7 thói quen tốt để sử dụng internet an toàn
Internet là nguy hiểm và việc bạn tự bảo vệ bản thân là điều cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 7 thói quen có thể giúp cho việc sử dụng internet của bạn và người thân trở nên bảo mật và an toàn hơn nhiều. 1. Thường xuyên cập nhật Cho phép tất cả các ứng dụng mà bạn sử dụng ...
Internet là nguy hiểm và việc bạn tự bảo vệ bản thân là điều cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 7 thói quen có thể giúp cho việc sử dụng internet của bạn và người thân trở nên bảo mật và an toàn hơn nhiều.
1. Thường xuyên cập nhật
Cho phép tất cả các ứng dụng mà bạn sử dụng hàng ngày có thể cập nhật tự động. Đầu tiên là để mắt đến hệ thống điều hành, trình duyệt web, email khách hàng và tin nhắn nhanh. Đừng quên phần mềm đọc PDF, Flash player và Java. Hãy thực hiện tất cả vào một lần. Chỉ mất ba phút nhưng hiệu quả bảo vệ máy tính chống lại virus và phần mềm độc hại tăng lên gấp bội.
2. Nhớ làm sạch mạng
Cũng như việc rửa tay trước khi ăn, dọn dẹp sạch sẽ các phần mềm bẩn cho máy tính là một thói quen cần thiết. Cài đặt và cập nhật phần mềm diệt virus đáng tin cậy, chạy nó năm phút trước khi dùng máy tính lạ (máy tính của người khác) hoặc trước khi gõ mật khẩu email công ty, email cá nhân, mật mã tài khoản ngân hàng trực tuyến, mạng xã hội là thói quen nên có.
3. Smartphone cũng là máy tính
Lưu ý kĩ điều ghi nhớ này. Nó nhắc cho bạn nhớ một chiếc điện thoại thông minh cũng hoạt động và khởi chạy các loại phần mềm như máy tính, nghĩa là bao gồm cả phần mềm độc hại. Vì vậy việc bảo vệ an toàn, diệt virus máy tính cho smrtphone là tối quan trọng. Nó giúp bạn chống thư rác, chống lừa đảo và xác định vị trí thiết bị nếu như không may bị thất lạc hay bị đánh cắp.
4. Xem kĩ các liên kết (link)
Thực tế, các liên kết trong thế giới mạng làm cho mọi việc diễn ra dễ dàng hơn: bạn có thể biết được nhiều thứ liên quan với nhau chỉ với vài cái nhấp chuột. Tội phạm mạng cũng rất yêu thích các đường dẫn liên kết, nó giúp chuyển hướng và dẫn dụ bạn đến những nơi có lợi cho chúng bằng các ransomeware (mã độc tống tiền). Cách để tránh không khó, chỉ cần bạn có thói quen cẩn thận. Ví dụ, nếu bạn nhận được 1 đường dẫn trong email hoặc tin nhắn SMS thì đừng hấp tấp bấm ngay vào đó. Hãy mở trình duyệt, truy cập trực tiếp địa chỉ url ngân hàng mà bạn thường giao dịch trên thanh địa chỉ trình duyệt. Bạn cũng cần đề phòng các loại banner quảng cáo, pop-up quảng cáo với các tiêu đề giựt tít mạnh hay khiêu khích, ví dụ như “máy tính của bạn đang bị đe dọa”, “bạn đã trúng thưởng”, “ cập nhật tin hot từ ca sĩ X”, “ bí kíp giúp máy tính chạy nhanh hơn”…Nó thường là mã độc ẩn chứa bên trong.
Không phải tất cả mọi thứ trên internet đều là sự thật
5. Sử dụng trình quản lý mật khẩu
Không dễ để ghi nhớ rõ ràng tất cả mật khẩu truy cập của các trang web mà bạn đã đăng kí. Vì vậy, chúng ta thường có xu hướng đặt mật khẩu dễ nhớ (như 123456 chẳng hạn). Để tránh bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu, hãy sử dụng dịch vụ quản lý mật khẩu có thể dùng 1 mật khẩu duy nhất cho nhiều trang web, chèn chúng vào các lĩnh vực cần thiết và mã hóa, lưu trữ tất cả những thông tin đó một cách an toàn. Bạn chỉ cần nhớ mật khẩu ứng dụng quản lý, còn lại đã có phần mềm lo. Nên dùng mật khẩu mặc định từ phần mềm quản lý sẽ an toàn hơn.
6. Học cách báo cáo nội dung xấu (report)
Các mối đe dọa trực tuyến không chỉ giới hạn trong phần mềm độc hại và lừa đảo. Chúng còn là những kẻ xấu đầy rẫy trên các diễn đàn, mạng xã hội…Đối tượng thanh thiếu niên và trẻ em dễ bị tổn hại vì đặc tính chưa phát triển đầy đủ về nhân cách và hiểu biết. Hãy sử dụng tính năng “ chặn người dùng”, “báo cáo thư rác”, “báo cáo sai phạm”, “báo cáo quấy rối” để báo cho nhà sản xuất biết các nội dung xấu để ngăn ngừa trước các mối nguy hiểm.
7. Trao đổi thằng thắn với trẻ và người lớn tuổi
Sáu nguyên tắc trên không khó để thực hiện. Tuy nhiên, với những nhóm đối tượng chưa hiểu rõ về máy tính và an toàn máy tính như trẻ em hay người lớn tuổi thì chúng ta nên phổ cập kiến thức thật kĩ càng. Ngoài các kiến thức cần biết như 6 nguyên tắc trên thì cũng nên cho họ hiểu rằng không phải tất cả mọi thứ trên internet đều là sự thật. Cần phải kiểm tra và chọn lọc thông tin mà mình tiếp nhận.
Theo Theo Kaspersky Blog