12/08/2018, 16:48

[Translate] Clean code JS

Xử lí lỗi Thông báo lỗi là một điều tốt! Nghĩa là chương trình của bạn nhận dạng được khi có một cái gì đó chạy không đúng và nó sẽ cho bạn biết bằng việc dừng chức năng mà nó đang thực thi, huỷ tiến trình (trong Node), và thông báo cho bạn trong console với một stack để theo dấu. Đừng bỏ qua ...

Xử lí lỗi

Thông báo lỗi là một điều tốt! Nghĩa là chương trình của bạn nhận dạng được khi có một cái gì đó chạy không đúng và nó sẽ cho bạn biết bằng việc dừng chức năng mà nó đang thực thi, huỷ tiến trình (trong Node), và thông báo cho bạn trong console với một stack để theo dấu.

Đừng bỏ qua những lỗi đã bắt được

Nếu không làm gì với lỗi đã bắt được, bạn sẽ không thể sửa hoặc phản ứng lại được với lỗi đó. Ghi lỗi ra console (console.log) cũng không tốt hơn bao nhiêu vì đa số nó có thể bị trôi mất trong một đống những thứ được hiển thị ra ở console. Nếu bạn đặt bất cứ đoạn code nào trong một block try/catch, tức là bạn nghĩ một lỗi có thể xảy ra ở đây, do đó bạn nên có một giải pháp hoặc tạo một luồng code để xử lí lỗi khi nó xảy ra.

Không tốt:

try {
  functionThatMightThrow();
} catch (error) {
  console.log(error);
}

Tốt:

try {
  functionThatMightThrow();
} catch (error) {
  // One option (more noisy than console.log):
  console.error(error);
  // Another option:
  notifyUserOfError(error);
  // Another option:
  reportErrorToService(error);
  // OR do all three!
}

Đừng bỏ qua những promise bị lỗi (rejected)

Cùng nguyên nhân với phần trên.

Không tốt:

getdata()
.then((data) => {
  functionThatMightThrow(data);
})
.catch((error) => {
  console.log(error);
});

Tốt:

getdata()
.then((data) => {
  functionThatMightThrow(data);
})
.catch((error) => {
  // One option (more noisy than console.log):
  console.error(error);
  // Another option:
  notifyUserOfError(error);
  // Another option:
  reportErrorToService(error);
  // OR do all three!
});

⬆ về trang chủ

Định dạng

Việc định dạng code mang tính chủ quan. Giống như nhiều quy tắc được trình bày trong tài liệu này, không có quy tắc nào cứng nhắc và nhanh chóng mà bạn bắt buộc phải tuân theo. Điểm chính của phần này là ĐỪNG BAO GIỜ TRANH CÃI về việc định dạng code như thế nào. Có hàng tá công cụ để tự động hoá việc này. Hãy sử dụng một công cụ nào đó! Thật tốn thời gian và tiền bạc chỉ để tranh cãi về vấn đề định dạng code.

Đối với những thứ không thuộc phạm vi của việc tự động định dạng code (thụt đầu dòng, tab và space, nháy đơn và nháy kép,..) hãy xem một số hướng dẫn ở đây.

Sử dụng thống nhất cách viết hoa

Javascript là một ngôn ngữ không định kiểu, vì vậy việc viết hoa sẽ nói lên rất nhiều về các biến, hàm,.. của bạn. Những quy tắc này thì mang tính chủ quan, vì thế team bạn có thể chọn quy tắc nào họ muốn. Tuy nhiên điều quan trọng là dù bạn chọn cách viết như thế nào, thì cũng hãy sử dụng thống nhất nó trong codebase của bạn.

Không tốt:

const DAYS_IN_WEEK = 7;
const daysInMonth = 30;

const songs = ['Back In Black', 'Stairway to Heaven', 'Hey Jude'];
const Artists = ['ACDC', 'Led Zeppelin', 'The Beatles'];

function eraseDatabase() {}
function restore_database() {}

class animal {}
class Alpaca {}

Tốt:

const DAYS_IN_WEEK = 7;
const DAYS_IN_MONTH = 30;

const songs = ['Back In Black', 'Stairway to Heaven', 'Hey Jude'];
const artists = ['ACDC', 'Led Zeppelin', 'The Beatles'];

function eraseDatabase() {}
function restoreDatabase() {}

class Animal {}
class Alpaca {}

⬆ về đầu trang

Các hàm gọi và hàm được gọi nên nằm gần nhau

Nếu một hàm gọi một hàm khác, hãy giữ những hàm này nằm gần theo chiều dọc trong file. Lí tưởng là, hãy giữ cho hàm gọi ở trên hàm được gọi. Chúng ta có xu hướng đọc code từ trên xuống, giống như đọc báo vậy. Do đó, hãy làm cho code của chúng ta cũng được đọc theo cách đó.

Không tốt:

class PerformanceReview {
  constructor(employee) {
    this.employee = employee;
  }

  lookupPeers() {
    return db.lookup(this.employee, 'peers');
  }

  lookupManager() {
    return db.lookup(this.employee, 'manager');
  }

  getPeerReviews() {
    const peers = this.lookupPeers();
    // ...
  }

  perfReview() {
    this.getPeerReviews();
    this.getManagerReview();
    this.getSelfReview();
  }

  getManagerReview() {
    const manager = this.lookupManager();
  }

  getSelfReview() {
    // ...
  }
}

const review = new PerformanceReview(user);
review.perfReview();

Tốt:

class PerformanceReview {
  constructor(employee) {
    this.employee = employee;
  }

  perfReview() {
    this.getPeerReviews();
    this.getManagerReview();
    this.getSelfReview();
  }

  getPeerReviews() {
    const peers = this.lookupPeers();
    // ...
  }

  lookupPeers() {
    return db.lookup(this.employee, 'peers');
  }

  getManagerReview() {
    const manager = this.lookupManager();
  }

  lookupManager() {
    return db.lookup(this.employee, 'manager');
  }

  getSelfReview() {
    // ...
  }
}

const review = new PerformanceReview(employee);
review.perfReview();

⬆ về đầu trang

Viết chú thích

Chỉ nên viết chú thích cho những thứ có logic phức tạp.

Các chú thích thường là lời xin lỗi, chứ không phải là yêu cầu. Những đoạn code tốt thì đa số tự nó đã là tài liệu rồi.

Không tốt:

function hashIt(data) {
  // Khai báo hash
  let hash = 0;

  // Lấy chiều dài của chuỗi
  const length = data.length;

  // Lặp qua mỗi kí tự
  for (let i = 0; i < length; i++) {
    // Lấy mã của kí tự
    const char = data.charCodeAt(i);
    // Gán giá trị cho hash
    hash = ((hash << 5) - hash) + char;
    // Chuyển thành định dạng số nguyên 32 bit
    hash &= hash;
  }
}

Tốt:

function hashIt(data) {
  let hash = 0;
  const length = data.length;

  for (let i = 0; i < length; i++) {
    const char = data.charCodeAt(i);
    hash = ((hash << 5) - hash) + char;

    // Chuyển thành định dạng số nguyên 32 bit
    hash &= hash;
  }
}

⬆ về đầu trang

Đừng giữ lại những đoạn code bị chú thích trong codebase của bạn.

Những công cụ quản lí phiên bản sinh ra để làm nhiệm vụ của chúng. Hãy để code cũ của bạn nằm lại trong dĩ vãng đi.

Không tốt:

doStuff();
// doOtherStuff();
// doSomeMoreStuff();
// doSoMuchStuff();

Tốt:

doStuff();

⬆ về đầu trang

Đừng viết các chú thích nhật ký.

Hãy nhớ, sử dụng công cụ quản lí phiên bản! Chúng ta không cần những đoạn code vô dụng, bị chú thích và đặc biệt là những chú thích dạng nhật ký... Sử dụng git log để xem lịch sử được mà!

Không tốt:

/**
 * 2016-12-20: Removed monads, didn't understand them (RM)
 * 2016-10-01: Improved using special monads (JP)
 * 2016-02-03: Removed type-checking (LI)
 * 2015-03-14: Added combine with type-checking (JR)
 */
function combine(a, b) {
  return a + b;
}

Tốt:

function combine(a, b) {
  return a + b;
}

⬆ về đầu trang

Tránh những đánh dấu vị trí

Chúng thường xuyên làm nhiễu code. Hãy để những tên hàm, biến cùng với các định dạng thích hợp tự tạo thành cấu trúc trực quan cho code của bạn.

Không tốt:

////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
// Scope Model Instantiation
////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
$scope.model = {
  menu: 'foo',
  nav: 'bar'
};

////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
// Action setup
////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
const actions = function() {
  // ...
};

Tốt:

$scope.model = {
  menu: 'foo',
  nav: 'bar'
};

const actions = function() {
  // ...
};

⬆ về đầu trang

0