7 phẩm chất cần có của một tester
Mỗi lĩnh vực đều yêu cầu những phẩm chất đặc thù. Những người có đủ các phẩm chất này được công nhận và đứng đầu trong lĩnh vực của họ. Trong bài viết dưới đây, kiểm thử phần mềm yêu cầu những phẩm chất thậm chí còn khắt khe hơn bởi nhiều lí do. Khi nói đến những phẩm chất, đó là những kĩ năng ...
Mỗi lĩnh vực đều yêu cầu những phẩm chất đặc thù. Những người có đủ các phẩm chất này được công nhận và đứng đầu trong lĩnh vực của họ.
Trong bài viết dưới đây, kiểm thử phần mềm yêu cầu những phẩm chất thậm chí còn khắt khe hơn bởi nhiều lí do.
Khi nói đến những phẩm chất, đó là những kĩ năng bắt buộc phải có để một Tester có thể bay cao và bay xa. Sự cống hiến, chăm chỉ, ... đều là yếu tố bắt buộc cho bất cứ công việc nào. Nhưng những yếu tố tôi sắp sửa nói dưới đây là không thể thiếu đối với một Tester. Nếu thiếu 1 trong những điều dưới đây, Tester sẽ sớm phải đối diện với những khó khăn trong công việc của họ.
-
Tò mò: Đây là yếu tố đầu tiên trong danh sách. Là một Tester, bạn cần thắc mắc tất cả mọi thứ chưa rõ ràng. Luôn đặt ra câu hỏi, "Click nút Submit 2 lần thì sao? Hoặc 3 lần? Hay nếu sau khi làm click nút Submit thì click nút Escape ngay lập tức? Sẽ ra sao nếu spam comment với chỉ các kí tự trắng?"
Nếu bạn là một Tester dày dạn, tôi khá chắc rằng bạn đã quen thuộc với cách tư duy này. Nếu chưa, tôi khuyên bạn nên làm điều này. Nếu bạn không đặt ra các câu hỏi, khách hàng sẽ đặt ra. Nếu bạn không đưa ra đủ các Test Case, khách hàng sẽ đưa ra.
Tóm lại: Không bao giờ "chắc là". Luôn tò mò. Luôn hỏi. Luôn tìm kiếm.
-
Chú ý tới tiểu tiết: Yếu tố này khá quan trọng, nhưng làm thế nào để phát triển nó một cách tự nhiên thì không dễ dàng. Tôi nghĩ rằng nó có được trong DNA của bạn và chúng ta chỉ có thể cố gắng để nâng cao nó để hoàn thiện. Nó là một phẩm chất bẩm sinh, giúp chúng ta nhận thấy vấn đề dù là nhỏ nhất. Nhưng nếu như bạn sinh ra đã là người độ lượng, bạn vẫn có thể tập săm soi một cách kiên trì, bền bỉ.
Hài lòng với kết quả test? - Hãy thử lại một lần nữa và làm cho nó thành một thói quen. Phẩm chất này có thể có được nuôi dưỡng và phát triển nếu bạn thực sự kiên trì.
Tóm lại: Xem mọi thứ. Thế là xong? Nhìn lại đi.
-
Trí tưởng tượng: Trí tưởng tượng là trên hết, bởi lẽ nó không có giới hạn. Đừng giới hạn suy nghĩ của bạn khi test. Bạn phải nghĩ ra những điều THẬT KHÔNG THỂ TIN NỔI (!), hiếm thấy, hiếm thấy nữa, hiếm thấy nhất! Tưởng tượng bây giờ và 100 năm nữa.
Đặt ra các câu hỏi. Vì sao lại thế, tại vì sao lại thế? Sao không thế này mà lại là thế kia? Thiết kế test case dựa trên requirement, nghĩ đến những ý tưởng không theo chuẩn mực và kiểm tra nó. Động não cho những ý tưởng độc đáo về cách một tính năng sẽ làm việc và kiểm tra / tìm hoặc kiểm tra lại các khuyết tật / xem xét hệ thống. Hãy tưởng tượng và thực hiện.
Tóm lại: Logic sẽ dẫn bạn từ A tới Z, trí tưởng tượng sẽ giúp bạn tới mọi nơi - Einstein
-
Tư duy Logic:
Nếu bạn nghĩ testing chỉ đơn thuần là chuyển đổi từ requirement sang test case thì bạn sai rồi! Sai! Tất cả các bước từ thảo luận về Requirement, thảo luận về Features, xác định Test Strategy, xây dựng Test, Debug, tái hiện bug đều được hưởng lợi từ tư duy logic. Bạn phải nghĩ tới những khả năng, suy luận trong từng bước, kiểm định và nghĩ về bước tiếp theo. Và đó vẫn chưa phải là tất cả. Testing liên quan rất nhiều đến các câu hỏi được đặt ra và trả lời chúng. Bạn không thể nghĩ được 1 câu hỏi hoàn hảo nếu không suy nghĩ về vấn đề, tình huống 1 cách logic.
Làm cách nào bạn có thể trả lời câu hỏi của 1 người khác trước khi bạn có 1 kết luận logic? Khả năng suy nghĩ logic là bắt buộc. Làm thế nào để xây dựng nó? Dù được hỏi hay là đi hỏi, luôn tự hỏi mình trước và cố trả lời cho đến khi thỏa mãn.
Tóm lại: Hỏi. Trả lời. Kiểm định. Cải thiện.
-
Khả năng tập trung và phân tích: Nói một cách đơn giản, đây là khả năng tập trung vào những điều nhỏ và bắt trí óc làm việc với những chi tiết nhỏ nhất mà không bị xao nhãng bởi tổng thể. Là một Tester, bạn không nên để bức tranh tổng thể lấn át. Bạn nên phân tích và nhìn nhận mọi đơn vị riêng lẻ. Sau đó bạn nên suy nghĩ và test những đơn vị nhỏ đó. Tôi không nói về việc test riêng từng module. Tôi đang nói về mức độ còn nhỏ hơn: 1 field nào đó trong 1 form, 1 tham số trong cả 1 nhóm và test nó kĩ càng. Một khi đã hoàn thành, bạn đã có thể mở rộng tầm nhìn về bức tranh tổng thể, từng bước một.
Hãy suy nghĩ về bản thân mình như một thám tử điều tra một trường hợp phức tạp. Đừng để bất kỳ đầu mối chưa được khám phá và ghi nhớ tất cả mọi thứ sẽ dẫn bạn đến các nguyên nhân gây ra lỗi.
Tóm lại: Phóng đại. Tập trung. Phân tích. Xong rồi? Lặp lại. Nhìn vào thứ nhỏ hơn.
-
Kỷ luật: Bạn là một tester. Trong công việc, bạn là người giữ cổng, ý kiến của bạn về chất lượng của đối tượng test sẽ quyết định cổng đóng hay mở. Bạn có trách nghiệm làm nổi bật các rủi ro hiện tại và trong tương lai. Do đó, bạn có đủ khả năng để không bỏ qua bất cứ điều gì - các testcase/hoạt động/giao tiếp quan trọng.
Con người ai cũng có lúc sai lầm, nhưng khi có thể, hãy tóm gọn chúng - Sai sót, kịch bản, tình huống, rủi ro, ... Tính kỉ luật giúp ích rất nhiều trong việc này. Bận phải định hình process riêng của mình và các check list khi làm việc.
Tóm lại: Kỉ luật là làm những việc cần phải hoàn thành, kể cả khi bạn không muốn
-
Giao tiếp có tính xây dựng: Bạn có thể gọi đây là một kĩ năng thay vì một phẩm chất. Nhưng tôi nhận thấy yếu tố này thiên về nét tính cách bởi lẽ thành thạo trong giao tiếp nhất định là một kĩ năng. Giao tiếp tốt nên bắt đầu bằng việc lắng nghe, phản hồi, nhắc lại trong đầu, xác định ngữ điệu và thực sự nói ra.
Với một số người, đây không phải là một phẩm chất vốn có và phải tập luyện để có được. Nhưng tại sao nó lại quan trọng với Tester? Công việc cuả chúng ta là làm rõ những điều tiêu cực, sai lầm và các mặt cần cải thiện. Sự thật là, không ai cảm thấy hài lòng khi việc làm, ý tưởng hay cách tiếp cận của họ bị chỉ trích, vì thế nên bạn cần giao tiếp có tính xây dựng để không vô tình gây khó chịu cho bất kỳ ai.
Tóm lại: Nghe. Nghĩ. Tập dượt. Giao tiếp.
Kết luận: Trên đây là 7 phẩm chất cần có của một tester. Tôi không nêu các phẩm chất như tình yêu đối với công việc, sự cống hiến, sự chân thành của bạn, niềm đam mê học tập, tinh thần làm việc, vv bởi vì đó là điều cần có của bất kỳ ai trong bất kỳ công việc nào. Vì vậy, cho dù bạn đã là một tester phần mềm hoặc một sinh viên mới tìm hiểu về công việc tester thì tôi hy vọng danh sách này sẽ giúp bạn đánh giá chính mình và quyết định xem lĩnh vực này có phù hợp đối với bạn.