9 SAI LẦM lớn nhất mà sinh viên IT ngành Phần mềm hay mắc phải
Xin chào các bạn, Hôm nay mình xin đưa ra chủ đề Các sai lầm mà các bạn sinh viên IT hay mắc phải . Dưới đây là 9 ý kiến của mình về chủ đề này. Các bạn xem và cùng thảo luận với mình nha. Đây là điều đầu tiên mà rất nhiều, rất nhiều sinh viên IT mắc phải. Các bạn bị ngợp bởi rất nhiều ngôn ...
Xin chào các bạn,
Hôm nay mình xin đưa ra chủ đề Các sai lầm mà các bạn sinh viên IT hay mắc phải. Dưới đây là 9 ý kiến của mình về chủ đề này. Các bạn xem và cùng thảo luận với mình nha.
Đây là điều đầu tiên mà rất nhiều, rất nhiều sinh viên IT mắc phải. Các bạn bị ngợp bởi rất nhiều ngôn ngữ lập trình. Điều đó khiến các bạn có suy nghĩ đó là phải biết thật nhiều trước khi rời giảng đường.
Thật sai lầm khi các bạn biết quá nhiều! Điều cốt lõi nhất không phải số lượng ngôn ngữ các bạn sử dụng được. Quan trọng nhất đó là bạn THÀNH THẠO được ngôn ngữ nào? Thành thạo như tiếng mẹ đẻ của mình, đó là điều mà các nhà tuyển quân mong muốn.
=> Hãy học thật vững một ngôn ngữ lập trình trước khi học ngôn ngữ khác.
Bỏ qua ở đây không có nghĩa là không học. Mình bao gồm luôn những bạn học cho có, học để thi, học để qua môn.
Bạn sẽ vô cùng hối tiếc khi không học thật vững 2 môn về dữ liệu này. Bỏ vào túi 2 loại dữ liệu trên sẽ giúp bạn đi thật xa trên con đường trở dài phía trước.
Hai môn học này tương đối khó với một số bạn khi mới bắt đầu vì ... (vì sao thì chắc các bạn cũng biết). Điều quan trọng nhất là các bạn phải dành thật nhiều thời gian để luyện. Phải quyết tâm thành thạo.
Khi nói đến hướng đối tượng, rất nhiều bạn thở dài ngao ngán vì học hoài mà chẳng hiểu. Đơn giản thôi, vì các bạn học sai phương pháp, hoàn toàn sai phương pháp.
Vì sao ư? Vì môn học này phải giúp các bạn có cái nhìn một cách tổng quan về hướng đối tượng. Giúp các bạn rèn luyện tư duy về hướng đối tượng chứ không phải học code "hướng đối tượng".
Đa phần thời gian được dùng nhiều cho việc viết code thay vì phân tích. Ở môn học này đòi hỏi sự phân tích nhiều hơn. Một khi đã hiểu được đối tượng và hướng đối tượng, việc code sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn.
Chưa hiểu đối tượng/hướng đối tượng là gì mà cứ cắm đầu code thì càng code càng rối, càng không hiểu thế quái nào nó lại thế này!?!
Đến bước này là bạn đã biết code rồi đấy, nhưng bạn vẫn chưa làm được phần mềm ra trò đâu. Giả sử bạn phải làm một phần mềm mà bạn chưa bao giờ làm. Bạn nhận được một đống yêu cầu và một đống tính năng. Bạn phải làm gì đây?
Môn học phân tích và thiết kế hệ thống sẽ giúp bạn trả lời. Nhiệm vụ của môn học này giúp cho bạn biết cách phân tích và thiết kế nên một phần mềm phù hợp với yêu cầu nhận được.
Thế nhưng buồn thay, rất nhiều rất nhiều bạn lại bị môn học này đánh ngã. Không phải vì môn học này khó, mà vì học hông hiểu gì hết và vẽ mấy cái mô hình mệt quá.
Quả thực bạn phải vẽ rất nhiều mô hình, tốn rất nhiều chất xám cho việc phân tích. Nhưng đừng vì vậy mà nản chí nhé. Mình thất rất nhiều bạn khi làm đồ án phần mềm hay bỏ qua các bước này... và kết quả là các bạn code rất rất rất vất vả, thậm chí là bỏ cuộc vì không biết code cái gì.
Theo mình, 70% thời gian phân tích, 30% thời gian code. Không phải cứ code nhiều là sẽ được. Không được gì ngoài bug tứ phía búa tới đâu.
Những tưởng học lập trình thì cần biết gì về mạng máy tính. Nhưng không, các bạn không cần phải biết quá nhiều về mạng máy tính.
Đại loại như biết bấm cáp cũng là một điểm cộng rồi đó. Thử tưởng tượng xem một bạn gái xinh đẹp nhờ sửa dùm cái wifi không kết nối được?!? Không lẽ lại bảo mình không biết chứ hả.!!!!
Dù ít dù nhiều cũng phải biết các thứ như IP, DNS, DHCP là gì. Rồi cấu hình wifi các kiểu.
Lắm lúc các bạn cũng sẽ lập trình các giao thức mạng, nếu không biết thì cũng sẽ là một vất vả lớn với các bạn đấy!
Giải thuật là gì? Đơn giản đó là một bản kế hoạch để giải quyết một vấn đề nào đó được xây dựng thành các bước.
Dễ quá phải không? Nhưng nhiều bạn lại bỏ qua luôn. Không tin bạn thử hỏi 10 người về giải thuật sắp xếp xem được bao nhiêu bạn trả lời được.
Thông thường do trở ngại về code, cấu trúc dữ liệu dẫn đến trở ngại giải thuật. Việc học tốt môn giải thuật sẽ giúp các bạn tìm được cách giải quyết vấn đề gặp phải một cách dễ dàng hơn.
Nói thẳng ra là lười đọc. Mình gặp rất nhiều bạn rất lười đọc, thậm chí là đọc blog của các lập trình viên khác. Việc này sẽ gây cho các bạn cảm giác khó khăn khi bắt các bạn phải tìm cách giải quyết một vấn đề nào đó.
Khi gặp vấn đề, bạn sẽ lên mạng tìm cách giải quyết. Đầu tiên là vào Google, gõ gõ vấn đề của bạn. Hura, kết quả đầu tiên cho bạn luôn cả giải pháp. NHƯNG NÓ DÀI QUÁ!!!! Vì thói quen lười đọc, khi gặp một bài nào đó quá dài, bạn sẽ bỏ qua luôn mà ko biết nó có giúp được bạn hay ko.
Việc lười đọc cũng ko giúp các bạn có kĩ năng đọc nhanh được. Đây là một kĩ năng hết sức quan trọng vì khi đi thực chiến tại doanh nghiệp, bạn có rất ít thời gian để đọc tài liệu về những gì mà doanh nghiệp sử dụng trước khi bạn bắt tay vào làm.
Ngoài ra thì sinh viên IT mình thấy các bạn cũng rất ngại đọc ngoại ngữ.!.! Thôi xong phim rồi đó
Đây là tình trạng chung mà mình thường thấy ở các bạn sinh viên. Các bạn ngày đêm ngồi trên máy tính và gõ lọc cộc, các bạn mải mê chạy theo công nghệ mới mà quên đi điều cốt lõi nhất.
Tư duy lập trình phải được rèn luyện liên tục từ lúc bạn bắt đầu học lập trình. Rèn luyện tư duy sẽ giúp bạn suy nghĩ giải pháp tốt hơn.
Có bao giờ bạn thắc mắc, cái đứa bạn học cùng bạn mỗi ngày, tại sao khi cùng gặp một vấn đề mới, một công nghệ mới, đứa bạn ấy lại xử lý nhanh hơn bạn???
Mở word lên gõ vài dòng, save lại thì tưởng rằng mình đã thành thạo? Không đâu! Có nhiều bạn còn không biết cách phân trang nữa đó.
Trong suốt quá trình học, các bạn phải làm rất nhiều tiểu luận, đồ án, v.v... Tất cả đều phải sử dụng phần mềm văn phòng để viết báo cáo. Cụ thể ở đây thường sử dụng là Microsoft Office Word.
Chính vì lâu lâu (thường cuối học kì) mới dùng 1 lần nên các bạn không quan tâm lắm. Nên là thôi kệ, khi nào cần thì nhờ ai đó giúp mình. Đến khi không nhờ được ai thì ngồi cuốn lên mà chỉnh từng dòng từng chữ một. Trong khi người ta chỉ cần click vài cái là đã định dạng xong cả một bài luận dài chục trang. Thậm chí tạo mục lục đều tạo trong tíc tắc.
Hay tệ nhất là lúc đem ra tiệm in, mở file lên thì ôi thôi bị lỗi tùm lum trong khi file trên máy tính của bạn thì không sao. Giờ phải làm sao đây?!?!?! Không lẽ ngồi chỉnh lại, mà bạn có biết chỉnh thế nào đâu.... Nhờ ông chủ tiệm! Đúng rồi! Nhờ ông chủ tiệm! Nhớ nhé =))
Xem thêm các bài viết về lập trình tại blog của mình: https://nangviet.com