Ứng dụng của Blockchain trong thực tế
Tiếp tục series về công nghệ Blockchain lần này tôi muốn giới thiệu tới các bạn các ứng dụng thực tế của blockchain trong thế giới thực để các bạn có thể thấy blockchain sẽ làm được gì và thay đổi thế giới ra sao. Tôi sẽ chia thành 2 phần đó là các ứng dụng trong lĩnh vực tài chính và các ứng dụng ...
Tiếp tục series về công nghệ Blockchain lần này tôi muốn giới thiệu tới các bạn các ứng dụng thực tế của blockchain trong thế giới thực để các bạn có thể thấy blockchain sẽ làm được gì và thay đổi thế giới ra sao. Tôi sẽ chia thành 2 phần đó là các ứng dụng trong lĩnh vực tài chính và các ứng dụng ngoài lĩnh vực tài chính.
Bitcoin là cách thức sử dụng rộng rãi và ổn định đầu tiên của công nghệ Blockchain và mau chóng thu hút sự chú ý của giới tài chính. Nhiều công ty dịch vụ tài chính không thấy nhiều tiềm năng ở Bitcoin cho đến khi họ xem xét kỹ hơn và hiểu rõ công nghệ Blockchain phía sau nó. Ngay khi họ nhận ra tiềm năng của công nghệ Blockchain, họ đã đầu tư hàng triệu đô la vào nghiên cứu, phát triển và tiếp nhận để phát triển Blockchain của chính họ.
Việc tận dụng công nghệ dựa trên nền tảng Blockchain trong giới tài chính có rất nhiều triển vọng. Khả năng của Blockchain trong việc xử lý thông tin nhanh hơn nhờ loại bỏ được các đơn vị trung gian có thể giúp giảm bớt chi phí đồng thời đẩy nhanh tốc độ. Năng lực này không chỉ được ứng dụng trong chuyển giao tiền tệ, buôn bán cổ phiếu, thanh toán, thỏa thuận và nhiều hoạt động khác thuộc phạm vi nghiệp vụ cốt lõi của các cơ sở tài chính.
Việc chuyển giao giá trị là một quá trình xử lý chậm chạp khi so sánh với độ dài trung bình của các giao dịch tài chính. Đôi khi phải mất nhiều tuần để chuyển tiền tới các quốc gia với tốc độ giao dịch bất định tại thời gian giao dịch. Một số cải dựa trên nền tảng Blockchain không chỉ giảm được chi phi tính trên giá trị chuyển giao mà còn tăng tốc độ xử lý lên đáng kể vì loại bỏ được các kênh trung gian mà thông tin cần chuyển qua để kiếm nhận giao dịch.
Đối với các ngân hàng, công nghệ Blockchain cải thiện tốc độ giao dich đồng thời loại bỏ được các lớp xác thực tính minh bạch trên giao dịch.
Các ngân hàng giải quyết các giao dịch trên số cái nội bộ, hoạt động này có thể được hoàn thành trong những khoảng thời gian xử lý khác nhau đối với mỗi ngân hàng. Điều này thường dẫn tới kết quả là một hoạt động chuyển giao tiền đã rời khỏi số cải của ngân hàng này nhưng nhiều ngày sau vẫn chưa xuất hiện trong số cải của ngân hàng kia.
Ở các nước đang phát triển nơi mà việc xử lý còn thù công hơn có thể còn lâu hơn và dễ gặp sai sót. Việc thay thể quá trình này bằng Blockchain sẽ cho phép các ngân hàng xử lý một giao dịch trên số cái chung gần như ngay lập tức và mọi thành viên trong mạng lưới đều có thế thấy giao dịch đó.
Giao dịch cổ phiếu cũng tương tự như vậy. Các Blockchain có thế được tận dụng để giảm bớt thời gian xử lý giao dịch cũng như tăng độ chính xác trong giao dịch. Trên thực tế, NASDAQ đã thiết lập một Blockchain dùng để giao dich cổ phiếu.
Trong thời gian gần đây, Blockchain mà NASDAQ đang vận hành được sử dụng vào buôn bán cổ phiếu tiền-IPO (pre-IPO), tức là chuyển giao quyền sở hữu cổ phần của các công ty nội bộ giữa các nhà đầu tư trước khi các công ty này được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Blockchain NASDAQ đang được sử dụng cho thấy thế giới đang gần với việc ứng dụng các hệ thống Blockchain trong nhiều ngành công nghiệp như thế nào.
Sau khi giao dịch đầu tiên trong đó quyền sở hữu cổ phần được chuyển giao giữa các nhà đầu tư, Bob Greifeld tuyên bố đó là khoảnh khắc trọng đại trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain và là bước tiến quan trong trong lĩnh vực tài chính toàn cầu.
Bất kể lợi ích tiềm tàng của công nghệ Blockchain to lớn đến đâu, liệu các tổ chức tài chính có sẵn sàng áp dụng công nghệ này không? Họ có sẵn lòng tin rằng hàng triệu và có khi là hàng tỷ đô la giá trị giao dịch sẽ được xử lý bằng công nghệ Blockchain không? Đáp án ngắn gọn, có. Ngành công nghiệp dịch vụ tài chính là một trong những ngành đầu tiên vui vẻ thừa nhận các lợi ích đến từ việc sử dụng công nghệ Blockchain.
Nhiều công ty đã và đang dùng công nghệ Blockchain, chẳng hạn như NASDAQ trong ví dụ trên. Gần như mọi tổ chức tài chính trọng yếu trên thế giới hiện nay đang tham gia phát triển công nghệ Blockchain thông qua việc phát triển nội bộ hoặc liên doanh với các công ty khác.
NASDAQ, Visa, Citibank, Capital One đã và đang đầu tư hơn 30 triệu đôla vào trang web chain.com để thiết lập sổ cái phân tán cho các giao dich giữa các tổ chức tài chính.
Ripple là mạng lưới thanh toán có thể sử dụng để chuyển giao nhiều loại tiền tệ và hàng hóa khác nhau, hoặc bất kỳ giá trị nào dùng sổ cái phân tán.
Mạng lưới thanh toán Ripple đang được các ngân hàng và tổ chức tài chính tầm cỡ trên khắp thế giới sử dụng như một mạng lưới thanh toán cho phép các ngân hàng truyền gửi những khoản chi trả quốc tế ngay lập tức với chi phí thấp hơn nhiều so với các phương thức vốn có.
Hiện nay, 15 trong số 50 ngân hàng đứng đầu thế giới đang làm việc với Ripple để phát triển nền tảng Blockchain.
Paolo Cederle, đến từ Unicredit, đã nói, "Blockchain và các công nghệ liên quan là sự thay đổi khuôn mẫu nhận thức thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại và đang dần trở thành trọng tâm phát triển công nghệ đối với chúng ta. Nhờ quan hệ đối tác với Ripple, chúng ta đang hoàn thiện hóa hoạt động thanh toán toàn cầu với vai trò như một trong những ngân hàng tầm cỡ đầu tiên triển khai công nghệ tài chính phân tán trong bối cảnh thương mại."
Công ty công nghệ R3 đã làm việc với 25 ngân hang trọng yếu bao gồm Wells Fargo, JP Morgan và Citibank. Các công ty tham gia vào dự án này được gọi chung là Hiệp hội R3. R3 là công nghệ dữ liệu phân tán quy tụ nhiều nhà phát triển trứ danh đến từ Bitcoin Core, mật mã học và ngành công nghiệp công nghệ. Sổ cái phân tán mà họ tạo ra khác với Blockchain nhưng lại có nhiều điểm tương đồng. Mười một ngân hàng trong tập đoàn R3 đã kết nối với số cải phân tán RS.
Một cái tên nổi tiếng khác đang phát triển công nghệ Blockchain là Ngân hàng Anh. Họ nói rằng họ sẽ cam kết thay đổi nền tảng cơ sở dữ liệu và áp dụng Blockchain. Ngân hàng Anh có một đội tập trung riêng vào Blockchain, tuyên bố rằng đó là bước đối mới công nghệ then chốt của họ.
Ngân hàng Anh hy vọng tận dụng được công nghệ này để tăng cường khả năng phòng chống các cuộc tấn công mạng ngày một gia tăng, giúp hệ thống của họ chấp nhận các khoản thanh toán phi ngân hàng, từ đó công nghệ dựa tnên nền tảng Blockchain sẽ được kiểm chứng trên các hệ thống quyết toán tổng tức thời, giải quyêt hàng trăm, hàng triệu giao đích ngân hàng mỗi ngày.
Estonia là quốc gia đang sử dụng công nghệ Blockchain. Chính phủ Estonia đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động chính phủ bằng cách phát triển các Blockchain phục vụ lưu trữ hồ sơ nhận diện và sức khỏe với các lĩnh vực khác như thu thuế, cùng với việc bầu cử dự kiến được xây dựng trên những cơ sở này.
Công nghệ Blockchain đang được nhiều ngân hàng trung tâm và ngành công nghiệp tài chính ứng dụng nhanh chóng, đồng thời nó cũng trở nên phổ biến hơn với các tổ chức ngoài lĩnh vực tài chính. Phần tiếp theo mình sẽ tiếp tục share cho các bạn hiểu thêm về ứng dụng của blockchain bên ngoài lĩnh vực tài chính và mình tin chắc nó khá thú vị