12/08/2018, 14:50
5 Important Diagrams That Testers Need to Learn How to Use (Part 1)
Nếu không có những hình ảnh, chúng ta không thể có những bản ghi của lịch sử, những kiến thức, và sự phát triển của ngôn ngữ. Diagrams có vị trí đặc biệt của riêng mình trong một thế giới mà văn bản phát triển và tinh vi như ngày nay. Ở phần này, mình xin giới thiệu 2 biểu đồ là Biểu đồ luồng và ...
Nếu không có những hình ảnh, chúng ta không thể có những bản ghi của lịch sử, những kiến thức, và sự phát triển của ngôn ngữ. Diagrams có vị trí đặc biệt của riêng mình trong một thế giới mà văn bản phát triển và tinh vi như ngày nay. Ở phần này, mình xin giới thiệu 2 biểu đồ là Biểu đồ luồng và Biểu đồ trạng thái.
- Flow charts:
Sơ đồ luồng là lựa chọn tốt cho việc minh họa quá trình. Sử dụng những biểu tượng cụ thể cho từng công việc/hành động được thực hiện trong quá trình này. Cho phép biểu diễn các quyết định, nhánh và vòng lặp. Nó là công cụ hoàn hảo cho tài liệu và rất dễ hiểu. Tester thường sử dụng biểu đồ luồng trong Test Plant, Test Strategy và một số tài liệu quy trình khác.
Các ký hiệu và ý nghĩa của nó trong biếu đồ luồng:
- Hình ovals: để bắt đầu và dừng lại
- Hình chữ nhật: biểu diễn một Processing hoặc một task
- Hình thoi: Biểu diễn cho những quyết định Sơ đồ luồng giúp việc biểu diễn một quá trình trở nên đơn giản. Có 2 cách dùng chủ yếu: a) Dùng sơ đồ luồng cho luồng điều khiển và phân tích thống kê Cyclomatic Complexity là một thước đo giúp đo lường độ phức tạp của một phần mềm cụ thể. Một trong số những ứng dụng của Cyclomatic Complexity là giúp chúng ta biết được phải kiểm thử ở mức nào để có được độ bao phủ tối đa. Ta cùng tìm hiểu cách tính toán Cyclomatic Complexity qua một ví dụ về sơ đồ luồng. Đơn giản hóa bài toán bằng cách tạo một sơ đồ luồng với công thức: Cyclomatic Complexity: = Number of connections or Lines – Number of Nodes + 2 Từ sơ đồ ở trên có 7 nút và 7 đường nối. Theo đó Cyclomatic Complexity = 7-7 + 2 = 2 b) Dùng sơ đồ luồng để minh họa cho quá trình Quá trình theo dõi Lỗi được minh họa bằng Sơ đồ luồng. Nhìn dễ hiểu hơn rất nhiều so với cách mô tả bằng văn bản thông thường.
- State transition diagrams Bảng hoặc Sơ đồ chuyển trạng thái là công cụ phân tích tuyệt vời mà bạn đang tìm kiếm với các hệ thống phức tạp và thường xuyên có sự thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Chắc hẳn bạn đang nghĩ: "Chuyển trạng thái là gì?". Hãy nghĩ về cái bóng đèn, được điều khiển bởi một công tắc. Công tắc có thể chuyển đổi trạng thái ON/OFF. Vf vậy ở một thời điểm, bóng đèn có thể ở trạng thái ON hoặc OFF. Một sự kiện khiến bóng đèn chuyển từ trạng thái ON sang OFF hoặc ngược lại được gọi là sự chuyển đổi trạng thái. Sơ đồ minh họa: Trên đây là một ví dụ đơn giản. Các hệ thống thì không đơn giản chỉ có 2 trạng thái như cái bóng đèn. Sau đây là một ví dụ khác, phức tạp hơn. Ta có sơ đồ chuyển đổi trạng thái của một hệ thống bán vé. Trong ví dụ này, vé được tự tạo ra thông qua các ứng dụng. Việc mua vé có thể liên quan đến một số Page khác nhau. Page 1 -> Chon kiểu hành khách: Người lớn, trẻ em Page 2 -> Chọn kiểu vé: vé ngày, vé tuần, vé tháng,... Page 3 -> Kiểm tra lại thông tin và hoàn thành. Page 4 - > Thanh toán Ba đường màu vàng tương ứng với 3 testcase bao phủ hầu hết ứng dụng. Đây là một công cụ hữu ích để tạo ra những testcase có ý nghĩa và kết thúc kiểm thử. Trong phần 2 mình sẽ trình bày các Diagrams còn lại: Context diagrams, Mindmaps, ER diagrams. Thanks for reading ^^ *Nguồn: * http://www.softwaretestinghelp.com/5-important-diagrams-that-testers-need-to-learn-how-to-use/