12/08/2018, 13:42

10 điều bạn nên làm nếu muốn trở thành một tester giỏi

Không ai có thể tự nhận mình là một tester nổi trội. Software testing yêu cầu một số các kĩ năng nhất định và một tester giỏi là những người tiếp tục cố gắng để mở mang kiến thức và rèn luyện thêm các kỹ năng của mình. Một cách ngắn gọn, một tester giỏi là một người luôn luôn cầu tiến. Vậy ...

Không ai có thể tự nhận mình là một tester nổi trội. Software testing yêu cầu một số các kĩ năng nhất định và một tester giỏi là những người tiếp tục cố gắng để mở mang kiến thức và rèn luyện thêm các kỹ năng của mình. Một cách ngắn gọn, một tester giỏi là một người luôn luôn cầu tiến.

9f1xuiotk7_Keep_Calm_And_Test.png

Vậy làm thế nào để trở nên giỏi hơn?

Gần đây chúng tôi đã đặt ra câu hỏi này trên uTest Forums với hơn 80 000 QA chuyên nghiệp. Và dưới đây là 10 câu trả lời nổi bật nhất cho câu hỏi trên:

1. Chất lượng hơn số lượng

qualityimage-300x219.jpg

“Đây là 10 000 bug...chúc may mắn!” Tester đừng bao giờ đặt số lượng làm mục tiêu phải đạt được. Xác định các bug quan trọng và bất thường sẽ giúp công ty hoặc lập trình viên ý thức về những bug đó quan trọng hơn nhiều lần so với việc tập chung vào số lượng.

2. Học cách ưu tiên

Song song với quan điểm “chất lượng hơn số lượng” độ ưu tiên trong kiểm thử cũng cực kì quan trọng. Việc kiểm thử các phần thiết yếu của một ứng dụng trước khi đi vào các chi tiết khác giúp bạn tìm được những bug quan trọng một cách sớm nhất. Điều này cho phép đội phát triển có thể fix những phần quan trọng đó càng nhanh càng tốt

3. Rèn luyện và nâng cao kĩ năng giao tiếp bằng văn bản

Mọi người có thể giao tiếp tốt, nhưng khi viết thì thế nào? Một tester giỏi phải có kĩ năng giao tiếp bằng văn bản thật tốt để viết test case, bug report và những thứ tương tự. Những tài liệu kiểm thử tạo ra là một phần quan trọng của QA và nhất định phải chi tiết và dễ dàng sử dụng.

4. Học từ chính những sai lầm của bạn - và từ những sai lầm của người khác

Không ai là chưa từng mắc những sai lầm, nhưng biết học hỏi từ những sai lầm của bạn và của người khác sẽ làm giúp bạn trở nên giỏi hơn. Làm thể nào để có thể cải thiện bug report trong thời gian tới ? Làm thế nào để xác định độ ưu tiên trong những lần kiểm thử tiếp theo? Làm sao để có thể giao tiếp với đội phát triển một cách tốt nhất? Đây là những câu hỏi bạn nên liên tục đặt ra cho bản thân cũng như những đồng nghiệp của mình

5. Khách quan và chuyên nghiệp

Mỗi lần thực hiện kiểm thử, hãy bắt đầu với một cái nhìn mới. Hãy xem phần mềm bạn đang test giống như bạn chưa hề có kinh nghiệm sử dụng nó. Nếu trong bạn có suy nghĩ rằng “Ồ tôi biết phần mềm này” hay “Tôi đã từng sử dụng trước đó” thì có nguy cơ bạn sẽ bỏ qua những lỗi quan trọng. Khách quan chính là chìa khoá!

6. Đừng hạ thấp tầm quan trọng của phầm mềm...think out of the box!

think-outside-the-box.gif

Khám phá phầm mềm, “test để phá vỡ” và luôn sẵn sàng để xuất những cải tiến. Đây chính là quan điểm của một tester giỏi

7. Đặt câu hỏi với mọi thứ

Liệu những sản phẩm này đã hoạt động đúng như mong muốn? Nó có chạy được trên tất cả các thiết bị? Liệu nó có làm việc trong mọi trường hợp và thời điểm...Hãy luôn đặt câu hỏi cho mọi thứ!

8. Hãy suy nghĩ như người sử dụng

Công việc của bạn là tìm ra lỗi trước khi phầm mềm đến tay người sử dụng. Hãy kết hợp những kĩ thuật kiểm thử của bạn với suy nghĩ của end-user và bạn sẽ tìm ra những bug giá trị nhất.

9. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của bug report

0034c2d935d1aaa2d317785336e8171117040487.png

Đính kèm ảnh chụp màn hình, cung cấp thông tin chi tiết về bug sẽ giúp cho bên phát triển các thông tin mà họ cần để hiểu và fix bug. Bug xảy ra trong trường hợp nào? khi nào? xảy ra bao nhiêu lần? trên thiết bị nào, hệ điều hành nào?...Nếu bạn không cung cấp các chi tiết cần thiết cho đội phát triển để hiểu và fix chúng thì bug report của bạn coi như là vô ích

10. Hãy đam mê!

Để nổi trội bạn cần phải đam mê những gì bạn làm. Đọc, tìm kiếm những cơ hội để được đào tạo, học hỏi, tham gia với những đồng nghiệp của bạn, tham gia các hội thảo… tóm lại là đắm mình trong mọi thứ của QA             </div>
            
            <div class=

0