05/10/2018, 11:16

30 tip để trở thành một Android Developer tốt (Phần 2)

Ở phần 1, mình đã điểm qua 15 tip để trở thành một Android Developer tốt, trong bài viết này, chúng ta cùng tiếp tục xem qua về 15 tip tiếp theo của loạt bài viết này nhé. 16. Bắt đầu từ những thứ nhỏ, sau đó mở rộng dần Là một developer, bạn nên luôn luôn cố gắng chia nhỏ các vấn đề phức tạp ...

Ở phần 1, mình đã điểm qua 15 tip để trở thành một Android Developer tốt, trong bài viết này, chúng ta cùng tiếp tục xem qua về 15 tip tiếp theo của loạt bài viết này nhé.

16. Bắt đầu từ những thứ nhỏ, sau đó mở rộng dần

Là một developer, bạn nên luôn luôn cố gắng chia nhỏ các vấn đề phức tạp hoặc các tính năng mà bạn đang làm thành những phần nhỏ, đơn giản và độc lập nhau. Các phần nhỏ đó có thể hiều được và giải quyết được một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Đừng để bị lụt với kích thước hay độ phức tạp của dự án, tất cả mọi thứ có thể được giải quyết khi bạn đi đúng hướng. Bắt đầu từ những thứ nhỏ, sau đó từng bước một mở rộng dần.

17. Luôn có một project demo

Có một project demo có thể thay đổi hoàn toàn cách bạn học. Nếu bạn học được thứ gì đó mới mẻ, hãy tạo ra thói quen ngay lập tức thử nó bằng một project demo. Giả sử bạn khám phá ra một thư viện Android rất thú vị nào đó, thay vì chỉ chăm chăm vào tài liệu, hãy tạo ra một project demo để thứ các tính năng của nó ngay, điều này sẽ cho bạn hiểu tốt hơn và sâu hơn về thư viện đó.

18. Viết nhiều test hơn

Điều này rất quan trọng, bạn không thể đảm bảo tính năng của bạn đã hoàn tất cho đến khi bạn viết đầy đủ test cho nó. Test sẽ giúp bạn tạo nên những dòng code tin cậy.

Đừng nhầm lẫn test là một việc có thể có hoặc không, nếu thiếu test bạn sẽ phải đối mặt với nhiều lỗi nghiêm trọng về sau.

19. Thử áp dụng phát triển hướng kiểm thử (Test Driven Development - TDD)

Khi bạn phát triển một ứng dụng, hãy xem xét sự lựa chọn để xây dựng nó theo cách ổn định và hiệu quả để nó có thể tồn tại qua sự kiểm tra của thời gian.

Hãy thử làm theo vòng lặp "red-green-refactor" của TDD. Trước tiên test case sẽ trả về lỗi (red), sau đó viết code để vượt qua được các test case đó (green), cuối cùng hãy làm sạch và tối ưu hóa code (refactor).

Test-driven development is a way of managing fear during programming. Fear makes you tentative. Fear makes you want to communicate less. Fear makes you shy away from feedback. Fear makes you grumpy. — TDD By Example

20. Cài đặt đúng cách cơ chế phát hành tự động

Là một developer, hãy giữ mình làm việc ít nhất có thể với các thứ có thể làm một cách tự động, như việc kiểm tra chất lượng ứng dụng và phát hành.

Bạn nên tự động hóa cơ chế kiểm tra chất lượng với các công cụ như CheckStyle, PMD, Lint, FindBugs. Chạy tất cả unit test và instrumentation test trước khi kết hợp các thay đổi chính như là một điều cần thiết.

Khi tất cả các bước kiểm tra trên đều qua, bạn sẽ có tín hiệu xanh để phát hành APK lên Play Store hoặc phân tán theo cách bạn muốn.

Tip: Xem thử quá trình phát hành tự động ứng dụng lên Play Store sử dụng công cụ này.

21. Lập trình theo Reactive

Nếu bạn muốn tăng kỹ năng lập trình Android, bạn nên sử dụng hướng tiếp cận reactive. Điều này sẽ ép bạn phải suy nghĩ theo một cách hoàn toàn khác so với cách mà bạn đã xây dựng các ứng dụng.

Reactive sẽ giúp bạn viết tương tác các ứng dụng nhanh hơn và giúp quá trình phát triển dễ dàng hơn.

Tip: Đây là một series tuyệt vời để học RxJava cơ bản dành cho phát triển Android

22. Học cách sử dụng Kotlin để phát triển ứng dụng Android

Kotlin hiện tại là ngôn ngữ được yêu thích và nhắc đến nhiều nhất khi nó đến với sự phát triển ứng dụng Android. Đồng thời hiện tại nó cũng là ngôn ngữ được hỗ trợ chính thức với Andoid. Ngôn ngữ dễ học này đã thổi một luồng gió mới vào thế giới Android.

Kotlin là một trong những thứ tốt nhất được mang đến cho Android developer, những người đã chán ngấy làm việc theo Java cũ kỹ và tiềm ẩn nhiều lỗi. Hãy thử dùng nó và bạn sẽ chắc chắn tìm thấy nhiều thú vị mới mẻ.

Tip: Nếu chưa tin thì hãy xem qua bài viết Tại sao chúng ta nên sử dụng Kotlin trong phát triển ứng dụng Android này nhé.

23. Tham dự các buổi họp mặt và gặp gỡ với các developer khác

Các developer có xu hướng sống nội tâm và thích ngồi một góc với cái máy tính và sống trong thế giới của mình. Hãy thử thoát ra khỏi "vùng an toàn" và tương tác nhiều hơn với các developer khác. Có rất nhiều thứ để học khi bạn tham dự các buổi gặp mặt và nói chuyện với các developer khác có chung mối bận tậm với bạn.

24. Làm quen với các phím tắt

Hãy cố sử dụng chuột ít nhất có thể. Có phím tắt cho hầu hết các hành động mà bạn muốn thực hiện trong Android Studio.

Điều này sẽ làm giảm rõ rệt thời gian phát triển và cải thiện luồng làm việc của bạn. Ghi nhớ phím tắt bàn phím có thể mất thời gian để bắt đầu nhưng sẽ giúp bạn hướng tới luồng làm việc không dùng chuột trên chặng đường dài.

Tip: Nếu bạn không muốn nhớ phím tắt theo kiểu cũ, plugin này trong Android Studio sẽ giúp bạn làm điều đó.

25. Cố gắng học ít nhất một thứ mới về Android mỗi tuần

Trong thế giới Android rộng lớn, có rất nhiều thứ để học và hiểu, những thứ có thể khiến bạn bị "lụt" khi mới bắt đầu. Nhưng mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn học mỗi tuần một thứ mới mẻ trong Android. Hãy tạo ra một danh sách các thứ bạn chưa biết, cho chúng độ ưu tiên và bắt đầu học từng thứ một mỗi tuần, sau một vài tháng, bạn sẽ thấy mình đi xa hơn rất nhiều so với điểm xuất phát.

26. Tự động hóa những thứ làm tốn thời gian

Chúng ta là kỹ sư, chúng ta lười biếng từ khi sinh ra và luôn luôn tìm cách dễ dàng để thực hiện các công việc nhàm chán. Vì vậy, nếu bạn phải làm những công việc nhàm chán lặp đi lặp lại hàng ngày, hãy xem xét việc tự động hóa chúng. Nó sẽ tiết kiệm cho bạn kha khá thời gian mỗi tuần để dành cho các công việc khác hữu ích hơn.

27. Xem xét việc sử dụng hai phiên bản Android Studio

Luôn luôn dùng bản chính thức của Android Studio để làm mọi việc quan trọng mà bạn phải làm. Nhưng đồng thời cũng xem xét sử dụng thêm các bản canary hay beta. Đôi lúc có rất nhiều tính năng mới và thú vị mà bạn muốn thử trước khi chúng được phát hành chính thức.

28. Kiểm tra tất cả các thư viện của bên thứ ba mà bạn sử dụng

Chúng ta đều thích sử dụng thư viện khi chúng ta cần chúng, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng hãy tạo thói quen kiểm duyệt lại các thư viện mà bạn đã cho vào một thời gian và gỡ bỏ những thư viện bạn không cần đến nữa. Nếu bạn chỉ dùng một phần nhỏ của thư viện thay vì sử dụng cả thư viện, hãy xem xét lấy ra phần mà bạn muốn dùng thay vỉ lấy cả thư viện đó. Thường xuyên kiểm duyệt các thư viện còn giúp bạn cập nhật các phiên bản mới nhất của chúng.

29. Học cách refactor codebase

Đừng mắc sai lầm refactor hoàn toàn toàn bộ codebase. Làm vậy sẽ tự đặt mình vào cái bẫy không có lối thoát. Thay vào đó xem xét refactor các phần mà bạn đang làm, sau đó mở rộng ra các phần khác nếu cần. Đồng thời, xem xét viết test case cho màn hình bạn muốn refactor trước khi động vào bất kỳ dòng code nào mà bạn nghi ngờ rằng có thể làm hỏng mất chức năng hiện tại.

30. Luôn luôn phát triển và test trên các thiết bị cấu hình thấp

Nếu bạn muốn phát triển ứng dụng chuyên nghiệp, đừng bao giờ mắc sai lầm khi phát triển và test ứng dụng trên các thiết bị có cấu hình cao. Thông thường, developer sở hữu các thiết bị cấu hình cao và phát triển ứng dụng trên chúng, nhưng đó là sai lầm mà bạn muốn tránh. Cố gắng mua lấy các thiết bị rẻ nhất và có cấu hình thấp nhất mà bạn có thể tìm thấy và tạo thói quen phát triển ứng dụng trên chúng. Bạn sẽ bắt đầu thấy những sai sót của ứng dụng mà bạn không hề biết đến trước đó.

Bonus. Mua máy làm việc tốt nhất mà bạn có thể

Đừng bao giờ mắc sai lầm mua máy làm việc đời thấp và trải nghiệm phát triển ứng dụng hàng ngày với nó. Xem xét sử dụng Mac thay vì Windows để phát triển. Bạn sẽ yêu thích sự đơn giản và ổn định hơn bất cứ hệ điều hành nào khác.

Hy vọng những tip này sẽ giúp bạn trở thành một Android developer tốt. Bạn đã đọc và hiều những tip này rồi, và bây giờ hay chuyển những hiểu biết đó thành hành động và chỉ khi đó bạn mới có khả năng trải nghiệm sức mạnh thực sự của chúng.

Nguồn Tham Khảo: 30+ Bite-Sized Pro Tips to Become a Better Android Developer

0