12 Tình báo Nga nhận cáo trạng vì tấn công Ủy ban Quốc gia dân chủ
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố bản cáo trạng hình sự chống lại 12 sỹ quan tình báo Nga liên quan đến vụ tấn công vào Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) trong chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Những cáo trạng đã được đưa ra bởi Robert Mueller, Công tố viên đặc biệt và cựu giám đốc FBI trong quá ...
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố bản cáo trạng hình sự chống lại 12 sỹ quan tình báo Nga liên quan đến vụ tấn công vào Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) trong chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Những cáo trạng đã được đưa ra bởi Robert Mueller, Công tố viên đặc biệt và cựu giám đốc FBI trong quá trình điều tra về can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
Các cáo trạng chống lại 12 sỹ quan tình báo Nga đã được Phó Tổng chưởng lý Rod Rosenstein công bố trong một cuộc họp báo của DoJ hôm thứ Sáu – chỉ 3 ngày trước ngày lãnh lãnh đạo Nga Vladimir Putin gặp Tổng thống Donald Trump.
Tất cả 12 sỹ quan Nga là thành viên của đơn vị tình báo quân đội GRU của quốc gia này. Họ bị cáo buộc thực hiện “các hoạt động công nghệ quy mô lớn” để đột nhập vào mạng DNC và đánh cắp email của đảng Dân chủ, ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Dưới đây là danh sách tất cả 12 bị cáo:
- Viktor Borisovich Netyksho
- Boris Alekseyevich Antonov
- Dmitriy Sergeyevich Badin
- Ivan Sergeyevich Yermakov
- Aleksey Viktorovich Lukashev
- Sergey Aleksandrovich Morgachev
- Nikolay Yuryevich Kozachek
- Pavel Vyacheslavovich Yershov
- Artem Andreyevich Malyshev
- Aleksandr Vladimirovich Osadchuk
- Aleksey Aleksandrovich Potemkin
- Anatoliy Sergeyevich Kovalev
Các cáo buộc cho rằng vụ hack nhắm tới chiến dịch bầu cử của Hillary Clinton, DNC và Ủy ban Chiến dịch Quốc hội Dân chủ (DCCC), với ý định tung ra số thông tin chiếm đoạt được lên mạng dưới danh nghĩa DNCLeaks.
“Internet đang cho phép các đối thủ nước ngoài tấn công nước Mỹ theo những cách mới và bất ngờ. Sẽ rất khó khăn và cần nhiều tranh cãi để có được một cuộc bầu cử tự do và công bằng”, Rosenstein nói. “Sẽ luôn có những kẻ tìm cách làm trầm trọng hóa những mâu thuẫn trong nước và cố gây nhầm lẫn, chia rẽ để chinh phục chúng ta.”
Tuy nhiên, Rosenstein cho biết bản cáo trạng đã không cáo buộc rằng các cuộc tấn công mạng ảnh hưởng đến số phiếu bầu hoặc thay đổi kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử năm 2016.
Theo bản cáo trạng, Guccifer 2.0, nhân vật lấy danh nghĩa một hacker độc lập từ Romania để phát hành các tài liệu nhạy cảm bị đánh cắp từ máy chủ DNC và một trang web tiết lộ các bản ghi có tên DCLeaks cùng được điều hành bởi một nhóm tin tặc Nga có tên “Đơn vị 74455”.
Nhóm tình báo Nga bị cáo buộc đã sử dụng Bitcoin để mua các máy chủ mua hàng (bao gồm cả máy chủ ở Malaysia để lưu trữ trang web DCLeaks), đăng ký tên miền và thực hiện các khoản thanh toán để phục vụ hành vi tấn công.
Bản cáo trạng bao gồm 11 tội danh:
Một tội danh về việc có âm mưu chống lại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thông qua hoạt động công nghệ bằng GRU liên quan đến dàn dựng việc công bố các tài liệu bị đánh cắp để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Hai tội danh về đánh cắp nhân dạng nghiêm trọng cho việc sử dụng nhân dạng của 8 nạn nhân để phục vụ hành vi tấn công công nghệ của họ.
Mười tội danh cho âm mưu rửa tiền với số tiền tương đương hơn $ 95,000 bằng cách chuyển tiền dùng để mua máy chủ và chi trả cho các chi phí khác liên quan đến hoạt động hack của họ thông qua các loại tiền ảo như Bitcoin.
11 tội danh cho âm mưu chống lại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bằng cách đột nhập vào các máy tính của các ban bầu cử tiểu bang, các thư ký của tiểu bang và các công ty Hoa Kỳ cung cấp phần mềm và công nghệ khác liên quan đến việc điều hành bầu cử.
Mặc dù các bị cáo tự xưng là “những kẻ tấn công người Mỹ” trên trang web của DCLeaks, bản cáo trạng ghi nhận rằng không có người Mỹ nào chủ đích tham gia trong bất kỳ hoạt động liên quan nào hoặc chủ đích liên lạc với các sỹ quan tình báo Nga.
THN