07/09/2018, 14:10

Freelancer và câu chuyện về giấc mơ tự do nghề nghiệp

Freelancer hay freelance là một thuật ngữ đã quá quen thuộc trong những năm gần đây. Không chỉ riêng đối với ngành web nói riêng mà cả những ngành nghề khác cũng đang rầm rộ với phong trào này. Vậy nó là gì và nó có gì mà “ hot ” đến như vậy? Freelancer là gì? Theo Wikipedia ...

Freelancer hay freelance là một thuật ngữ đã quá quen thuộc trong những năm gần đây. Không chỉ riêng đối với ngành web nói riêng mà cả những ngành nghề khác cũng đang rầm rộ với phong trào này. Vậy nó là gì và nó có gì mà “hot” đến như vậy?

Freelancer là gì?

Theo Wikipedia định nghĩa:

Freelance được hiểu theo nghĩa là làm việc tự do. Những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này thì được gọi bằng danh từ Freelancer (người làm tự do), để chỉ những người làm việc theo cung cách tự quản, không bị giới hạn về quy củ, môi trường, địa điểm và thời gian làm việc.

Lính Đánh Thuê

Còn với tôi, khái niệm đơn giản về Freelancer có thể hiểu là những người lính đánh thuê. Giống như kiểu các anh chàng trong series phim nổi tiếng The Expandables. Với tay nghề cao, họ được nhận một nhiệm vụ với một khoản lợi nhuận (bằng tiền mặt) khổng lồ. Nhưng trái ngược với loại hình làm việc theo kiểu nhân viên công ty, bạn sẽ không hề có bảo hiểm hay các khoản trợ cấp nào khác. Tất cả những thứ đó bạn đều phải tự chi trả.

Tự do giờ giấc

Điều gì khiến nó hấp dẫn?

Tuy nhiên, nó có gì hấp dẫn đến như vậy? Đó chính là sự tự do về giờ giấc và không gian làm việc. Bạn chỉ cần đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành sản phẩm được giao. Bên thuê sẽ chẳng bao giờ quan tâm bạn đang làm việc ở đâu hay giờ giấc như thế nào? Họ chỉ quan tâm duy nhất hai điều: thời hạnchất lượng. Do đó, thường có một số lượng lớn các bạn có thâm niên nghề nghiệp nói chung sẽ có xu hướng trở thành các tay đánh thuê cho một số dự án khác ngoài công việc chính của họ.

Vì sao ư? Như đã trình bày, kiểu làm việc này có những thuận lợi về không gianthời gian. Cộng thêm việc bạn đã có thâm niên trong nghề nữa thì việc giải quyết vấn đề chuyên môn có thể nói là “dễ như trở bàn tay”.

Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

Từ câu chuyện của doanh nghiệp

Còn đối với doanh nghiệp thì sao? Nếu phải nuôi cả một đội chỉ để làm một việc mà một người có thâm niên có thể giải quyết tốt nhất và nhanh gọn nhất thì đây chính là chìa khóa của bài toán về vấn đề: chi phí. Do đó, doanh nghiệp sẽ không ngần ngại chi trả một khoản lớn (đối với bạn) để giải quyết vấn đề đó thay vì phải trả nhiều khoản lớn hơn (đối với doanh nghiệp). Chưa kể các khoản về chi phí quản lý cũng như chi phí nhân công và các khoản phụ phí khác nữa.

Tất cả các bài toán hóc búa này sẽ được các tay lính đánh thuê giải quyết nhanh gọn để đạt đến mục tiêu cuối cùng cho cả hai phía đó là: hai bên đều có lợi. Thêm một điều tuyệt vời nữa cho các freelancer đó là họ không bị hạn chế về số lượng công việc hay dự án. Chỉ cần quản lý tốt, một freelancer có thể cùng lúc nhận 2~3 dự án là chuyện bình thường.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công việc cần các tay freelancer lành nghề. Từ thiết kế, lập trình, đồ họa, kế toán đến cả nhà báo, nhà văn, phiên dịch hay biên dịch,… Rất đa dạng và phong phú!

Front-End Developer

Đến những con số cụ thể

Theo thống kê của Vlance – một trong số các website cầu nối giữa freelancer và các chủ doanh nghiệp cho biết: Trong năm 2015, ước tính có hơn 6.000 việc làm cần thuê freelancer. Cho đến hiện tại thì có hơn 100 việc làm cần thuê freelancer mỗi ngày. Riêng đối với ngành lập trình và thiết kế web thì chiếm từ 60~70%. Đây là con số khá hấp dẫn với các bạn đang theo lộ trình trở thành Web Developer nói riêng cũng như là nguồn công việc rất tiềm năng với lao động Việt Nam nói chung. Nhằm tận dụng thời gian và sử dụng chuyên môn nghiệp vụ của mình để tăng thu nhập. Đồng thời cũng là chìa khóa cho doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề “tai trái” của mình. Vậy thì đối với các Front-End Developer có gì hot hay không?

Freelancer Front-End Developer

Freelancer Front-End Developer

Đây là một phần khá hấp dẫn đối với bất cứ bạn nào dù là beginner hay đã trở thành master trong lĩnh vực này. Theo thống kê của riêng cá nhân tôi, trên các trang việc làm trực tuyến, số công việc liên quan đến ngành này là vào khoảng 20~30% mỗi ngày. Đó là chưa kể đến các hội nhóm hay trang làm việc khác trên các mạng xã hội. Và đó cũng chỉ mới là ở thị trường Việt Nam nói riêng. Nếu đối với thị trường online trên thế giới thì con số này có lẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Vậy Freelancer Front End Developer sẽ làm những công việc nào?

Công việc mà các freelancer Front-End được thuê hầu như sẽ có rất nhiều thể loại từ dễ đến dễ hơn. Dễ hơn ở đây là đối với những bạn đã nắm hết các kỹ thuật chuyên sâu. Nhưng về cơ bản sẽ như là:

  1. Cắt layout từ file Photoshop
  2. Dựng layout từ đầu bằng Bootstrap
  3. Hoặc thậm chí là thuê viết hẳn ứng dụng luôn
  4. Hay chỉ đơn giản là chỉnh sửa, thêm bớt các module bằng HTML, CSS, JavaScript

Như các bạn thấy đó, rõ ràng là có rất nhiều công việc hấp dẫn đang chờ bạn. Còn với mức thu nhập có hấp dẫn hay không? Nó lại nằm ở chỗ khác nữa. Đó là về kỹ năng đàm phán với khách hàng nên chúng tạm thời sẽ không được bàn đến. Tuy nhiên, hầu hết các công việc trên đều có các mức thu nhập hấp dẫn.

Đối với các master (dạng bậc thầy) thì đây có vẻ là một cơ hội tốt cần phải nắm bắt. Nhưng đối với beginner thì sao? Họ cần phải có những kiến thức nền tảng và lộ trình như thế nào cho đúng để thâm nhập được vào con đường “đánh thuê” hấp dẫn này?

Lộ trình Front-End Developer cho Beginner

Với những cơ hội lớn như vậy, một beginner có đam mê thực sự sẽ tìm cách biến mình trở thành master và bắt đầu hành trình “đánh thuê” của mình. Để đạt được điều đó, tôi và các đồng nghiệp trong CiOne xin được phép đề xuất cho bạn một hướng đi rõ ràng. Chúng bao gồm 7 kỹ năng thiết yếu và theo tuần tự như sau:

HTML5 & CSS3

Đây là hai kỹ năng chính quan trọng đầu tiên. Chúng giúp bạn trình bày và trang trí cũng như chỉnh sửa bất kỳ giao diện nào mà bạn muốn. Quan trọng nhất là kỹ thuật trình bày giao diện mang tính ngữ nghĩa với HTML5. Tiếp đến là kỹ năng xây dựng Responsive Web Design với CSS3. Đây là hai ngôn ngữ cơ bản nhất  trong thế giới web. Nhưng bắt buộc bất kỳ một web developer nào cũng phải nắm rõ trước khi đến một bước kế tiếp nào đó trên con đường làm chủ ngành này.

JavaScript (kèm thêm jQuery JavaScript Framework)

Đây là ngôn ngữ cần thiết để lập trình các tính năng tương tác với người sử dụng. Từ click chuột, nhấn phím, rê chuột đến xử lý nhập liệu thông tin tại giao diện người dùng. Tất cả đều được xử lý với các hiệu ứng bắt mắt. Học thêm jQuery để bạn thấy được thư viện được xây dựng trên nền tảng JavaScript này nó lợi hại đến mức độ nào khi bạn viết ít nhưng lại làm được rất nhiều. Write less do more – jQuery quote.

AJAX & JSON

Đây là bộ đôi kết hợp rất ăn ý. Với công nghệ AJAX làm nhiệm vụ xử lý thông tin tại máy khách và đưa về máy chủ. Hoặc ngược lại là lấy thông tin từ máy chủ ra hiển thị phía máy khách mà không cần tải lại toàn bộ trang (reloading page).

Còn JSON được hiểu đơn giản như là một loại định dạng cho dữ liệu. Nó giúp việc trao đổi giữa các ngôn ngữ lập trình được tiện lợi hơn. Ví dụ như việc bạn gửi dữ liệu lên phía máy chủ bằng AJAX (JavaScript). Sau đó nhận dữ liệu đã được xử lý từ phía máy chủ (PHP, ASP,…),. Bạn thấy rõ ràng, các ngôn ngữ khác nhau đã có thể giao tiếp được với nhau qua một định dạng dữ liệu thống nhất. Bộ đôi này thường đi liền với nhau trong việc xử lý các thao tác gửi, nhận dữ liệu.

AngularJS

Đây là một thư viện viết bằng JavaScript. Nhưng khác hẳn với jQuery ở chỗ nó được sử dụng nhằm mục đích để xây dựng các ứng dụng ở dạng SPA (Single Page App). Tức là toàn bộ nội dung và thao tác xử lý đều nằm trên một trang duy nhất mà không cần phải tải lại trang. Đương nhiên nó sẽ sử dụng bộ đôi AJAX và JSON phía trên để làm được điều này.

Bootstrap

Đây là một CSS Framework khá mạnh mẽ với độ phổ biến rất cao. Nó giúp bạn dựng layout cho một trang web nhanh chóng mặt so với cách viết CSS thông thường. Đặc biệt nó còn hỗ trợ Responsive Web Design rất tốt. Qua đó giúp hiển thị giao diện tốt nhất trên hầu hết các thiết bị di động. Ngoài ra nó còn hỗ trợ thêm cho việc xử lý thao tác. Thế nên việc học thêm cái này là rất lợi chứ không hề hại chút nào.

Photoshop

Hầu hết các bản thiết kế đều được dựng từ phần mềm Photoshop. Do đó việc biết sử dụng phần mềm này được xem như là một yêu cầu khi làm việc. Tuy nhiên, “biết” ở đây chỉ đơn giản là biết cách sử dụng các công cụ nhằm giúp các bạn trích xuất hình ảnh, font chữ, và các thành phần trên file PSD – file thiết kế từ phần mềm Photoshop mà thôi. Không nhất thiết phải biết chỉnh sửa hay xử lý ảnh gì đâu.

Và một chút sáng tạo

Câu nói “điểm mạnh của một Front-End Developer là tính sáng tạo” quả thật không sai chút nào. Đối với một giao diện website, sau khi thiết kế, nó chỉ đơn thuần là một giao diện tĩnh. Hoàn toàn không thể sinh động khi bạn không biết cách thêm thắt những hiệu ứng, những xử lý tương tác sao cho phù hợp với người dùng của doanh nghiệp đó. Bởi vậy ngoài 6 yếu tố trên thì yếu tố thứ 7 này mang tính chất chiến lược. Nó giúp bạn thành công hơn khi đã hội tụ đủ những yếu tố phía trên.

Vậy CiOne sẽ giúp ích gì cho bạn?

Không biết sau khi đọc hết được lộ trình phía trên, các bạn đã hình dung được những gì mà mình cần đào sâu để có thể trở thành một freelancer lành nghề hay chưa? Thật tuyệt vời khi CiOne cũng đã xây dựng hoàn tất lộ trình “Thiết kế web theo chuẩn” tại đây. Với mong muốn đem lại kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu cho các bạn trẻ đang là beginner mong muốn trở thành một Web Developer thực thụ.

Gói lộ trình trên sẽ giúp bạn từng bước tiếp cận với ngành Web nói chung cũng như đào bới chuyên sâu vào hai ngôn ngữ chính là HTML5 và CSS3. Ngoài ra, CiOne cũng đang tích cực xây dựng hoàn tất gói lộ trình Front-End để giúp cho các bạn có kiến thức chuyên sâu để trở thành những tay lính đánh thuê “đúng nghĩa”. Sau đó bước chân vào kiếm tiền cùng với hàng đống các công việc trên mạng đang chờ bạn.

Kết

Nếu bạn đã đọc đến đây rồi mà vẫn còn cảm thấy mơ hồ. Tôi đề nghị bạn truy cập ngay vào đây để cùng trải nghiệm gói lộ trình “Thiết kế web” tại CiOne. Và hơn nữa, bạn sẽ được các chuyên gia có thâm niên tư vấn “miễn phí“. Qua đó giúp bạn làm rõ hơn về con đường mà mình đang chọn. Thế nên đừng ngần ngại khi bạn chẳng thiệt hại gì. Nếu có cơ hội, chúng tôi mong sớm được trò chuyện với bạn!

0