95% các Doanh nghiệp vừa và nhỏ KHÔNG có kịch bản Ứng cứu sự cố
Với hàng ngàn các cuộc tấn công trên mạng diễn ra hàng ngày, an ninh mạng đang là tâm điểm chú ý của hầu hết các doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay lại phản ứng rất chậm trước các nguy cơ an ninh, sự cố tấn công ...
Với hàng ngàn các cuộc tấn công trên mạng diễn ra hàng ngày, an ninh mạng đang là tâm điểm chú ý của hầu hết các doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay lại phản ứng rất chậm trước các nguy cơ an ninh, sự cố tấn công trên mạng. Theo khảo sát của SecurityBox, có tới 95% các doanh nghiệp chưa có một kịch bản ứng cứu sự cố rõ ràng. Đây chính là mối nguy hiểm dẫn tới các cuộc tấn công trên mạng ngày một tăng.
> Từng bước xây dựng một bản kịch bản Ứng cứu sự cố hoàn chỉnh
> 10 Thách thức mà Doanh nghiệp thường gặp trong IRP
Hiện trạng an ninh mạng tại các Doanh nghiệp hiện nay:
- Nhà quản trị không có cái nhìn tổng quan về hệ thống. Họ không biết có bao nhiêu thiết bị đang hoạt động, có bao nhiêu cổng dịch vụ đang mở, nhân viên đang làm gì hay thậm chí thiết bị IPS, Firewall hoạt động có hiệu quả thực sự không.
- Có nhiều lỗ hổng đã được cảnh báo nhưng không cập nhật bản vá lỗ hổng.
- Nhận thức và kỹ năng về an ninh mạng của nhân viên còn yếu kém.
- Doanh nghiệp chưa có chính sách về ATTT rõ ràng.
- Không đủ ngân sách để lập kế hoạch ứng cứu sự cố.
- Đặc biệt các đơn vị doanh nghiệp chưa có một bản kế hoạch ứng cứu sự cố.
Theo nghiên cứu và khảo sát của SecurityBox cho thấy:” 95% những doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sát không nghĩ tới việc xây dựng kịch bản ứng cứu sự cố. 39% nghĩ rằng công ty của họ không có nguy cơ bị tấn công. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi có tới 74% các doanh nghiệp đã trải qua ít nhất một số cuộc tấn công trên mạng”.
Trong số 95% các cuộc tấn công trên mạng nhắm vào doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt bởi những lý do dưới đây:
- Họ có khả năng trả tiền chuộc.
- Biện pháp phòng ngừa tấn công của họ dễ bị phá vỡ.
- Họ có thể không có công nghệ để khai thác, truy tìm ra dấu vết của một kẻ tấn công trên mạng.
Như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực sự trở thành mục tiêu bị tin tặc nhòm ngó.
Mối đe dọa an ninh mạng ngày gia tăng với các Doanh nghiệp
Trong bối cảnh kỹ thuật số hiện nay, nhiều công ty đang trở thành mục tiêu tấn công của các tội phạm trên không gian mạng, chúng có thể chỉ ra một số lỗ hổng vốn có trong hệ thống của bạn mà các doanh nghiệp lớn không có. Mặc dù nguy cơ có thể là đáng kể với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng tốt nhất bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng để giúp giảm khả năng sự cố tấn công có thể xảy ra.
Bên cạnh đó những nguy cơ bị hacker tấn công trên Internet ngày càng gia tăng bởi các hình thức lừa đảo người dùng, lừa đảo tấn công mạng diễn ra phức tạp. Ví dụ, hacker có thể lợi dụng là người thân quen của bạn, gửi một tệp tin đính kèm những lời mời trúng thưởng hấp dẫn, khi click vào đường dẫn hoặc tệp đính kèm lập tức thiết bị của bạn sẽ bị nhiễm mã độc. Hay những lúc tải phần mềm trên mạng, đã bao nhiêu lần bạn rà quét đường link, rà quét lỗ hổng tệp tin trước khi tải xuống?
Tại sao Doanh nghiệp cần có bản Quy trình ứng cứu sự cố rõ ràng?
Việc lập ra chiến lược và kế hoạch ứng cứu sự cố không phải là điều dễ dàng. Nó yêu cầu thời gian, kiến thức, kỹ năng, tài chính và sự hợp tác của các thành viên. Một bản kế hoạch ứng cứu sự cố hoàn có thể giúp doanh nghiệp:
– Có những phương án chủ động phòng tránh tấn công khi có sự cố xảy ra.
– Giảm thiểu nguy cơ tấn công mạng.
– Phát hiện sớm các nguy cơ và lỗ hổng mà Hacker có thể khai thác.
– Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững lâu dài.
– Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho nhân viên.
– Tiết kiệm tài chính liên quan tới các vấn đề về an ninh mạng.
– Quan trọng hơn cả là đào tạo nhận thức cho nhân viên về các vấn đề bảo mật.
Nếu đơn vị của bạn chưa có bản kế hoạch Ứng cứu sự cố cụ thể thì có thể tham khảo bản template kịch bản IR của SecurityBox hoặc tìm hiểu thêm kiến thức tổng quan về Ứng cứu sự cố.