8 Mẹo giúp bạn mua sắm trực tuyến an toàn mùa Giáng Sinh
Khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm đã đến – Giáng Sinh và rất nhiều người tận dụng khoảng thời gian này để mua sắm trực tuyến. Theo Liên đoàn bán lẻ quốc tế, hơn 100 triệu người mua sắm trực tuyến trong các kì giảm giá và đó là lí do tại sao bạn cần cực kì quan tâm đến vấn đề an toàn an ...
Khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm đã đến – Giáng Sinh và rất nhiều người tận dụng khoảng thời gian này để mua sắm trực tuyến. Theo Liên đoàn bán lẻ quốc tế, hơn 100 triệu người mua sắm trực tuyến trong các kì giảm giá và đó là lí do tại sao bạn cần cực kì quan tâm đến vấn đề an toàn an ninh mạng.
Mua sắm trực tuyến thực sự trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết. Nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu việc mua sắm có an toàn hay không? Đặc biệt khi rất nhiều người dùng chia sẻ thông tin thẻ tín dụng trực tuyến. Dưới đây sẽ là một số mẹo bạn cần nhớ trước khi cung cấp thông tin thẻ tín dụng và nhấn “MUA”.
1. Không nhấn vào đường dẫn đáng ngờ
Các đường dẫn độc hại được gửi bởi kẻ lừa đảo trông rất giống đường dẫn thật. Do đường dẫn được ngụy trang bởi các cụm từ phổ biến, rất nhiều người dùng trở thành nạn nhân. Cách an toàn nhất là KHÔNG mở chúng nếu chúng bắt nguồn từ các trang mạng xã hội, tin nhắn hoặc email từ nguồn không rõ ràng.
2. Chú ý những nhà cung cấp mới
Chúng ta thường mua hàng hóa và dịch vụ từ các nhà cung cấp mới vì họ thường đưa ra chính sách giảm giá hấp dẫn. Tuy nhiên người tiêu dùng rất dễ mắc bẫy. Một trong những vấn đề đó là việc giả mạo đánh giá từ khách hàng. Đừng tin hoàn toàn vào thông tin đánh giá sản phẩm.
- Luôn đưa ra đánh giá cần thiết bao gồm mục đích sử dụng sản phẩm, sự tiện lợi, chất liệu, cấu trúc, chất lượng và những mục khác như chuyển phát nhanh, thanh toán và hoàn tiền.
- Luôn thử bắt từ những món hàng nhỏ nhất rồi dần đến món hàng lớn
- Tìm kiếm trải nghiệm người dùng từ các trang khác với sản phẩm đó
3. Luôn sử dụng mật khẩu mạnh
- Tránh các mật khẩu dễ dàng bị bẻ khóa bằng cách thêm kí tự viết hoa giữa các kí tự thông thường, số hoặc kí tự đặc biệt trong mật khẩu của bạn.
- Tránh sử dụng những mật khẩu phổ biến như tên, 123456 hay password.
- Không sử dụng chung mật khẩu cho nhiều trang
4. Luôn sử dụng website bảo mật
Trước khi nhập dữ liệu nhạy cảm, kiểm tra xem liệu rằng website của bạn đã bảo mật hay chưa. Trang bảo mật sẽ có một ổ khóa màu xanh trên thanh trạng thái và đường dẫn bắt đầu bằng HTTPS, có nghĩa là:
- Kết nối được mã hóa
- SSL được kiểm định chính xác
5. Tránh sử dụng thẻ ghi nợ thay cho thẻ tín dụng
- Thẻ tín dụng có tài khoản giới hạn nhưng thẻ ghi nợ thì không
6. Những điều cần nhớ khi mua sắm
- Luôn giữ thông tin mua sắm trực tuyến, đặc biệt là email xác nhận yêu cầu
- Nếu có thể bạn hãy in chúng ra và lưu lại đến khi nhận được sản phẩm
- Thêm vào đó, hãy đăng xuất sau khi mua sắm xong
7. Không cung cấp thông tin chi tiết của bạn đến mọi website
Nếu bạn không thường xuyên mua sắm tại website nào, không cần thiết phải điền đầy đủ thông tin.
8. Thường xuyên kiểm tra thông báo của ngân hàng
Hầu hết các ngân hàng đều có dịch vụ thông báo thanh toán thẻ tín dụng thông qua email hoặc di động. Nếu bạn nhận thấy điều gì khác thường, hãy báo cáo đến ngân hàng để nhận được giải quyết sớm nhất.
THN