Top lừa đảo trên Facebook trong năm 2014
Trong vô số các vụ lừa đảo trên Facebook, một số vụ nổi bật không chỉ bởi số lượng người dùng mắc bẫy mà còn vì kẻ lừa đảo có xu hướng dùng đến phương thức lừa đảo này một cách thường xuyên hơn. Trong một số trường hợp, các vụ lừa đảo đã kết thúc với phần mềm độc hại có thể nhân danh chủ sở hữu ...
Trong vô số các vụ lừa đảo trên Facebook, một số vụ nổi bật không chỉ bởi số lượng người dùng mắc bẫy mà còn vì kẻ lừa đảo có xu hướng dùng đến phương thức lừa đảo này một cách thường xuyên hơn. Trong một số trường hợp, các vụ lừa đảo đã kết thúc với phần mềm độc hại có thể nhân danh chủ sở hữu đăng tải profile và upload thông tin cá nhân tới máy chủ của kẻ tấn công.
Tải về một Trojan là mục tiêu cuối cùng
Theo Bitdefender, một chủ đề khác được sử dụng bởi những kẻ lừa đảo trên Facebook trong suốt năm 2014 là lời hứa hẹn sẽ hiển thị video khỏa thân của bạn bè người nhận. Nó cũng phát tán một Trojan giả mạo là một bản cập nhật của Adobe Flash Player.
Đứng ở vị trí thứ ba là hành vi lừa đảo thông qua hệ thống quảng cáo của Facebook. Những kẻ lừa đảo sẽ tận dụng lợi thế của nền tảng để đẩy dược phẩm giá rẻ, bản sao thiết kế, và các sản phẩm giả mạo khác.
Những kẻ lừa đảo tận dụng các vụ bê bối, chủ đề nóng tại thời điểm hiện tại
Bạo lực và hoạt động vui chơi giải trí xuất hiện khá thường xuyên trong các báo cáo lừa đảo trên Facebook, thu hút người dùng bằng mồi nhử của các hình ảnh khủng khiếp hoặc bằng đoạn video giả mạo tình huống hài hước.
Trong nhiều trường hợp, mục tiêu cuối cùng là làm cho người dùng cài đặt phần mềm độc hại hoặc dẫn dắt họ đến cuộc điều tra trực tuyến và tạo ra một rào cản giả mạo là một trang đăng nhập lừa đảo và yêu cầu họ đăng nhập để tiếp cận với các nội dung.
Trong tháng mười, những kẻ lừa đảo đã lợi dụng scandal sự kiện rò rỉ thông tin của người nổi tiếng và mồi nhử là một đoạn video giả mạo hình ảnh nữ diễn viên người Anh Emma Watson trong tình huống bị xâm hại.
Khuyến cáo đưa ra cho người dùng Facebook là nên cẩn trọng khi nhận được lời mời chào, hoặc được hứa hẹn nội dung không được xác minh trên phương tiện truyền thông có uy tín.
Những trang này nhận được hàng trăm ngàn lượt thích, làm tăng giá trị của trang. Mục tiêu cuối cùng ở đây giống như “like-farming”, một doanh nghiệp bao gồm việc thu thập các đánh giá của một số lượng lớn người sử dụng; khi một số lượng nhất định đạt được, những kẻ lừa đảo bán các trang, với đầy đủ các dữ liệu từ người dùng.
Softpedia