31/08/2018, 15:36

5 lời nói dối của các quản lý và nhà tuyển dụng

Tôi học được tại Yahoo rằng các quản lý và nhà tuyển dụng có nói dối. Và tiếc rằng, những vấn đề họ nói dối lại thường quan trọng với người lao động. Đọc ngay bài viết này để biết: Ramkumar, bạn tôi, đã bị sếp cậu ấy ở Yahoo nói dối như thế nào. 5 lời nói dối “kinh điển” của các ...

Tôi học được tại Yahoo rằng các quản lý và nhà tuyển dụng có nói dối. Và tiếc rằng, những vấn đề họ nói dối lại thường quan trọng với người lao động.

Đọc ngay bài viết này để biết:

  • Ramkumar, bạn tôi, đã bị sếp cậu ấy ở Yahoo nói dối như thế nào.
  • 5 lời nói dối “kinh điển” của các sếp.
  • Cách để tìm hiểu sự thật về một công ty trước khi quyết định nhận offer.

Xem việc làm IT chất tại ITviec

Kinh nghiệm xương máu của Ramkumar tại Yahoo

Ramkumar, bạn của tôi, là một kĩ sư phần mềm tại Yahoo. Chúng tôi cùng tạo ra Yahoo Webcam cho Yahoo Messenger. Ramkumar lập trình, còn tôi làm sản phẩm.

Sau khi Yahoo Webcam ra mắt, Ramkumar muốn được trải nghiệm ở lĩnh vực mới. Anh ấy quyết định tìm một công việc khác, cũng tại Yahoo.

Lúc đó, team Yahoo Messenger đang phải chịu nhiều áp lực từ ban lãnh đạo trong việc tìm thêm 5 developer mới. Nếu không tìm được trước deadline, họ sẽ mất các vị trí tuyển dụng đó. Có thể nói, họ đang tuyệt vọng tìm ứng viên cho team mình.

Tôi bảo Ramkumar về cơ hội trong team Messenger.

Cậu là một developer tuyệt vời. Họ sẽ đồng ý nhận cậu ngay trong vòng một nốt nhạc.”

Tớ rất muốn trở thành Manager. Cậu có nghĩ tớ sẽ đạt được mục tiêu đó ở team Messenger không?” Ramkumar nói.

Dĩ nhiên rồi.” – Tôi khẳng định. “Yang, trưởng team Messenger, đang chịu rất nhiều áp lực trong việc tuyển người. Anh ta biết cậu đã làm rất tốt trong dự án Webcam. Cậu đang ở vị thế hoàn hảo để thương lượng. Cho nên, khi Yang đưa offer, hãy chắc chắn là cậu được nhận vào vị trí Manager rồi hẵng nhận lời.

Khoảng một tuần sau, tôi gặp lại Ramkumar.

Ngày mai tớ phỏng vấn xong rồi sẽ báo cho cậu biết kết quả”. Ramkumar nói, khi tôi hỏi cậu ta về việc ứng tuyển.

Đến cuối tuần, Ramkumar hớn hở báo đã nhận được offer – đúng như tôi dự đoán.

Thế họ có hứa cho cậu vào vị trí Manager không?

Có. Yang bảo rằng họ không cần thêm Manager ngay bây giờ, nhưng tôi sẽ được thăng lên chức đó trong vòng 3-6 tháng tới.

Tôi hỏi anh ấy có nhận được cam kết bằng văn bản không.

Không. Nhưng tôi tin Yang. Yang sẽ làm như vậy.” Ramkumar quả quyết nói ngay.

yahoo-hq

Sáu tháng sau đó, tôi gặp lại Ramkumar ở canteen Yahoo. Anh ấy trông không vui.

Lẽ ra tôi nên nghe lời cậu.” Ramkumar thở dài đánh sượt. “Yang thay đổi ý định. Anh ta bảo, họ không cần thêm Manager.

Vậy còn lời hứa của Yang thì sao?

Anh ta nói tôi đã hiểu lầm. Ý của anh ta lúc đó là sẽ *cố* để đề bạt tôi lên làm Manager, chứ không hứa chắc chắn là sẽ làm được.

Ramkumar thiểu não nhìn sàn nhà.

Đáng lẽ tôi nên nghe lời cậu và bắt Yang cam kết bằng văn bản.

Đấy. Bài học rút ra từ câu chuyện của Ramkumar là, nếu bạn nhận một công việc chỉ dựa trên lời hứa vu vơ về một viễn cảnh tương lai nào đó, thì đừng ngạc nhiên khi lời hứa không được thực hiện.

Hãy chỉ tin tưởng khi lời hứa được ghi bằng văn bản. Nếu các quản lý và nhà tuyển dụng không muốn ghi lại, thì khả năng cao là họ sẽ không giữ lời hứa của mình đâu.

Thậm chí, ngay cả khi sếp thực sự muốn thăng chức cho bạn lúc anh ta đang hứa hẹn, và sau này có cảm thấy áy náy vì không thể giữ lời, thì kết quả dành cho bạn vẫn như vậy.

Sau đây là một số lời nói dối mà các quản lý và nhà tuyển dụng hay nói:

1. “Hiện chúng tôi chỉ cần tuyển vị trí abc, nhưng sau này bạn sẽ có cơ hội thăng lên vị trí xyz.”

Thông thường, nhà tuyển dụng không thể cam kết thăng chức cho bạn trước khi bạn thực sự bắt tay vào làm việc. Họ cần xem bạn thể hiện như thế nào đã. Điều này cũng hợp lý thôi.

Cho nên những hứa hẹn kiểu này có khả năng cao là hứa hẹn suông, ngoại trừ trường hợp bạn yêu cầu “sẽ được thăng chức sau xyz thời gian” là một phần của offer.

Mà nếu vậy, sẽ chỉ công bằng cho bạn nếu như lời hứa “sẽ được thăng chức sau xyz thời gian” được viết ra chính xác: Thang đo của “biểu hiện tốt” là gì? Chính xác thì bạn cần làm những việc gì để được thăng chức?

Vì bạn sẽ biết chắc chắn rằng, nếu bạn làm được ABC, bạn sẽ được thăng chức.

2. “Hiện chúng tôi chỉ offer mức lương abc, nhưng sau này bạn sẽ có cơ hội được tăng lương.”

Một lần nữa, hãy chắc chắn là bạn hiểu đúng về:

  • Thời hạn để đánh giá hiệu quả công việc và xét tăng lương.
  • Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc.
  • Chính xác những việc bạn cần hoàn thành để được xét tăng lương.

Và, quan trọng nhất, hãy đề nghị một cam kết bằng văn bản.

3. “Làm công việc này, bạn sẽ có một nghề nghiệp với nhiều cơ hội rộng mở.”

Điều này có thể đúng, có thể không.

Tốt nhất, bạn hãy yêu cầu nhà tuyển dụng kể một vài ví dụ về những người đã từng bắt đầu từ vị trí của bạn rồi đi lên như thế nào.

Ngoài ra, hãy hỏi xem, liệu bạn có thể nói chuyện với những người đó không.

Nếu nhà tuyển dụng không chia sẻ thông tin, thì rất có thể họ đang nói dối.

4. “Bạn sẽ được tham dự nhiều lớp training.”

Công ty có thể training cho bạn, có thể không.

Hãy hỏi, cụ thể thì họ có những lớp training nào.

Và nếu như phần training quan trọng với bạn, thì hãy yêu cầu họ thêm nó vào offer (bằng văn bản viết).

5. “Nếu bạn làm việc tốt, công ty sẽ ghi nhận và bạn sẽ được thăng chức.”

Hừm, nghe cũng thích nhỉ. Và đúng là bạn cần phải làm việc tốt để được thăng chức.

Nhưng nhiều khi, thăng chức lại không đồng nghĩa với tăng lương. Đa số nhà quản lý thích nhận được sự đóng góp tích cực của bạn mà không phải tăng lương cho bạn – trừ phi bạn hỏi họ.

(Mà bạn cũng đừng trách quản lý – nhiệm vụ của họ là tối ưu hóa các nguồn lực và lợi nhuận, phải không ạ?)

Thế nên, hãy hỏi. Và tương tự như trên, hãy yêu cầu cam kết bằng văn bản.

Kết luận:

Sếp và các nhà tuyển dụng không phải kẻ xấu. Có thể, họ thực sự rất muốn làm những điều đó cho bạn khi họ đưa ra lời hứa. Có thể, họ rất áy náy nếu không thực hiện được chúng.

Nhưng sẽ là vô nghĩa nếu họ không thể giữ lời.

Cho nên, bạn hãy cẩn thận với những lời nói dối tiềm tàng này. Hãy bắt họ cam kết bằng văn bản. Nếu họ không đồng ý, bạn có thể biết ngay rằng họ chỉ hứa suông.

Ngoài ra, các quản lý và nhà tuyển dụng là một phần của công ty, họ thường chịu ảnh hưởng hoặc chi phối bởi văn hóa công ty. Để biết họ có nói dối hay không, bạn nên tìm hiểu kĩ về công ty mà bạn ứng tuyển.

Làm thế nào để biết được “sự thật” về một công ty?

Rất nhiều khi, vẻ bề ngoài của một công ty lại chẳng hề giống với “nội tình” thực sự.

Chuyên mục Company Reviews trên ITviec sẽ giúp bạn tìm hiểu sự thật!

Chúng tôi đã thu thập hàng nghìn đánh giá từ những developer chất giống như bạn, từ đó có được cái nhìn chân thực nhất về các công ty.

Hãy xem ngay Company Reviews để biết chính xác:

  • Chế độ OT
  • Chế độ đào tạo
  • Môi trường làm việc
  • Hỗ trợ ăn trưa, gửi xe
  • Cũng như nhiều chính sách đãi ngộ và thông tin khác

Sao không xem ngay các công ty IT hàng đầu? Hoặc chia sẻ kinh nghiệm về công ty bạn đã/đang làm việc với cộng đồng Developer Chất trên ITviec?

Robby3

Bạn đã từng trải qua kinh nghiệm xương máu nào giống Ramkumar bạn tôi? Bạn xử lí những lời hứa đó như thế nào và bạn học được gì? Hãy chia sẻ cũng các developer khác tại phần bình luận cuối bài.

Và tham khảo ngay hàng nghìn việc làm IT chất trên ITviec!

0