8 phút dành cho vài skills Javascripts
Bắt đầu luôn nào (quaylen) 1.Spread operator Sử dụng dấu 3 chấm ... để triển khai các phần tử bên trong một hàm cũng như một đối tượng. Công thức này rất đơn giản, trực quan Ví dụ: Nếu như bạn muốn show hết danh sách món ăn ưa thích mà không được tạo vòng lặp, đây chính là giải pháp ...
Bắt đầu luôn nào (quaylen)
1.Spread operator
Sử dụng dấu 3 chấm ... để triển khai các phần tử bên trong một hàm cũng như một đối tượng.
Công thức này rất đơn giản, trực quan
Ví dụ:
Nếu như bạn muốn show hết danh sách món ăn ưa thích mà không được tạo vòng lặp, đây chính là giải pháp chất lượng nhất rồi ^_^:
const favoriteFood = ['Pizza', 'Fries', 'Swedish-meatballs']; console.log(...favoriteFood); // Pizza Fries Swedish-meatballs
2. Sử dụng for...of trong vòng lặp
Cấu trúc for...of sử dụng vòng lặp thông qua collection, và cung cấp cho bạn khả năng chỉnh sửa item đã xác định. Nó chắc chắn sẽ thay thế được cách truyền thống như for...loop
Cách này giúp code dễ đọc, sạch sẽ, trực quan sinh động.
Ví dụ:
Bây giờ bạn đang có một hộp dụng cụ (toolbox), bạn muốn show tất cả các công cụ bên trong, for...of sẽ làm nó trở nên dễ dàng hơn
const toolBox = ['Hammer', 'Screwdriver', 'Ruler']; for(const item of toolBox){ console.log(item) } // Hammer // Screwdriver // Ruler
3. Hàm includes()
Hàm này có nhiệm vụ kiểm tra sự tồn tại của đoạn string trong collection, nếu tồn tại return true, nếu không tồn tại thì return false
Có một điều cần lưu ý là: nếu trong collection có từ SCHOOL, và bạn search từ school, hàm này sẽ trả về false
Ví dụ:
Giả sử bạn có một hệ thống quản lý xe riêng trong garage, bạn muốn kiểm tra xem nó có còn trong garage không hay ai vợ bạn lấy đi chợ mất rồi. Hãy để việc đấy chó includes
const garage = ['BMW', 'AUDI', 'VOLVO']; const findCar = garage.includes('BMW'); console.log(findCar); // true
4. Hàm some()
Hàm some() cũng kiểm tra sự tồn tại trong mảng, trả về true nếu tồn tại và ngược lại sẽ trả về false. Nghe qua có vẻ giống hàm includes() bên trên, nhưng đối số của hàm some() này là function không phải string như hàm includes() bên trên
Ví dụ:
Bạn là chủ của quán club, bạn muốn đảm bảo trong số khách hàng của mình phải có người trên 18 tuổi, còn lại lợi nhuận là trên hết :v
ES5:
const age = [16, 14, 18]; age.some(function(person){ return person>=18 }); // true
ES6:
const age = [16, 14, 18]; age.some((person) => person>=18); // true
5. Hàm every()
Hàm every() sử dụng vòng lặp trong mảng, kiểm tra mọi phần tử, và trả về giá trị true, false. Nghe qua lại thấy giống hàm some(), nhưng nó có một điểm khác biệt là tất cả các phần tử trong mảng đều phải thỏa mãn điều kiện, nếu có một và chỉ một phần tử không thỏa mãn, kết quả sẽ là false
Ví dụ:
Bạn là cảnh sát và muốn kiểm tra một club nọ tất cả mọi người có đủ 18+ chưa, bạn nên sử dụng every() ngay:
ES5:
const age = [15, 20, 19]; age.every(function(person){ return person >= 18; }); // false
ES6:
const age = [15, 20, 19]; age.every((person) => person >=18); //false
6. Hàm filter()
Hàm filter() tạo một mảng mới với các phần tử thỏa mãn điều kiện của nó.
Với filter(), ta có thể lấy được các phần tử cần thiết và tránh được việc thay đổi mảng ban đầu.
Ví dụ:
Bạn đi shopping với mẹ và mẹ bạn không muốn món đồ quá 30$$ Vậy nên, mình giới thiệu bác nên sử dụng hàm filter()
ES5:
const prices = [25, 30, 15, 55, 40, 10]; prices.filter(function(price){ return price >= 30; }); // [30, 55, 40]
ES6:
const prices = [25, 30, 15, 55, 40, 10]; prices.filter((price) => price >= 30); // [30, 55, 40]
7. Hàm map()
Hàm map() tương tự như hàm filter() là việc tạo ra một mảng mới. Chỉ khác là nhiệm vụ chính của hàm map() là thay đổi giá trị phần tử.
Ví dụ:
Bạn có một list giá cố định của từng sản phẩm. Vậy, sau khi safe off 25%, list giá kia thay đổi như thế nào, sử dụng map() ngay và luôn nào:
ES5:
const productPriceList = [200, 350, 1500, 5000]; productPriceList.map(function(item){ return item*0.75; }); // [150, 262.5, 1125, 3750]
ES6:
const productPriceList = [200, 350, 1500, 5000]; productPriceList.map((item) => item*0.75); // [150, 262.5, 1125, 3750]
Đây cũng là phần cuối của bài viết và cũng hết 8p rồi, cảm ơn mọi người đã quan tâm theo dõi. Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn trên con đường trờ thành master javascripts (bye)(bye)