6 điều tôi vỡ lẻ khi tự học code (Phần 1)
Tôi được khuyến khích và muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình để bản thân vui hơn, vì vậy tôi viết bài này để các bạn đến sau hiểu được nhiều hơn con đường mình đi. Hãy lưu ý rằng chuyên ngành của tôi là phát triển web, vì vậy stack của tôi phản ánh điều đó. 1. Hãy sẵn sàng vứt bỏ tất cả mọi thứ, kể ...
Tôi được khuyến khích và muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình để bản thân vui hơn, vì vậy tôi viết bài này để các bạn đến sau hiểu được nhiều hơn con đường mình đi. Hãy lưu ý rằng chuyên ngành của tôi là phát triển web, vì vậy stack của tôi phản ánh điều đó.
1. Hãy sẵn sàng vứt bỏ tất cả mọi thứ, kể cả những thứ tốt nhất, giải pháp hợp lí mới giải quyết mọi vấn đề.
Điều này đúng với mọi khía cạnh từ code đến các ngôn ngữ lập trình đến ý tưởng. Lập trình thay đổi rất nhanh và có rất nhiều cách hay để tiếp cận các vấn đề, nhưng cần nhớ rằng tìm ra giải pháp mới là lý do của lập trình. Mục đích chính là giải quyết vấn đề thành công chứ không phải về quá trình tìm ra cách giải quyết. Bạn chắc hẳn sẽ rất tức giận hoặc có những hành động bồng bột khi gặp tình huống sau: Bạn dành 2 ngày để viết code hoặc xây dựng một page, bỗng nhiên có người bước ngang qua và chỉ ra một giải pháp nhanh hơn / tốt hơn?!
Nếu bạn tập trung vào giải pháp tốt nhất, nó sẽ giúp bạn giải quyết code dễ dàng hơn. Gần đây, tôi đã dành 2 ngày xử lý một số flexbox cho một dự án và đối tác kinh doanh của tôi ( họ không phải là dân tech) đã quyết định rằng không có tính năng đó sẽ tốt hơn cho chiến lược phát triển của họ. Trực giác của tôi mách bảo rằng tôi sẽ phát điên lên và không muốn thay đổi code cho dù có chuyện gì xảy ra, nhưng sau khi hít thở sâu vài lần và nghĩ thật thông, tôi nhận ra đối tác của tôi đã nói đúng.
Hơn nữa, nếu tôi trung thực, khách hàng của tôi có thể tiết kiệm được một khoảng thời gian quan tâm đến số giờ tôi đã làm việc để tạo ra widget x hoặc code của y đẹp đến mức nào. Họ chỉ muốn sản phẩm của họ tốt nhất có thể.
2. Ngôn ngữ lập trình bạn đang học không quan trọng bằng ý kiến của mọi người
Tôi chưa bao giờ là fanboy của một công nghệ cụ thể nào, tôi yêu thích Windows 10, và tôi có một máy tính xách tay khác chạy Kubuntu mà tôi rất thích. Tôi cũng thích sử dụng MacBook của vợ tôi. Tôi đã tiếp cận nhiều ngôn ngữ lập trình cùng một cách. Tôi đã quyết định học vài ngôn ngữ lập trình để phục vụ cho việc kinh doanh của tôi (HTML / CSS / JS * Tôi biết html và css không hẳn là ngôn ngữ lập trình.) và sau đó tôi chọn một vài thứ tôi muốn học, (SQL, Python, Perl, Java), rồi tôi học thêm C vì tôi muốn bổ sung vào trình độ compsci thấp của mình với một ngôn ngữ cơ bản hơn.
Sau khi học xong, tôi đã học được rằng mọi thứ mình học đều có giá trị về lâu về dài. Nếu bạn không có nhu cầu cấp bách học một ngôn ngữ cụ thể nào, hãy thử nhiều thứ cùng lúc và tìm ra ngôn ngữ phù hợp nhất. Hãy tìm hiểu về ngôn ngữ bạn sử dụng nhiều nhất, và quyết tâm học nó bất kể mọi người nói gì. Nếu bạn đam mê ngôn ngữ assembly, nó sẽ giúp bạn đi rất xa trong mảng này.
3. Lập trình thực sự khó như mọi người nói.
Khi tôi mới bắt đầu, tôi thực sự nghĩ rằng tôi là một thiên tài có thể hiểu mọi thứ trong vài giờ học. C và CSS đã khiến tôi tỉnh mộng. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để hiểu các khái niệm trong CSS khiến tôi có chút thất vọng về bản thân, vì thế tôi đã thay đổi phương châm thành " Dành đủ thời gian, stack overflow, ghi chép lại để tìm hiểu sâu hơn."
Nếu bạn hiểu rằng lập trình là khó để theo đuổi, và khi đó bạn sẽ tiếp cận nó với tâm thế sẽ rất khác, bạn sẽ cố gắng hơn, khi gặp khó bạn sẽ coi đó là điều đương nhiên và ít nản lòng hơn, thậm chí xác suất bỏ cuộc giữa chừng cũng thấp hơn. Thay vì thất vọng khi gặp bug hoặc trang bị sập, tôi đã hiểu ra nó là một phần của quá trình và khiến tôi đỡ đau đớn hơn. Đó là sự thật sau một sự kiện không thể tìm ra một dấu chấm phẩy sau hơn 4 tiếng tìm kiếm vào lúc 3 giờ sáng.
Phần 2: 6 điều tôi vỡ lẻ khi tự học code (P2)