Website cá nhân: Nơi doanh nghiệp và khách hàng biết bạn là ai
Với nhu cầu tìm được những nhân lực có thể thực chiến chứ không phải chỉ có kiến thức để “nói suông”. Chính vì vậy, các dự án hay các sản phẩm thực tế mà bạn đã làm sẽ là một minh chứng hùng hồn nhất để giúp bạn tiếp cận tới doanh nghiệp hay khách hàng đang có nhu cầu. Và thật ...
Với nhu cầu tìm được những nhân lực có thể thực chiến chứ không phải chỉ có kiến thức để “nói suông”. Chính vì vậy, các dự án hay các sản phẩm thực tế mà bạn đã làm sẽ là một minh chứng hùng hồn nhất để giúp bạn tiếp cận tới doanh nghiệp hay khách hàng đang có nhu cầu. Và thật tuyệt vời nếu tất cả những thông tin đó được đặt trên website cá nhân do chính tay bạn tạo ra!
Hãy đặt mình vào vị trí của 1 nhà tuyển dụng, bạn đang cần một Web Designer, nghĩa là một người có thể xây dựng 1 trang web giống như ảnh từ các file Photoshop (PSD), bạn sẽ tìm họ bằng cách nào? Các tiêu chí gì để mình đánh giá các ứng viên đó là tiềm năng?
Hãy thử xem qua email của một vài ứng viên gửi cho bạn (và nhớ rằng bạn đang là nhà tuyển dụng nhé):
Ứng viên 1: Nói Văn Suông
from: noivansuong@mail.com
subject: Xin được ứng tuyển vào vị trí Web Designer
Dear anh/chị,
Em là Nói Văn Suông, em đã đọc thông tin tuyển dụng của anh/chị và em thấy mình hoàn toàn đáp ứng đủ yêu cầu. Lý do em tự tin như thế là vì hiện tại em vừa tốt nghiệp đại học XYZ, với thành tích đạt loại Giỏi.
Nếu được ứng tuyển em sẽ cống hiến hết mình cho quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn anh/chị.
Best regards,
Suông
Ứng viên 2: Có Kinh Nghiệm
from: cokinhnghiem@mail.com
subject: Xin được ứng tuyển vào vị trí Web Designer
Dear anh/chị,
Em là Có Kinh Nghiệm, em đã có kinh nghiệm làm về Web Designer ở những công ty ABC, XYZ…
Nếu được ứng tuyển em sẽ cống hiến hết mình.
Xin chân thành cảm ơn anh/chị.
Best regards,
Nghiệm
Ứng viên 3: Có Sản Phẩm
from: cosanpham@mail.com
subject: Xin được ứng tuyển vào vị trí Web Designer
Dear anh/chị,
Em là Có Sản Phẩm, và các sản phẩm (website) của em được liệt kê tại trang https://www.cione.vn/cosanpham. Thông qua website này, quý anh/chị sẽ hiểu rõ về quá trình phát triển sản phẩm cũng như nguyện vọng và định hướng trong tương lai của em để phát triển sự nghiệp.
Nếu được ứng tuyển em sẽ cống hiến hết mình vào quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn anh/chị.
Best regards,
Phẩm
Trong suy nghĩ của bạn, bạn sẽ ưu tiên ai? Và giờ hãy xem 1 website cá nhân thực tế của 1 bạn học viên CiOne nhé
Tham khảo website cá nhân của Huỳnh Ngọc Tiển theo liên kết này: (https://www.cione.vn/ngoctienhuynh)
Với tôi, và cũng theo một số doanh nghiệp chia sẻ thì ngoài việc họ quan tâm tới khả năng chuyên môn, họ còn muốn biết bạn là ai và tương lai bạn sẽ thế nào?
Hãy cho họ biết bạn là ai trên website cá nhân?
Tại sao những nhà tuyển dụng luôn cần CV của bạn? Đơn giản vì họ muốn biết bạn là ai thông qua quá khứ của bạn. Tức là trong CV, bạn cần liệt kê đầy đủ về quá trình học tập hay làm việc thực tế của mình. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất là làm sao nhà tuyển dụng biết được thông tin mà bạn cung cấp có thực sự chính xác và khách quan hay không?
Đó là lý do tại sao mục “Người tham khảo“ lại cần có trong CV của bạn. Mục đích thì quá rõ ràng vì nhà tuyển dụng cần biết các ý kiến đánh giá từ những người này về bạn. Nhưng việc chỉ cung cấp số điện thoại hay email có vẻ là rào cản khá lớn cho nhà tuyển dụng để liên hệ tới họ. Và trên thực tế, mình ít khi thấy ai gọi đến danh sách “người tham khảo” để hỏi thăm về bạn.
Vậy ta nên làm gì cho hiệu quả? Theo mình, với sự phát triển của ngành công nghệ số ngày nay thì việc này không khó. Bạn có thể xin những ý kiến đánh giá của “người tham khảo” trên những dự án hay sản phẩm bạn đã làm. Nếu bạn đang lo sợ nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ những đánh giá đó là fake (giả), thì làm sao đây? Hãy nhớ rằng, người comment (đánh giá) bạn phải được ghi rõ Họ tên, chức danh, nơi làm việc và cách liên hệ (nhớ xin phép trước nhé).
Làm tốt điều này, bạn đã giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn là ai theo cách khách quan và đánh giá được bạn có một sự chu đáo khi thông tin về bạn quá rõ ràng. Hãy xem cách bạn Tiển thực hiện vấn đề này trên website cá nhân của bạn.
Tương lai sẽ thế nào?
Doanh nghiệp nào cũng luôn mong muốn sở hữu những nhân viên có định hướng sự nghiệp rõ ràng và biết vạch rõ con đường để đạt mục tiêu đó. Để làm tốt việc này thì bạn cần hiểu rất rõ về doanh nghiệp mà bạn muốn cống hiến, vậy ta cần hiểu gì về họ? Theo mình thì nên quan tâm những thông tin của doanh nghiệp trước khi bạn nộp đơn xin việc.
Sứ mệnh của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nào cũng có sứ mệnh, hiểu đơn giản Sứ Mệnh sẽ giúp cho doanh nghiệp đó biết mình tồn tại để làm gì (lý do mà doanh nghiệp đó ra đời và tồn tại), đối tượng phục vụ của họ là ai (khách hàng)? Một công ty làm outsourcing sẽ có sứ mệnh khác với những công ty làm product. Hãy tìm hiểu rõ và xem xét lại bản thân mình có cùng chung sứ mệnh với họ không. Theo mình, đây là câu hỏi quan trọng nhất để chính bản thân xác định có quyết tâm theo đuổi và tự tin hoàn thành mục tiêu sự nghiệp trong tương lai hay không.
Tầm nhìn của công ty trong tương lai là gì?
Cũng như cá nhân bạn, các doanh nghiệp cũng hình dung viễn cảnh tương lai của họ sẽ như thế nào, ví dụ sẽ vươn ra toàn cầu, hay trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong nước, … Và khi có thông tin hãy tự xem lại tầm nhìn đó có như bản thân bạn mong đợi không. Một công ty hiện giờ có thể nhỏ, thậm chí là 1 startup nhưng viễn cảnh (vision) của họ, chính là tương lai của ta nếu ta cống hiến cho họ lúc này.
Giá trị cốt lõi của công ty đang có và muốn bảo tồn
Những giá trị này sẽ trở thành văn hoá của công ty và dĩ nhiên nếu bạn cũng có những giá trị đó thì 60 – 70% là doanh nghiệp và bạn là 1 cặp đôi hoàn hảo, có thể “trăm năm hạnh phúc” với nhau rồi. Ví dụ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đang hướng đến là sự chân thành, cởi mở, uy tín của tập thể, trong khi ta là người thiếu cởi mở, hay thất tín thì dù ta có tài giỏi tới đâu thì cũng khó mà hoà hợp với họ, vì giá trị cốt lõi (core value) là văn hoá mà doanh nghiệp rất hiếm khi thay đổi. Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi cho biết doanh nghiệp đó là ai và bạn cũng vậy, nếu đồng nhất thì hãy mạnh dạn tin theo và trình bày với họ, bạn sẽ là 1 ứng viên số một.
Hiện trạng và qui mô của doanh nghiệp hiện tại
Thông tin này thì dễ có rồi, đó là công ty hiện có bao nhiêu nhân viên, trụ sở ở đâu, có bao nhiêu chi nhánh, thành tích gì, các leader là ai,… Những thông tin này sẽ giúp bạn thêm điểm trong mắt họ vì sự quan tâm chu đáo.
Kế hoạch của doanh nghiệp
Kế hoạch này liên quan tới công việc mà bạn muốn xin vào là gì trong tương lai. Nếu bạn là dân Marketing thì kế hoạch Marketing của họ hiện nay và trong tương lai, còn bạn là 1 Developer thì hãy tìm hiểu về kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Developer, họ muốn sẽ đạt ở level nào, phát triển thêm những kỹ năng gì, … Bạn nắm rõ, chứng tỏ bạn rất quan tâm nhu cầu của họ và sẵn sàng đạt được cái họ mong đợi. Thật tuyệt vời khi có 1 người nhân viên như bạn.
Có thể còn nhiều thông tin hơn ngoài những gì mình đề cập, và nếu bạn nắm càng rõ, càng nhiều càng tốt. Mục tiêu bạn nắm rõ về họ không chỉ là thể hiện sự quan tâm chân thành của bạn mà quan trọng hơn là sự nghiêm túc với bản thân mình khi xem xét kỹ lưỡng giữa họ và mình có thật sự hoà hợp để có thể cùng nhau tiến tới sứ mệnh chung (của doanh nghiệp) và sứ mệnh cá nhân (của mình). Nếu bạn làm tốt điều này thì chẳng bao giờ bạn than rằng “đi làm chán quá”, “công việc chẳng thú vị gì”, “công ty không giúp mình thăng tiến”,… vì bạn hoàn toàn chủ động và đủ bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách cùng họ.
Để khép lại bài viết này, bạn hãy dành ít thời gian xem phần trình bày định hướng sự nghiệp cá nhân của bạn Tiển nhé.
Trích từ trang web cá nhân của Huỳnh Ngọc Tiển (https://www.cione.vn/ngoctienhuynh)
Từ nhỏ tôi là người đã có sở thích khám phá những đồ chơi chơi điện tử, từ xe ô tô chạy pin cho tới remote ti vi, quạt máy,… tôi cảm thấy thích thú với những thiết bị tự động. Mặc dù không có ít lần bị ba mẹ la mắng bởi những chiếc đồ chơi hay đồ dùng ấy phải đi vào sọt rác hoặc tốn không ít chi phí để sửa chữa :).
Tuy nhiên, sở thích đó dần trở thành đam mê khi tôi bắt đầu tiếp xúc với máy tính, sự tò mò và khao khát am hiểu về nó đã dẫn tôi tìm tới ngành CNTT, giấc mơ đó bắt đầu được thực hiện khi tôi nhận giấy báo đậu ĐH Tôn Đức Thắng.
Tôi đã tập trung học tập những môn chuyên ngành để tận tay làm ra các sản phẩm công nghệ mà trước đó mình nghĩ nó quá xa so với khả năng. Càng học, càng làm thì tôi càng đam mê. Tuy nhiên, CNTT là một lĩnh vực quá rộng và đến lúc tôi cần xác định sẽ học chuyên sâu về một chuyên ngành trong lĩnh vực này để được xã hội công nhận là expert (chuyên gia).
Có quá nhiều thứ mình thích nhưng duyên may vào một ngày đẹp trời tôi biết tới 1 website đào tạo về Web Developer chuyên sâu. Sau khi tìm hiểu và học thử thấy hấp dẫn bởi 1 mô hình có chất lượng hiếm thấy. Nhưng cái mà đã làm tôi quyết định theo đuổi Web Developer này chính là từ người Coach Website này, anh ấy cho tôi thấy rõ về bức trang toàn cảnh của 1 Web Developer cũng như cơ hội phát triển sự nghiệp này như thế nào. Website mà tôi nói tới không đâu khác, chính là CiOne.vn.
Sau 3 tháng học cùng với các Mentor ở đây, tôi đã trưởng thành và CiOne cho tôi cơ hội thể hiện khả năng khi giao việc thiết kế trang chủ của họ. Cuối cùng, tôi cũng hoàn thành và vui sướng khi được CiOne chấp nhận làm giao diện chính thức. Tôi may mắn nhưng may mắn đến từ việc tôi chấp nhận thử thách và luôn sẵn sàng đón nhận các cơ hội.
Qua khoảng gần 4 tháng làm việc, tiếp xúc và tìm hiểu thì tôi biết rõ sứ mệnh và tầm nhìn của CiOne. Dù là một startup đang chứng tỏ mô hình của mình nhưng tôi thấy những giá trị và sứ mệnh của CiOne rất phù hợp với con người của tôi. Và tôi mong muốn sẽ cùng đóng góp với CiOne trong sứ mệnh chung “Giúp hàng triệu người có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển sự nghiệp thông qua ngành công nghệ số này”.
Kế hoạch trong năm tới của tôi sẽ thành thạo NodeJS để cùng CTO phát triển hệ thống eLearning ngày càng hoàn thiện và trong 3 năm tới, tôi sẽ đào tạo ít nhất được 20 Developer với trình độ senior để cùng CiOne phát triển hệ thống mà đáp ứng nhu cầu khi mở rộng thị trường tới các nước khu vực Đông Nam Á.
Tổng kết
Khi ta nghiêm túc trong việc phát triển sự nghiệp và biết cách “show off” (thể hiện) năng lực, bao gồm: thái độ, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thành thục thì không doanh nghiệp nào không muốn sở hữu ta cả.
Hãy mạnh dạn làm website cá nhân và nhắm thẳng tới công ty mà ta mong muốn, cần thật hiểu rõ về họ. “Rõ người rõ ta, trăm trận trăm thắng”. Xin chúc bạn thành công!