Android từ cơ bản cho đến nâng cao - Android Gradle (P2 - Groovy Fundamentals)
Phần này sẽ đi vào tìm hiểu cơ bản về Groovy nhé. Bạn nào chưa đọc phần 1 thì có thể đọc tại đây Thực ra chúng ta không cần cài đặt Groovy vì Gradle đã cung cấp cho ta Groovy distribution luôn rồi và ta không cần phải cài đặtGroovy. Việc ta cần làm chỉ cần đặt Groovy code vào trong file build ...
Phần này sẽ đi vào tìm hiểu cơ bản về Groovy nhé. Bạn nào chưa đọc phần 1 thì có thể đọc tại đây
Thực ra chúng ta không cần cài đặt Groovy vì Gradle đã cung cấp cho ta Groovy distribution luôn rồi và ta không cần phải cài đặtGroovy.
Việc ta cần làm chỉ cần đặt Groovy code vào trong file build của Gradle file và bảo Gradle làm bất kỳ task nào trong file đó mà chúng ta muốn.
Hãy thử define một task Froovy như bên dưới
và chạy gradle groovy và xem kết quả nhá
Đơn giản phải không ạ? OK hãy đào sâu hơn tý
Hầu hết code Java đều chạy được trên Groovy nên thử phát
sau đó run gradle groovy
ahihi có kết quả kìa, chúng ta bàn về cú pháp sau nha
Đối với Groovy thì chúng ta không cần phải khai báo kiểu của biến ví dụ như def foo = 6.5 -> nó sẽ tự gán kiểu là BigDecimal cho mình luôn, giống JavaScript đúng không nào?
Hãy thử in ra chuỗi string chứa giá trị foo xem nào, khá đơn giản chỉ cần như thế này
println "Foo has value: $foo"
Hay thậm chí còn nâng cao hơn tý là như thế này
println "Let's do some math. 5 + 6 = ${5 + 6}"
và tuyệt vời hơn nữa là ta có thể reassign biến foo thành kiểu String (cái này không khuyến khích nha, chỉ là demo chơi thôi)
println "foo is of type: ${foo.class} and has value: $foo"
foo = "a string"
println "foo is now of type: ${foo.class} and has value: $foo"
Hãy để ký cú pháp foo.class nha, nó cho phép bạn biết class của biến đó là gì, ở đây là BigDecimal và sau đó là String
It's awesome đúng không ahihi
Tiếp theo nói về function trong Groovy thì ta không cần phải chỉ ra kiểu của tham số truyền vào là gì và không cần khai báo kiểu trả về luôn, nó tự động lấy biểu thức cuối cùng trong hàm là giá trị trả về luôn, bạn hãy nhìn vào đoạn code phía dưới, khá là dễ hiểu đúng không nào? Chắc không cần giải thích thêm đâu nha
OK tiếp đến bạn sẽ thấy một điều rất tuyệt trong Groovy
Nếu bạn gọi function với ít nhất một param và nó thật sự rõ ràng thì ta không cần dấu ngoặc luôn tròn luôn, ngoài ra các bạn có thể gọi function lồng nhau như hình
Khá là cool đúng không? Phần này tạm dừng ở đó nha, hẹn gặp lại các bạn!