7 phương thức quản lý có thể cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên
Tất cả các công ty trên thế giới, họ đều muốn cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên để tăng năng suất lao động. Đây là một vấn đề rất lớn liên quan đến phương thức quản lý nhưng thường thì khoảng bao lâu một công ty mới kiểm tra lại phương thức quản lý nhân viên của họ xem đạt hiệu quả hay ...
Tất cả các công ty trên thế giới, họ đều muốn cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên để tăng năng suất lao động. Đây là một vấn đề rất lớn liên quan đến phương thức quản lý nhưng thường thì khoảng bao lâu một công ty mới kiểm tra lại phương thức quản lý nhân viên của họ xem đạt hiệu quả hay không? Các nghiên cứu đã đưa ra một con số đáng quan ngại rằng, những nhân viên không chịu sự quản lý trực tiếp thường rất thảnh thơi và gần như không bao giờ làm việc hết công suất của họ. Sau đây là 7 gợi ý có tính thực tế cao trong lĩnh vực quản lý giúp nhân viên có thể cải thiện được hiệu suất công việc, giúp tư duy hiệu quả hơn.
Tạo động lực về mặt kinh tế cho các nhân viên ở mọi cấp độ trong công ty, tổ chức có thể được hưởng lợi từ chúng:
Đó là xu hướng quản lý tự nhiên tập trung chủ yếu về các ưu đãi kinh tế cho các senior-level. Điều này thì hoàn toàn dễ hiểu, tuy nhiên không thể bỏ qua ưu đãi về mặt kinh tế cho các nhân viên lower-level... nếu bạn mong đợi các nhân viên đó quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Với phương thức này có thể sẽ rất tốn kém cho doanh nghiệp của bạn, vì thế cần phải có cấu trúc, một kế hoạch rõ ràng, xác định rõ mục tiêu, cân đối trong việc thu, chi.
Cung cấp các thông tin phản hồi có nhiều ý nghĩa mang tính xây dựng dựa trên nền tảng chuyên môn
Phản hồi là một kỹ năng quản lý cơ bản; khả năng cung cấp thường xuyên, thông tin phản hồi phải hữu ích, khuyến khích người lao động, khiến họ không nản lòng, đây là một phương thức quản lý căn bản hiệu quả. Đó là chưa nói đến việc thường xuyên có những phản hồi tích cực, tuy không phải là tất cả nhưng đó lại là kênh thông tin liên lạc tốt nhất ... Giúp cho việc khích lệ nhân việc trong công việc, hoặc có thể có những điều chỉnh cần thiết kịp thời.
Tôn trọng nhân viên, đảm bảo quyền lợi trong công việc của họ
Tôn trọng có thể là một điều đơn giản nhưng có động lực mạnh mẽ, đôi chút khó chịu, hay sự thiếu tôn trọng, có tác dụng ngược lại. Khi nhân viên cảm thấy thực sự được tôn trọng (nó luôn luôn được đảm bảo), họ có tinh thần tốt nhất "để đi những bước đi mạnh mẽ nhất, tốt nhất" giúp công ty đạt được thành công.
Đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các cấp quản lý phải được đào tạo đầy đủ
Xu hướng của các công ty là đầu tư mạnh vào "đào tạo lãnh đạo" trong khi tập trung ít hơn vào những nhân tố giám sát và người quản lý tầm trung. Một vấn đề nữa là việc đào tạo chủ yếu tập trung vào giai đoạn sau, trong khi đó giai đoạn đầu lại là rất cần thiết cho công việc.
Cung cấp và hỗ trợ nhân viên khi thực sự cần thiết
Có thể hỗ trợ dưới nhiều hình thức: Có thể khi thiết bị lỗi thời hay làm việc kém hiệu quả, hỗ trợ về mặt tinh thần (đôi khi) họ bị những chỉ trích không tốt, ngoài ra có sự hỗ trợ linh hoạt để giúp họ cân bằng trong công việc. Người quản lý hỗ trợ nhân viên trong lúc họ cần đến thì không bao giờ bị lãng quên, điều đó còn giúp cho nhân viên thấy được sự thiện chí nhiệt tình và góp phần xây dựng nên lòng trung thành của họ đối với công ty.
Đừng keo kiệt về mặt cảm xúc
Không có gì quý bằng lời khen ngợi kịp thời và sự công nhận đúng mực của người quản lý khi nhân viên của họ đạt được thành công nào đó. Có một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, lời khen, công nhận đúng mức còn có thể có sức mạnh lớn hơn cả tiền bạc và tuy nhiên trong thời buổi kinh tế thị trường thì đối với nhân viên, họ vẫn mong muốn có được phần thưởng xứng đáng với thành công, lợi ích họ đem lại cho doanh nghiệp.
Phẩm chất đạo đức và trình độ của người lãnh đạo khiến cho nhân viên cảm thấy tự hào là một phần của đội
Không có gì làm nản lòng nhân viên một cách nhanh chóng hơn khi mà họ thấy lãnh đạo của họ hành động theo một cách không có sự tôn trọng, không đúng với trình độ và năng lực của người lãnh đạo. Người lãnh đạo thì luôn bị nhân viên theo dõi và đánh giá, vì thế họ luôn cần có thái độ chuẩn mực trong mọi tình huống, mọi vấn đề.
Bài viết dựa theo tài liệu http://www.forbes.com/sites/victorlipman/2013/06/17/7-management-practices-that-can-improve-employee-productivity/#5a10fb6b16f8