách hàng đăng ký tài khoản với 1 địa chỉ mail đã đăng ký trước, thì cần hiển thị message thông báo: Đã có tài khoản với địa chỉ mail này và hướng khách hàng tới trang Login

  • Khi thực hiện thanh toán xong, cần xác nhận có mail confirm cho order

  • Tất cả các email quảng cáo, feedback lại Q&A, feedback lại yêu cầu trả lại hàng… gửi đến cho khách hàng: Xác nhận trên địa chỉ mail chỉ hiển thị thông tin bên bán và bên mua, không có thêm email của khách hàng khác

  • Khi thực hiện test thử trên livesite, thì cần xác nhận có thể thực hiện hủy đơn hàng (khi bên bán confirm về đơn hàng đó) và tiền không bị trừ

  • Khi kết hợp các setting filter, sortby, và view (Outfit view/Productview) thì đảm bảo các điều kiện filter/sortby/view thực hiện đúng ~ Khi thực hiện sortby thì image sản phẩm bị hiển thị thành Product view mặc dù setting vẫn đang là Outfit view (Image có hình người mặc sản phẩm) ~ Sản phẩm nữ hiển thị trong list danh sách của Mens ~ Khi mở skirt thì cả shirt cũng hiển thị ra

Hy vọng với các nội dung trên sẽ hỗ trợ các bạn kiểm thử các trang web bán hàng online hiệu quả hơn!

0