10 BƯỚC ĐỂ TẠO MỘT GAME
Bài hướng dẫn này sẽ đưa các bạn qua những bước cơ bản để tạo ra được một game, thông qua 10 bước, các bạn sẽ được trải nghiệm quá trình mà game được hình thành. Bước 1: Cơ chế hoạt động cơ bản Giả sử như ta muốn tạo ra một game 2D bắn quái vật như hình dưới đây: Theo các bạn, các cơ ...
Bài hướng dẫn này sẽ đưa các bạn qua những bước cơ bản để tạo ra được một game, thông qua 10 bước, các bạn sẽ được trải nghiệm quá trình mà game được hình thành.
Bước 1: Cơ chế hoạt động cơ bản
Giả sử như ta muốn tạo ra một game 2D bắn quái vật như hình dưới đây:
Theo các bạn, các cơ chế hoạt động mà chúng ta cần làm trong game này là gì? Câu trả lời rất đơn giản: Trong game này, cơ chế hoạt động cần có bao gồm việc nhân vật điều khiển của chúng ta có thể di chuyển sang trái hoặc sang phải, quái vật cũng có thể di chuyển hoặc không, nhảy được , bắn được. Nếu bắn trúng quái vật thì quái vật phải bị tiêu diệt và sau đó nó lại được tạo ra để trò chơi tiếp tục.
Trong bài hướng dẫn này chúng ta sẽ không đi sâu vào việc điều kiện thắng thua, máu của nhân vật. Tiếp tục sang bước thứ 2 nào !
Bước 2 : Thêm Animation
Trong game không thể thiếu các animation cho từng nhân vật, nó sẽ làm cho game của chúng ta trở nên sinh động và quấn hút hơn.
Chúng ta thêm animation cho việc đứng im, đi lại, nhảy nhót hoặc cả việc bắn đạn cho nhân vật chính. Với quái vật, ta chỉ cần thêm animation cho việc đi lại của chúng. Việc thêm animation cho các nhân vật sẽ giúp bạn cảm nhận được việc các nhân vật trong thế giới game mà bạn tạo ra có phù hợp với nhau hay không ?
Bước 3: Thêm hiệu ứng âm thanh
Bằng việc tạo ra các hiệu ứng âm thanh vô cùng cơ bản ngay trong giai đoạn đầu của việc phát triển game, thì việc cải tạo và nâng cấp chất lượng âm thanh sau này sẽ rất dễ dàng.
Chúng ta có thể thêm ba hiệu ứng âm thanh cho việc bắn, nhảy và khi đạn trúng quái vật.
Giống như việc thêm animation, thêm hiệu ứng âm thanh ở giai đoạn đầu của việc phát triển sẽ cho bạn đủ thời gian để nhận xét xem tài nguyên trong game của bạn có phù hợp không. Việc thêm hiệu ứng âm thanh vào giai đoạn cuối sẽ rất nguy hiểm bởi khi đó các nhân vật của chúng ta đã trở nên quá phức tạp, thêm âm thanh cho từng hành động ,cử chỉ của nhân vật là vô cùng khó khăn, chưa kể đến việc khi kết hợp các âm thanh lại sẽ không phù hợp với nhau dẫn đến việc bạn phải phá bỏ tất cả đi để làm lại.
Bước 4 : Thêm chi tiết cho màn chơi
Ở bước này, chúng ta thay đổi các chi tiết cho màn chơi ví dụ như hình nền, các bức tường,.. Việc này không làm thay đổi cơ chế hay các hoạt động gì trong game mà đơn thuần chỉ là việc thay thế về mặt hình ảnh . Những thay đổi nhỏ này sẽ ảnh hưởng lớn đến những trải nghiệm của trò chơi.
Bước 5: Phương thẳng đứng và giới thiệu về việc biến đổi.
Trong bước này, chúng ta sẽ thêm vào một cơ chế nổi tiếng được sử dụng rộng rãi trong các game, đó chính là việc nhảy kép.
Việc thêm cơ chế nhảy kép vào không đơn thuần chỉ là làm cho nhân vật của chúng ta nhảy cao hơn và xa hơn, mà nó còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn thế.
Việc nhảy bình thường của nhân vật lúc nào được cố định độ cao và tốc độ. Trong một vài game thì cho phép nhân vật nhảy cao hơn nhờ vào việc giữ nút nhảy. Nhưng với việc nhảy cơ bản, nhân vật bị giới hạn vào trong một quyết định , khi phím được nhấn thì không còn lựa chọn nào khác. Không có sự biến đổi nào. Bằng việc thêm vào cơ chế nhảy kép, ta cho người chơi một sự lựa chọn, và đưa ra trải nghiệm về việc nhảy cho người chơi. Chúng ta có thể đưa vào hàng tá các lựa chọn ví dụ như giày bay, tên lửa,.. nói chung là các kĩ năng để bay. Nhưng rốt cục thì chúng cũng trở nên dư thừa vào không cần thiết. Các lựa chọn phải trở nên hữu dụng trong nhiều tình huống . Bằng việc thêm vào nhảy kép, chúng ta đã thêm phương thẳng đứng cho màn chơi mà không làm thay đổi cơ chế của game giống như là lắp động cơ tên lửa cho nhân vật. Những tình huống mà ta có thể sử lý bằng việc nhảy kép là vô cùng nhiều . Ví dụ như việc tránh quái vật bằng nhảy bình thường, đối với quái vật to hơn thì ta phải nhảy kép hoặc một sự kết hợp giữa nhảy thường và nhảy kép để tránh đồn của con trùm cuối.Việc này tạo nên một chiến lược cho việc di chuyển của nhân vật và vô vàn tình huống chỉ bằng một cơ chế nhảy đơn giản.
Bước 6: Cải thiện màn đấu súng thông qua phản hồi của người chơi và sự ngẫu nhiên
Bước này sẽ làm cho game của bạn trở nên sống động hơn thông qua việc cải thiện về hình ảnh, âm thanh, việc thưởng & rủi ro và sự ngẫu nhiên.
1.Phản hồi hình ảnh
Ở những bước trước thì màn đấu súng giữa nhân vật và quái vật rất nhàm chán và đơn giản vì không có bất cứ hiệu ứng hình ảnh gì cho viên đạn. Đơn giản chỉ là viên đạn được tạo ra khi bấm nút thôi. Bằng việc thêm ánh chớp và tằng kích cỡ cho viên đạn, chúng ta làm cho người chơi trải nghiệm game một cách thỏa mãn hơn. Nhờ hiệu ứng đó mà viên đạn bỗng chốc trở thành một nhân vật chính mới, và là điều vô cùng quan trọng trong game đấu súng.
2.Phản hồi âm thanh
Ở bước 3 chúng ta đã thêm vào một âm thanh đơn giản cho tiếng đạn thì bây giờ thay thế vào đó, ta chuyển âm thanh đó thành tiếng nổ to và dày để cho âm thanh và hình ảnh ăn khớp nhau hơn.
3.Thưởng và rủi ro
Trong một game bắn súng thì nhiều người chơi sẽ sử dụng bắn tự động. Không phải vì ngón tay của họ bị mỏi mà là do việc bắn tự động này không đem lại rủi ro gì.
Nếu người chơi không bị phạt gì cho việc bắn súng thì việc bắn súng sẽ trở nên vô nghĩa và thi vị. Chúng ta đặt ra những lựa chọn cho người chơi để họ quyết định xem có nên bắn hay không. Và từ đó sẽ có những rủi ro và thưởng cho việc bắn súng.
Chúng ta có thêm việc bị đẩy lùi về sau cho mỗi phát bắn. Từ đó có thể tạo ra những cảnh như chông gai, hoặc mối đe dọa khác nếu như người chơi đi vào phải. Việc này dẫn đến một lối suy nghĩ cho người chơi khi nào nên bắn đạn và khi nào thì không nên. Bạn có thể nhận hàng tá phần thưởng cho việc bắn quái vật nhưng cũng sẽ chịu rủi ro cho việc bạn đi vào không đúng chỗ.
4.Sự ngẫu nhiên
Đây là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để làm cho game của chúng ta trở nên sống động hơn. Việc thêm âm thanh cho mỗi kiểu nhảy hoặc thêm âm thanh cho mỗi phát đạn cũng là sự ngẫu nhiên. Ngoài ra ta có thể thêm sự ngẫu nhiên cho quỹ đạo bay của viên đạn, nó sẽ làm cho việc bắn trở nên thực tế vào thu hút hơn.
Bước 7: Đẩy lùi quái vật
Ở bước này chúng ta sẽ làm cho game trở nên thú vị hơn bằng việc thêm máu cho quái vật và hiệu ứng đẩy lùi. Khi viên đạn trúng quái vật, quái vật sẽ trở nên ửng đỏ và bị đẩy lùi lại phía sau một chút, cùng với đó hướng đi của quái vật sẽ hướng về phía nhân vật . Cần phải trúng 5 viên đạn để giết được một con quái vật, điều này tạo ra thử thách cho màn chơi.
Điều này làm cho quái trở nên hấp dẫn hơn và tạo trải nghiệm thoải mái hơn.
Bước 8: Particales (Hiệu ứng hành động)
Việc thêm các hiệu ứng nhỏ cho từng hành động của nhân vật sẽ làm cho game trở nên sống động hơn rất nhiều. Đơn giản là thêm hiệu ứng bụi cho việc nhân vật rơi xuống hay khói cho việc bắn đạn.
Hoặc thay thế cho việc viên đạn biến mất một cách bình thường khi trúng quái vật, chúng ta có thể tạo hiệu ứng vỡ thành từng mảnh vụn cho nó rồi mới biến mất. Khi mà mọi đối tượng ở trong game đều trở nên sống động thì bản thân game sẽ trở nên sống động.
Bước 9 : Quái vật chết và giá trị của sự liên tục
Tiêu diệt quái vật là một trong những khoảnh khắc vui vẻ nhất khi ta chơi một game, vì vậy việc thêm hiệu ứng cho cái chết của chúng sẽ làm cho ta cảm thấy thỏa mãn hơn. Đơn giản chỉ là làm cho chúng nổ tung thành từng mảnh hoặc làm cho màn hình rung lắc mỗi khi chúng chết.
Việc nổ tung thành từng vung vãi trên màn chơi là một yếu tố quan trọng trong game gọi là Permanence (sự liên tục). Bởi vì nó là một bằng chứng cho thấy rằng bạn đã tiêu diệt được một quái vật và nó như là một lời nhắc nhở rằng bạn đã chiến thắng game này.
Bước 10 : Những xử lý cuối cùng
Một bản nhạc nền hay hình nền động chạy là những xử lý mà chúng ta nên thêm vào trong bước này. Việc tạo ra những lớp ảnh nền cũng rất quan trọng vì nó tạo ra chiều sâu cho game và tạo một thế giới quan cho người chơi. Không chỉ dừng ở đó, việc thêm vào những xử lý để làm cho game trở nên thực tế hơn là vô cùng nhiều, và không giới hạn . Vì vậy những việc mà ta cần làm là trải nghiệm và tiếp tục mở rộng thêm.
Kết luận
Thông quan 10 bước trên, từ một ý tưởng đơn giản thi vị, chúng ta đã có một trò chơi với hình ảnh , màu sắc , âm thanh cùng với lối chơi đa dạng không nhàm chán, đem đến cho người chơi trải nghiệm rõ ràng nhất. Mong rằng, bài hướng dẫn này sẽ giúp đỡ cho những người mới bắt đầu phát triển về game có một lộ trình rõ ràng để tạo ra những game sống động và quấn hút.