26/07/2019, 10:19

3 xu hướng tuyển dụng cực kỳ hiệu quả

Có lẽ không ít các công ty công nghệ tại Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với việc chảy máu nhân lực sang các công ty khác, đặc biệt là sang các công ty nước ngoài hoặc các tập đoàn lớn. Thực tế tuyển dụng cho thấy, các developer có trình độ chuyên môn tử giỏi trở lên ...

Có lẽ không ít các công ty công nghệ tại Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với việc chảy máu nhân lực sang các công ty khác, đặc biệt là sang các công ty nước ngoài hoặc các tập đoàn lớn.

Thực tế tuyển dụng cho thấy, các developer có trình độ chuyên môn tử giỏi trở lên thường đã có nơi chốn, nên rất khó để họ có thể chấp nhận chuyển việc hoặc đầu quân về cho công ty của mình. Còn những developer tầm trung khác từ 1-2 năm cũng rất khó để tìm vì họ ít tập trung ở một nơi nhất định. Ông Hoàng Thanh Trung, Mobile Dev Director của Bolt Online solutions cho biết:

“Chúng tôi thường phải tuyển dụng nguồn nhân lực của mình thông qua các kênh mạng xã hội như Facebook hoặc tìm kiếm thông qua các mối quan hệ mà mình quen biết, việc này cũng gây ít nhiều khó khăn cho chất lượng tuyển dụng của mình và đương nhiên là hiệu quả cũng chưa thật sự được cao.”

Anh Huỳnh Lâm Hồ – CEO của Haravan nhận xét thêm, thậm chí sau khi tuyển dụng được thành công thì tỉ lệ ứng viên phù hợp với công việc chỉ đạt mức 60-70%. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng developer cho các công ty hiện nay vẫn phải diễn ra ráo riết và thường xuyên.

 Vậy câu hỏi được đặt ra, làm sao để các công có thể tuyển dụng nhanh và hiệu quả nhất?

Tìm hơi thở mới cho ngành tuyển dụng

Hiện nay có 3 chiến thuật chính mà các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều nhất đó là Social recruiting, Gamification, và Video interviewing. Đặc biệt là mô hình phỏng vấn bằng video mà Applancer.net đang thực hiện nhằm giúp các công ty có thể tiết kiệm chi phí cũng như có những quyết định chính xác hơn khi tuyển dụng các ứng viên. Chị Ngọc Trần, Operation Manager của Babyme cho biết:

 “Chúng tôi không có nhiều thời gian để xem và phỏng vấn tất các ứng viên tiềm năng nộp hồ sơ. Việc này đôi khi tốn hàng tháng trời chỉ để tuyển một vị trí. Thông qua việc phỏng vấn trước qua video, nhà tuyển dụng đã có thể đánh giá phần nào về kinh nghiệm làm việc, khả năng, cũng như tính cách con người của các bạn bằng những câu hỏi đa dạng”

Applancer-nhan-su-tuyen-dung

Ngoài ra, vẫn có một số giải pháp khác có thể giúp các nhà tuyển dụng tối ưu hoá chất lượng đầu vào mà không cần tốn quá nhiều thời gian để săn lùng ứng viên. Theo xu hướng hiện nay, tổ chức các cuộc thi online cũng là một trong những cách thu hút lượng developer về nhiều nhất mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí qua các dịch vụ headhunt đắt đỏ. Hiệu quả mà những cuộc thi này đem lại thật sự bất ngờ!

Các nhà tuyển dụng chỉ cần trích ra một khoảng tiền thưởng giá trị và một hợp đồng làm việc dài hạn cũng đủ để có thể thu hút một lượng lớn các developer với khoảng 1-2 năm kinh nghiệm tham gia, và thậm chí nó cũng sẽ hút được nhiều senior developer nếu phần thưởng và độ khó của cuộc thi thật sự kích thích được sự tò mò của họ. Điều này thật sự vừa đem lại lợi ích cho nhà tuyển dụng cũng như những ứng viên tham gia, các database từ cuộc thi cũng có thể được dùng để cho những lần tuyển dụng sau. Về phía ứng viên, họ sẽ cảm thấy rõ được giá trị của việc mà mình làm hơn, từ đấy sẽ có nhiều định hướng tích cực cho công việc sắp tới hơn là chỉ đi nộp CV một cách thụ động và chờ đợi.

Applancer-Hackathon

Một trong những ví dụ điển hình cho hình thức tuyển dụng này không ai khác chính là Google. Họ đã dùng một quảng cáo trên billboard để kích thích các lập trình viên cùng giải mã một thuật toán phức tạp, người giải mã thành công sẽ mở được một URL dẫn đến một thử thách khác. Có thể coi đây là một hình thức kết hợp khá sáng tạo giữa contest (cuộc thi) và gamification (game hoá) nhằm thu hút các đối tượng developer cùng tham gia tương tác với chương trình tuyển dụng. Cách thức này đã giải quyết được vấn đề nan giải là làm sao quy tụ các lập trình viên về một nơi khi mà họ không tập trung cố định tại một cộng đồng nào cả. Nhìn chung, Google đã thành công trong việc tạo được những hiệu ứng viral nhất định không chỉ trong cộng đồng developer mà con cho tất cả những ai quan tâm về tuyển dụng nhân sự ngành IT.

Hay sáng tạo hơn là một ví dụ điển hình của nhà tuyển dụng SeatGeek, khi họ đã dám thách thức các lập trình viên hack vào website của mình chỉ để nộp CV. Đương nhiên, họ cũng đã làm truyền thông trên các kênh mà ứng viên của họ có thể thấy được bao gồm billboard, hay các website liên kết. Với một chi phí không thật sự quá cao so với các dịch vụ tuyển dụng khác, SeatGeek đã đem về cho mình một lượng lớn các lập trình viên rất chất lượng mà những phương thức thông thường khác khó có thể đem lại được.

Hệ thống tuyển dụng Referral

Ít ai biết rằng referral là một trong những giải pháp mới mà nhiều nhà tuyển dụng hiện đang tận dụng. Họ tuyển dụng bằng cách xây dựng một network hay cộng đồng developer và dùng họ làm “con mắt” thứ ba nhằm lùng sục các nhân tài đang có mặt trong network của chính những developer đó. Như vậy, một người sẽ là đại diện cho một network và cứ như vậy nhân rộng mô hình lên. Theo các con số thống kê từ hơn 15,000 lập trình viên của Topdev cho thấy, có đến 49% các lập trình viên muốn giới thiệu bạn bè chỉ vì muốn giúp đỡ họ và có khoảng 24% muốn giới thiệu vì phần hoa hồng sẽ nhận được.

Man drawing a game strategy

Nếu thực hiện thành công, nhà tuyển dụng sẽ có trong tay một hệ thống các mối quan hệ dày đặc nhiều tầng đan xen nhau, mà không phải một agency nhân sự nào cũng có thể xây dựng được. Đương nhiên mức lợi nhuận mà công ty thoả thuận với người giới thiệu cũng phải tương xứng theo từng trường hợp thì mới có thể nhân rộng mô hình này ra một cách rộng rãi hơn trong cộng đồng. IBM tại Ấn Độ cũng đã tuyển được rất nhiều kỹ sư hàng đâu khi thực hiện thành công chương trình referral này, chi phí tuyển dụng của họ cũng vì vậy mà được giảm gấp 6 lần.

 Đây có thể được xem là một hình thức tận dụng được tối đa sức mạnh cộng đồng nhằm mang lại hiệu cao nhất cho việc tuyển dụng. Theo những báo cáo gần đây cho biết, tỷ lệ tuyển dụng thành công qua referral lên đến 88%. Hơn thế nữa, thay vì phải chi trả cho các agency tuyển dụng khoảng 3000 đô cho một vị trí, giờ đây họ chỉ tốn khoảng 500 đô cho việc referral mà thôi.

(Tìm hiểu thêm về hệ thống: Referral của Applancer)

Giải pháp tuyển dụng mới

Những trang web tuyển dụng truyền thống dường như đã không còn tỏ ra hiệu quả khi xu hướng “người tìm việc” đang dần chuyển sang “việc tìm người”. Lượng ứng viên chủ động lên đăng ký ở các website tuyển dụng đã không còn nhiều, hoặc nếu có thì chất lượng lại không thật sự đúng với nhu cầu của nhà tuyển dụng mong muốn.

Vì vậy, cách tốt nhất để các nhà tuyển dụng có thể tiếp cận các đối tượng phù hợp là bằng cách thông qua một mạng lưới tuyển dụng cộng đồng lớn hơn, và đương nhiên chi phí cũng sẽ thấp hơn. Những mạng lưới như vậy được gọi là mạng affiliate, nó cho phép các nhà tuyển dụng có thể đăng việc của mình đến hàng trăm cộng đồng một cách nhanh nhất. Cũng chính vì vậy mà tin tuyển dụng của họ cũng sẽ có thể đến được với hàng trăm ngàn ứng viên ứng viên tiềm năng tại cộng đồng đó, hồ sơ tuyển dụng sẽ tự động đổ về từ nhiều nguồn khác nhau.

Applancer-tuyendung

Đây là một trong những hình thức tuyển dụng mũi nhọn trong năm nay mà rất nhiều nhà tuyển dụng đã và đang quan tâm đến. Nó không chỉ đem lại hiệu quả về mặt nhân sự mà còn giúp các nhà tuyển dụng làm giàu thêm hệ thống data về tuyển dụng lập trình viên của mình trong một khoảng thời gian ngắn và quan trọng hơn hết là chi phí cho hoạt động này lại thấp hơn nhiều so với các hoạt động tuyển dụng thông thường.

(Để hiểu về mô hình, các bạn có thể xem thêm về Topdev Affiliate)

Những hình thức tuyển dụng kể trên, đã thay đổi xu hướng và các phương thức tuyển dụng truyền thống. Với những cách thức trên các nhà tuyển dụng có nhiều cơ hội để chọn những nhân sự tốt mà không phải ngồi chờ đợi quá lâu, hoặc chi tiền để thông qua các agencies tuyển dụng với chi phí quá mắc và đôi khi không đem lại hiệu quả thật sự như mong muốn. Vì vậy các công ty cần phải cân nhắc để lựa chon cho mình một giải pháp tuyển dụng hiệu quả nhất.

Nguồn từ Applancer.

0