An ninh mạng tại Việt Nam năm 2014 đến năm 2017
Tình hình an ninh mạng trên thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp. Không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân, hạ tầng mạng doanh nghiệp mà còn tác động to lớn tới sự an toàn an ninh của cả quốc gia. Dưới đây là những thực trạng tình hình an ninh mạng tại Việt ...
Tình hình an ninh mạng trên thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp. Không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân, hạ tầng mạng doanh nghiệp mà còn tác động to lớn tới sự an toàn an ninh của cả quốc gia. Dưới đây là những thực trạng tình hình an ninh mạng tại Việt Nam từ năm 2014 quý I năm 2017.
I.Tình hình an ninh mạng tại Việt Nam năm 2014:
Trung bình tại Việt Nam bình quân mỗi cá nhân thiệt hại 1.230.000 VNĐ nếu sử dụng máy tính. Dưới đây là thông tin chi tiết:
1.Sự gia tăng mạnh mẽ của “ tin nhắn rác”
– Có tới 90% người dùng thường xuyên bị tin nhắn rác làm phiền, trong đó 43% là bị làm phiền hàng ngày. So với bản tổng kết năm 2013 thì con số này đã tăng gấp 2 lần.
– Đi liền là nạn “ móc túi” với tổng sồ tiền là 3,9 tỷ đồng/ ngày
Xem thêm: Những giải pháp an ninh mạng dành cho Doanh Nghiệp
2. 2.85% máy tính có thể nhiễm virus từ USB
– Mặc dù so với tổng kết năm 2013 con số này đã giảm nhưng sự lây lan virus qua USB vẫn còn đang ở mức cao.
– Điển hình là virus W32.UsbFakeDrive có thể phát tán nhanh chóng chỉ với thao tác đơn giản khi người dùng mở ổ đĩa. Đó là lý do tại sao an ninh mạng tại việt nam bị nhiễm virus, bị dính mã độc khi sử dụng wifi công cộng.
– Ngoài ra còn có Virus shortcut (virus ẩn trong nội dung các file của bạn). Phương thức lây lan của loại virus này vừa nhanh, vừa nguy hiểm vì vậy bạn cũng cần kiểm tra máy thường xuyên
3.Nguy hiểm bắt nguồn từ wifi miễn phí
– Ước tính có khoảng 24% số người tại Việt Nam sử dụng wifi miễn phí, đặc biệt như trong các quán coffee, công viên,.. Các chuyên gia bảo mật cảnh báo, việc sử dụng wifi miễn phí có thể bị Hacker lợi dụng chiếm đoạt tài khoản, mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng, dữ liệu cá nhân, tài khoản giao dịch trực tuyến của bạn.
Để phòng tránh các nguy cơ bị tấn công hoặc mất thông tin, dữ liệu, bạn nên tìm hiểu những xu hướng tấn công mạng năm 2018 được các chuyên gia dự báo.
II.Tình hình an ninh mạng Việt Nam năm 2015:
Việt Nam đã bị thiệt hại tổng cộng 8700 tỉ đồng, tăng 200 tỉ so với năm 2014. Theo VNCERT (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam), tính từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015, Trung tâm này đã ghi nhận được tổng số 31.585 sự cố an ninh thông tin tại Việt Nam, gồm 5.898 sự cố tấn công lừa đảo, 8.850 sự cố tấn công thay đổi giao diện và 16.837 sự cố cài mã độc.
1.Tin nhắn rác không nương tay:
– Trung bình: cứ 2 người dùng điện thoại thì 1 người nhận tin nhắn rác / ngày. Rõ ràng, việc gia tăng tin nhắn tới người dùng, tới khách hàng sẽ gia tăng doanh số bán hàng, quảng bá thương hiệu sản phẩm… nhưng cảm giác nhận được tin nhắn rác mỗi ngày thật sự khó chịu với tất cả mọi người. Phản ứng trước tình hình đó, cơ quan chính phủ Việt Nam đã xử phạt các vụ liên quan tới tin nhắn rác của các công ty như Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Bee Mobile, Công ty cổ phần đầu tư Thái Sơn BQP…
2.Virus ẩn trong USB:
– Trên 9.1 triệu lượt máy tính đã bị nhiễm virus qua USB, điều này cho thấy các nguy cơ tiềm ẩn về virus trong các phần mềm, ứng dụng ngày càng khó lường, thực trạng an ninh mạng ở Việt Nam ngày càng phức tạp.
3. Mã độc từ mạng xã hội, đặc biệt là facebook
Ước tính khoảng 1.000 trang giả mạo Facebook/ tháng được tạo ra nhằm đánh cắp thông tin, tài khoản của người sử dụng. Điển hình là mã độc xuất phát từ việc chat với bạn bè của nạn nhân lừa nạp thẻ điện thoại.
Để phòng tránh rò rỉ mật khẩu, thông tin cá nhân trên Facebook và các dữ liệu khác SecurityBox khuyên bạn nên bảo mật Facebook cá nhân bằng mật khẩu 2 lớp.
Bên cạnh đó, ứng dụng giả mạo trên di động cũng là điều mà bạn cần lưu tâm
III .Những vấn đề an ninh mạng tại Việt Nam năm 2016:
An ninh mạng tại Việt Nam năm 2016 nổi bật với sự ảnh hưởng của Mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền Ransomware. Ngoài ra còn có các vụ tấn công có chủ đích APT, virus lây qua USB tiếp tục lậu hành, tin nhắn rác không ngừng lại. Cụ thể:
Theo hãng an ninh mạng Kaspersky ghi nhận tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APAC), Việt Nam là nước có số người dùng gặp sự cố máy tính cao nhất (chiếm 68%). Sau đó là Philippines (58%) và Ấn Độ (55%). Điển hình nước ta bị lây nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) nhiều nhất. Trong bảng xếp hạng các nước bị mã độc tấn công nhiều nhất trong nửa đầu năm 2016, Việt Nam có tỉ lệ 45,9% (quý I-2016) và 45,7% (quý II-2016). Trong khi đó tỉ lệ bình quân toàn thế giới là 18,3% và 21,2%.
1.Mã độc tống tiền Ransomware:
Ransomware là loại mã độc chuyên mã hóa các file dữ liệu trên máy, khiến người bạn không thể mở file nếu không trả tiền chuộc cho hackers. Hậu quả cụ thể:
Tăng gấp 20 lần so với năm 2015, Mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền Ransomware đã phát tán tới 16% lượng email lưu chuyển trong năm 2016. Đáng báo động: Ước tính trung bình 10 email nhận được, thì người dùng sẽ gặp 1,6 email chứa ransomware trong năm 2016.
Mã độc Ransomware mang lại “ số tiền khổng lồ “ cho các hackers, đó là lý do tại sao an ninh mạng tại Việt Nam 2016 có nhiều biến động.
2.Virus hàng loạt từ Facebook
Không chỉ một người bị nhiễm virus mà còn có rất nhiều người khác cũng bị nhiễm chỉ trong một thời gian ngắn từ đường dẫn, link, url giả.
BẠN CÓ TIN “85% người sử dụng Facebook tại Việt Nam gặp thường xuyên đối mặt với tin nhắn lừa đảo, nội dung đồi trụy, liên kết giả mạo chứa mã độc năm 2016” ?. Thực tế là như vậy. Chắc hẳn, đường link chứa những ký tự lạ, đường link có những chữ cái, chữ số lộn ngược, vì tò mò mà chẳng may bạn đã click vô và bị nhiễm virus. Hậu quả, bạn bè của bạn sẽ bị tag những ảnh đồi trụy hoặc nội dung không mong muốn; bạn có thể bị unfriend hoặc buộc phải lập nick khác.
3. Tin nhắn rác:
Tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, có tới 74% người dùng vẫn bị làm phiền bởi tin nhắn rác năm 2016. Chính vì việc spam từ các đầu số tổng đài, đầu số dịch vụ gia tăng, đó là lý do tại sao tổng lượng tin nhắn rác lưu thông trên mạng không giảm mấy.
III. An ninh mạng tại Việt Nam năm 2017:
Đại diện chuyên gia bảo mật của SecurityBox, ông Bùi Quang Minh dự báo: các quan, doanh nghiệp, các tổ chức lớn sẽ còn tiếp tục bị ảnh hưởng nhiều cuộc tấn công mạng. Các hackers có thể tấn công thông qua các thiết bị thông minh như máy camera, đồng hồ thông minh, IoT hay các mã độc tống tiền trên cả máy tính và di động.
Gần đây nhất là vụ tấn công làm sập website sân bay Tân Sơn nhất, Rạch Giá, Tuy Hòa..
Trước những con số đáng báo động trên, việc giám sát an ninh cũng như triển khai các giải pháp bảo mật đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. An ninh mạng tại Việt Nam đang được đặt trong tình trạng đáng báo động đòi hỏi các tổ chức và doanh nghiệp phải gấp rút hơn trong việc tìm ra các giải pháp CNTT phù hợp để bảo vệ mình khỏi những cuộc xâm phạm an ninh không thể biết trước. Những giải pháp về an ninh mạng của Securitybox sẽ giúp đánh giá an ninh hệ thống mạng , xác định nguy cơ và các mối đe dọa sau đó sẽ xác định phản ứng bảo mật phù hợp theo tình hình.
Xem Những thống kê mới nhất về thực trạng an toàn thông tin năm 2017 << tại đây
Tình hình an ninh mạng tại Việt Nam và trên thế giới sẽ còn nhiều biến đổi. Để cập nhật, theo dõi những thông tin mới nhất về an ninh mạng, những báo cáo, những giải pháp liên quan tới an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo mật, bạn vui lòng đăng ký nhận bản tin tại đây:http://bit.ly/2kv7OgY
Tags: an ninh mang viet nam, tinh hinh an ninh mang tai viet nam, an ninh mạng tại việt nam