04/10/2018, 23:16

Một số lưu ý để viết một CV "cực chất"

Trong quá trình học tập, làm việc chắc hẳn các bạn cũng đã nghe tới cụm từ “CV” đúng không nào. Như vậy thì CV thực chất nó là gì? Tại sao lại cần thiết như vậy? CV là viết tắt của từ "Curriculum Vitae". CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt ...

Trong quá trình học tập, làm việc chắc hẳn các bạn cũng đã nghe tới cụm từ “CV” đúng không nào. Như vậy thì CV thực chất nó là gì? Tại sao lại cần thiết như vậy?

CV là viết tắt của từ "Curriculum Vitae". CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển.

Hiện nay, CV là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét từng ứng viên, thậm chí là cơ sở chính để loại những ứng viên không phù hợp trước vòng phỏng vấn. Và sau đây chúng mình sẽ liệt kê một vài lưu ý để giúp các bạn trong quá trình thiết kế một CV nhé. (Đây chỉ là những lưu ý THAM KHẢO giúp cho bạn thiết kế những CV cơ bản, việc viết một CV còn tùy vào khả năng và óc sáng tạo của các bạn nữa).

1. Những điều c-ơ-b-ả-n của một CV

Điều mà trong CV của bạn nhất định phải có chính là Tên, Ngày sinh, Địa chỉ, Số điện thoại và Địa chỉ mail.

Về phần email, bạn nên dùng email có tên của bạn để các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận ra bạn là ai. ĐẶC BIỆT tránh dùng những email với những biệt danh đặc biệt như “co_be_dethuong@...”, “cuncon_dangyeu@...”.

Bên cạnh đó bạn có thể thêm vào CV con số, màu sắc yêu thích của bạn, hoặc là một câu châm ngôn bạn tâm đắc nhất. Điều này sẽ làm cho người đọc CV hiểu hơn về tính cách của bạn.

2. Chọn đúng phong cách CV:

Việc lựa chọn đúng phong cách để thiết kế CV cho riêng mình cũng là một điều cần phải lưu ý.

Ta có thể chia CV ra thành 3 loại:

CV theo thời gian: sẽ tập trung vào các kinh nghiệm nghề nghiệp, sau đó liệt kê lại theo trình tự thời gian.

CV theo chức năng: sẽ tập trung vào các kỹ năng của bạn.

CV tổng hợp: thích hợp cho các sinh viên mới ra trường – những bạn chưa có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Nếu viết theo kiểu này, bạn vừa có thể nhấn mạnh các kỹ năng, vừa có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách làm nổi bật những kinh nghiệm mà bạn đang có. Theo dạng này, các bạn có thể phân CV ra thành 3 phần: Kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm học tập và các hoạt động ngoại khóa đã tham gia.

3. Khi viết về kinh nghiệm, NÊN đi kèm với kỹ năng:

Ví dụ, bạn đã từng làm quản lý của một cửa hàng, thì như vậy chắc chắn là bạn phải có khả năng giao tiếp, đáng tin cậy và có khả năng quản lý. Khi làm bất cứ một công việc gì thì chắc hẳn bạn sẽ có những kinh nghiệm về việc đó. Vì thế nên đừng ngại ngần gì mà hãy viết ra những hoạt động, kinh nghiệm nổi bật trong quá trình học tập, làm việc của bạn.

Kinh nghiệm thì nên đi kèm với kỹ năng.

4. Đừng quên các hoạt động học tập, chương trình tình nguyện

Những kỹ năng chuyên ngành của các bạn cũng sẽ rất hấp dẫn các nhà tuyển dụng. Bạn cũng nên nhấn mạnh vào thái độ học trong học tập, làm việc và cũng như những thế mạnh trong các bài tập, dự án ở trường học của bạn.các bài tập, dự án ở trường học của bạn.

Bạn cũng nên liệt kê ra các chứng chỉ Tin học, Anh văn,.. hoặc các giải thưởng khác mà bạn đang có (chẳng hạn như TOEIC, IELTS,...). Đây sẽ là điểm giúp tạo ra sự khác biệt giữa bạn và các thí sinh khác.

Bên cạnh đó thì những hoạt động tình nguyện, những chương trình bạn đã từng tham gia cũng nên được đề cập tới.

Các hoạt động, tình nguyện nổi bật

TÓM LẠI: NHỮNG ĐIỀU NÊN - KHÔNG NÊN

NÊN:

  • Trình bày nội dung súc tích nhưng đủ ý, độ dài khoảng 1 - 2 trang A4.
  • Sử dụng các động từ mạnh, cuốn hút người đọc trong CV.
  • Sắp xếp thứ tự các phần logic, theo thứ tự thời gian từ quá khứ - hiện tại.
  • Chú trọng hơn vào số liệu thực tế, cụ thể về những gì mà bạn đang có.
  • Kiểm tra thật kỹ cú pháp, chính tả của CV trước khi gửi đi.

KHÔNG NÊN:

  • Liệt kê quá nhiều kinh nghiệm (chỉ nên tập trung phân tích những kinh nghiệm chính).
  • Trình bày hồ sơ thiếu chuyên nghiệp (tránh việc sai chính tả, sai ngữ pháp, trình bày lủng củng, lỗi font chữ…).
  • Nêu quá nhiều chi tiết thông tin cá nhân. Thay vào đó nên tập trung vào: kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn của mình như thế nào…

Nguồn: Facebook Ban học tập Công nghệ Thông tin

0