Tổng hợp các lỗi thường gặp khi lập trình viên khởi nghiệp và giải pháp
Người viết: Lê Tất Tùng Vốn là một lập trình viên khởi nghiệp với nhiều thất bại, tôi tổng hợp những thất bại thường gặp ở đây với mong muốn các lập trình viên, kỹ sư sẽ không lặp lại vết xe đổ đó. (Vẫn tiếp tục cập nhật) Những chia sẻ này hẳn sẽ có ích không chỉ với lập trình viên ...
Người viết: Lê Tất Tùng
Vốn là một lập trình viên khởi nghiệp với nhiều thất bại, tôi tổng hợp những thất bại thường gặp ở đây với mong muốn các lập trình viên, kỹ sư sẽ không lặp lại vết xe đổ đó. (Vẫn tiếp tục cập nhật) Những chia sẻ này hẳn sẽ có ích không chỉ với lập trình viên mà cả với anh em Freelancer hay những người thực hiện khởi nghiệp. Đặc biệt những anh em chỉ có kinh nghiệm về kỹ thuật càng cần lưu ý. Kiến thức ngoài kiến thức kỹ thuật, khả năng thực hành, thời gian thực hiện, kinh nghiệm thực tiễn sẽ trở thành các yếu tố quan trọng.
1. Chưa được thanh toán: Bạn không nhận được tiền công
Khi nói chuyện với các kỹ sư Freelancer quanh mình, có đến 90%, trong đó có tôi, trả lời là đã từng trải qua việc “không được thanh toán”. Nỗ lực mấy tháng trời cùng vài triệu yên bỗng chốc thành công cốc.
Giải pháp
- Nhất định phải ký hợp đồng (dành cho các vụ kiện nhỏ). Đọc kĩ và hiểu rõ các loại hợp đồng, các thông tin quan trọng trong đó, nếu có vấn đề nào thì cần yêu cầu chỉnh sửa
- Yêu cầu khách hàng thanh toán một phần trước
- Yêu cầu thanh toán theo kiểu chia nhỏ
- Cần lưu lại bằng chứng về công việc đã làm, về thoả thuận thuê làm. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong quá trình phát triển (khách hàng nhờ làm thêm chức năng, thay đổi spec) thì cần có tài liệu lưu lại làm bằng chứng sau này.
- Chú ý đối với các đối tác lần đầu hợp tác
- Hãy cẩn thận vì có những trường hợp có thể ngay từ đầu khách đã không có ý định thanh toán hoặc không có khả năng chi trả
- Tham khảo về cách thực hiện các vụ kiện tụng với giá trị nhỏ
2. [Giao dịch – Đàm phán] Không biết giá thị trường nên đã ký hợp đồng với giá rẻ
Vì không biết giá cả thị trường nên đã ký hợp đồng rẻ hơn so với giá thị trường. Đó là một sai lầm. Do tôi không biết cách thương lượng giá cả, không có kinh nghiệm đàm phán, trong khi đối phương lại rất giỏi về mặt này nên tôi đã ký hợp đồng rẻ hơn so với giá thị trường. Đây cũng là 1 lỗi phổ biến mà những người mới bước chân vào con đường kinh doanh hoặc đàm phán hợp đồng gặp phải.
Giải pháp
- Biết giá thị trường trước khi đàm phán (nên hỏi những người có kinh nghiệm)
- Học cách đàm phán giá (đọc sách về kinh doanh và đàm phán)
- Nắm rõ điểm mạnh yếu trong hợp đồng. Ví dụ: 1 project này nhiều chức năng cần ứng dụng của AI, công ty có 1 đội ngũ AI mạnh, chuyên nghiệp đương nhiên sẽ có ưu thế lớn hơn khi đàm phán hợp đồng
- Giao phó cuộc đàm phán cho 1 chuyên gia
3. [Kỹ sư] Bạn chỉ muốn tập trung vào công nghệ, nhưng khi bạn làm việc độc lập thì sao ?
Bạn đam mê công nghệ, chỉ muốn tập trung vào công nghệ nhưng lại làm việc độc lập. 2 điều này khá mâu thuẫn với nhau. Trong 1 tổ chức, ví dụ 1 công ty, bạn có thể chỉ cần tập trung vào lập trình những thứ khác không cần quan tâm cũng chả sao. Nhưng khi bạn tách ra làm việc độc lập, ngoài lập trình bạn phải dành thời gian để làm công việc kế toán, thuế, quảng cáo và bán hàng, đảm bảo nguồn nhân lực, quản lý, pháp lý…Ngoài ra đối với những người không có chuyên môn nghiệp vụ về những việc kể trên (dev thuần chẳng hạn) thì bạn cũng sẽ phải dành thời gian để học nó. Khi công việc của bạn là quản lý, bạn không thể chỉ dành thời gian cho kỹ thuật. Bạn có thể sẽ bị khách hàng, cổ đông hoặc giám đốc yêu cầu tập trung vào nhiệm vụ quản lý.
Giải pháp
- Bạn muốn làm gì, làm việc độc lập hay khởi nghiệp, hãy làm rõ điều đó.
- Nếu bạn chỉ muốn làm về công nghệ tôi khuyên bạn không nên làm việc độc lập. Hãy trở thành CTO chẳng hạn. Đừng tìm kiếm người có thể làm được mọi thứ.
- Thật là nguy hiểm khi mục tiêu của bạn là “tôi chỉ muốn làm về công nghệ”. Đứng trên quan điểm khách hàng, việc chỉ ưu tiên cho lợi ích của bản thân mà không suy nghĩ cho khách hàng là một điều không thể chấp nhận được. Hãy chú ý để không mắc phải điều này.
4. [Kỹ sư] Hãy cố gắng tạo ra 1 sản phẩm thật sự tuyệt vời về mặt kỹ thuật
Tôi cũng đã thực hiện nó. Lý do đơn giản là nếu bạn không tạo ra những sản phẩm tuyệt vời cho người dùng và khách hàng, bạn sẽ có những “sản phẩm có công nghệ khủng” mà không ai sử dụng. Ví dụ ngay cả với những game không bán được hay game 2D cũng có thể trở nên được yêu thích nếu được chạy bằng những CPU, GPU hiện đại nhất.
Giải pháp
- Không nên kinh doanh sản phẩm khi chất lượng của nó chỉ được đánh giá về mặt kĩ thuật
- Học những điều cơ bản nhất của marketing
- Điều tra, tìm hiểu sâu về khách hàng và thị trường đầu ra cho sản phẩm
5. [Kỹ sư] Viết code đẹp (clean code, …)
Sửa các đoạn code bẩn (dân dev gọi là code thối), tiến hành refactoring để cấu trúc chương trình trở nên mạch lạc, dễ hiểu hơn là một trong những công việc quan trọng của lập trình viên. Khi nhìn những đoạn code bẩn do chính mình tạo ra, tôi cũng muốn sửa nó, tuy nhiên việc refactor code là một công việc tốn khá nhiều thời gian, trong trường hợp nó lại không phù hợp với mục đích ban đầu và hoặc bạn có nhiều task quan trọng hơn (mục tiêu của dự án), bạn có thể chấp nhận code bẩn trong chương trình của mình hay không? Tương tự,rất nhiều kỹ sư hiện tại vẫn đang lập trình với suy nghĩ code chạy được, nhiều chức năng quan trọng hơn performance của hệ thống. Lập trình theo sự chỉ đạo của người khác và coi lập trình là công việc, trách nhiệm của bản thân là 2 cách nhìn nhận vấn đề khác nhau và động lực để thực hiện công việc trong 2 cách nghĩ này cũng hoàn toàn khác nhau. Có trách nhiệm với những dòng code mình viết ra, hiểu rõ mục tiêu hướng đến là một điều quan trọng khi lập trình.
Giải pháp
- Hiểu rõ được công việc cần làm, quan điểm của khách hàng
- Đứng ở quan điểm của khách hàng để tiến hành lập trình
- Trong lúc phát triển, cái nào ưu tiên làm trước, làm sau, được gì mất gì cần phải thảo luận thật kỹ với các bên liên quan.
- Đối với dự án startup, có thể lập trình khi chúng ta có thời gian
- Kent Beck đã viết về các phương pháp phát triển startup bao gồm kiến thức về Agile và Learn startup. Bạn có thể tham khảo ở đây.
6. [Khởi nghiệp] Điên cuồng với ý tưởng kinh doanh
Ý tưởng khởi nghiệp đối với tôi đó là 1 căn bệnh rất kinh khủng. Nó thôi thúc bạn phải thực hiện nó, phải “đau đớn” vì nó. Ở lần đầu khởi nghiệp, đó là 1 điều rất hay gặp. Trong thực tế, hầu hết các ý tưởng đều thay đổi, và hầu hết các dịch vụ sẽ biến mất dần trong vài năm.
Giải pháp
- Phải hiểu rõ ràng ý tưởng khởi nghiệp chỉ là giả thuyết cho đến khi thực hiện thành công.
- Phân tích cụ thể từng giả thuyết một, xác nhận xem cái gì có khả năng thực hiện, cái gì không
- Các để xác nhận tính khả thi của giả thuyết có thể tham khảo ở Learn startup.
7. [Kỹ sư] Nghĩ ý tưởng kinh doanh từ những công nghệ tuyệt vời
Vì là một công ty về công nghệ, chúng tôi luôn nghĩ đến những công nghệ tuyệt vời, xây dựng ý tưởng kinh doanh từ những công nghệ mới ra lò. Ở đây, chúng ta hãy cùng xem xét đến yếu tố người dùng và rủi ro khi kinh doanh. Đối với các sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới, chưa từng có trước đây, sẽ phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để người dùng có thể công nhận nó. Vì khi bắt đầu đưa ra thị trường, trước khi có thể thu được lợi nhuận sẽ mất 1 khoản chi phí khá lớn để quảng cáo, duy trì sản phẩm nên rủi ro phá sản sẽ rất cao. Đây cũng là 1 điều cần lưu ý. Có rất nhiều kỹ sư than thở rằng “không có một nhà đầu tư nào hiểu được giá trị thực sự của công nghệ tuyệt vời này” nhưng có những điều hết sức cơ bản như xác định nhu cầu thị trường, lựa chọn nhà đầu tư còn không làm được thì vẫn chưa thể gọi là có năng lực của một nhà khởi nghiệp thực sự.
Giải pháp
- Ngoài vấn đề về kĩ thuật thì cần xác minh rõ ràng những yếu tố rủi ro trong kinh doanh
- Điều tra thị trường: thu thập thông tin từ những người sử dụng hiện tại
- Người dùng hiện tại đang gặp phải những khó khăn gì để có thể sử dụng sản phẩm hoặc giải quyết 1 vấn đề mà sản phẩm đang hướng đến.
- Xác định rõ chi phí sản xuất sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay người dùng, được người dùng chấp nhận(quảng cáo, khuyến mại, event) là bao nhiêu.
- Suy nghĩ về thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và bắt đầu kinh doanh
8. [Kỹ sư] Ngay lập tức tiến hành phát triển dịch vụ, sản phẩm
Khi vừa mới nghĩ ra ý tưởng, bạn bắt tay ngay vào lập trình để phát triển sản phẩm theo ý tưởng đó. Đây có thể nói là điều thất bại lớn nhất trong khởi nghiệp. Một trong những kiểu suy nghĩ sai lầm thường thấy đó là phát triển và release sản phẩm luôn để nhận được phản hồi từ người dùng. Vì là 1 kỹ sư nên hãy dùng vũ khí của chính mình (lập trình) để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, sau khi sản phẩm release mà vẫn không có người sử dụng thì lúc đó mới nhận ra và bắt đầu đi học cách tìm kiếm người sử dụng, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại có thể nhìn thấy dễ dàng nhất.
Giải pháp
- Bạn nên tìm hiểu và học trên Learn startup- nói về những sai lầm hay mắc phải khi khởi nghiệp, cách để phát triển quan hệ với khách hàng. Cho đến thời điểm hiện tại thì có những thất bại nào hay gặp phải, nguyên nhân của nó là gì, cách giải quyết ra sao, tất cả đều được viết chi tiết tại đây.
- Bạn cũng nên cùng làm việc với những người hiểu về business
9. [Kỹ sư] Chỉ có mình tôi mới có thể làm được?
Khi bạn giới thiệu về sản phẩm của mình và bạn phát biểu rằng đó là công nghệ chỉ bạn mới phát triển được thì đó là 1 lời giới thiệu sai lầm và cũng không có giá trị cạnh tranh. Trường hợp chỉ bạn mới có thể làm được cũng giống như SPOF (Single point of failure -> tạm dịch: điểm đơn chịu lỗi – 1 thằng dừng thì toàn bộ hệ thống dừng vì không có thằng nào thay thế được). Nếu có sự cố xảy ra, khách hàng, người dùng sẽ phải xử lý như thế nào ??
Giải pháp
- Hạn chế việc các nhân hoá, cố gắng phát triển cộng tác thành các liên minh, tổ chức.
- Viết các hướng dẫn vận hành, giới thiệu, chia sẻ kiến thức cho người khác (không giữ độc quyền)
- Suy nghĩ về tương lai, khả năng phát triển của sản phẩm và chia sẻ nó với mọi người.
10. [Điều động vốn] Không có kiến thức về điều động vốn
Đặc biệt là trong trường hợp đầu tư, khi mua cổ phiếu sẽ rất khó để bán lại được chúng, hãy chú ý điều này. Điều động vốn bao gồm cho vay và đầu tư. Hai hình thức này có bản chất khác nhau nên kiến thức, cách làm cũng hoàn toàn khác nhau, bạn nên biết điều này.
Cho vay
Là hình thức vay tiền trả lại tiền gốc + tiền lãi. Nguồn cho vay: người quen, ngân hàng, Cục tài chính chính sách Nhật Bản, cơ quan hành chính (phường), cho vay trên nền tảng đám mây, … Tuỳ theo yêu cầu của mỗi chủ nợ mà bạn có thể vay được tiền hay không, do đó bạn nên hiểu rõ điều này khi muốn huy động vốn.
Đầu tư
Đầu tư có nghĩa là gì? Nếu bạn không hiểu được ý nghĩa của nó thì số tiền bạn bỏ ra sẽ không bao giờ quay trở lại được. Trong trường hợp startup, nếu bạn không có kiến thức về đầu tư thì bạn sẽ chẳng thể làm được việc gì cả. Nếu bạn quen biết 1 người am hiểu về tài chính, hãy vào vườn ươm (Chú thích Business Incubator (Vườn ươm doanh nghiệp) là một tổ chức hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, biến những ý tưởng công nghệ khả thi thành sản phẩm định hình, sau khi ươm tạo, đầu ra có thể là dịch vụ hoặc sản phẩm công nghệ) và nhờ họ giúp đỡ.
Nhà đầu tư: nhà đầu tư thiên thần, vườn ươm doanh nghiệp, VC (vốn mạo hiểm) Đầu tư không phải là lấy lại tiền như cho vay mà thay vào đó bạn sẽ lấy cổ phiếu. Sau khi đầu tư, vì khó thay đổi nên nó không phải là một khoản đầu tư đơn giản, dễ dàng để thực hiện chính sách vốn ngay từ đầu, nhưng convertible note cũng khá nổi tiếng.
Các thuật ngữ cần hiểu ở mức tối thiểu: Vòng (hạt giống, đầu, tỷ lệ, chuỗi A), phương pháp tính toán cổ phiếu (DCF), tùy chọn cổ phiếu, chiến lược thoát. Ngoài ra bạn cũng cần hiểu mô hình kinh doanh của VC. Nắm được thành phần của quỹ, thời hạn, gia hạn. Sự khác biệt giữa mục tiêu tăng vốn và mục đích hợp tác kinh doanh của CVC. VC và doanh nghiệp có lợi nhuận trái ngược nhau nhưng khi đã lên chung 1 thuyền thì sẽ hợp tác cùng nhau. Vậy nên việc đàm phán và giao tiếp rất quan trọng. Do cách nhìn nhận quan điểm của nhà đầu tư và bên nhận đầu tư là trái ngược nhau nên tốt nhận là nhận lời khuyên từ người hiểu biết về tài chính hoặc đã có kinh nghiệm làm việc với cả 2 bên.
Cách để xây dựng chiến lược đầu tư Như đã thấy ở trên, chỉ trong 1 phần đã có rất nhiều cạm bẫy, vậy nên hãy bàn bạc với một chuyên gia đáng tin cậy.
Quỹ đầu tư đám mây
Dựa vào các quỹ đầu tư đám mây mà chúng ta cũng có thể điều động được vốn. Có 3 loại: đầu tư, quyên góp, mua. Ví dụ điển hình về quỹ đầu tư đám mây là Kickstarter. Chỉ riêng ở Nhật Bản nó đã có quy mô đến vài trăm triệu yên. Tuy nhiên nếu không có vốn từ các tổ chức của Mỹ thì cũng không thể làm được gì. Nguồn quyên góp: Kickstarter, campfire
Điều động vốn bằng ICO
ICO là sử dụng mua bán token (tiền ảo kiểu như Bitcoin hoặc Ethereum thay vì mua bán cổ phiếu) là một phương pháp để điều động vốn. Liên quan tới ICO thì đang có rất nhiều vấn đề pháp lý, vấn đề quy chế.