12/08/2018, 13:03

ARE YOU SITTING TOO MUCH?

**Bạn có thấy là mình đang ngồi quá nhiều không? ** Chúng ta – những người dành nhiều thời gian trong một ngày để ngồi, ngồi ở nơi làm việc, ngồi ở nhà, quán café…v.v. Ngồi ăn cơm, ngồi xem phim, ngồi nói chuyện…v.v Vậy ngồi nhiều đang ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe chúng ta, ...

**Bạn có thấy là mình đang ngồi quá nhiều không? **

Chúng ta – những người dành nhiều thời gian trong một ngày để ngồi, ngồi ở nơi làm việc, ngồi ở nhà, quán café…v.v. Ngồi ăn cơm, ngồi xem phim, ngồi nói chuyện…v.v Vậy ngồi nhiều đang ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe chúng ta, mời các bạn cùng tham khảo bài viết này để cùng hiểu rõ. (lay2)

maxresdefault.jpg

Theo một nghiên cứu gần đây, nếu thời gian ngồi kéo dài, sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cơ thể. Một nhà nghiên cứu về hệ vận động đã phát biểu rằng: “Ngồi quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch”.

Ngồi nhiều sinh bệnh###

“Ngồi nhiều sinh bệnh” đã bắt đầu được một số nước chú ý đến.

Australia là nước đã đưa ra những phương án đối phó với việc “ngồi lâu sinh bệnh” này. Khi chúng tôi đến thăm một trường tiểu học ở thành phố Melbourne, chúng tôi đã gặp những học sinh sau. -“Em tên là Jeremy” -“Còn em là Casey”. Em xin giới thiệu về chiếc bàn mà lớp em đang sử dụng” “Chiếc bàn này có thể điều chỉnh được độ cao. Lúc ngồi thì sẽ chỉnh thấp xuống như thế này. Còn lúc đứng , thì nó có thể nâng lên cao được như này.”

Capture.PNG

Để tránh tình trạng ngồi liên tục, kéo dài, bắt đầu từ năm ngoái, trường tiểu học này đã thực hiện những giờ học “Vừa đứng vừa ngồi” như thế này.

**“Ngồi lâu, phần lưng và phần cổ sẽ bị đau. Nhưng nếu đứng lên, cơ thể sẽ cảm thấy sảng khoái hơn.” ** Một giáo viên của trường tiểu học này cho biết : “Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện chương trình sao cho cả lớp sẽ vừa đứng vừa học trong vòng 1h30 phút. Tôi nhận thấy rằng: Bọn trẻ tập trung và tiếp thu tiết học hơn so với trước đó”. Australia đang có hẳn một chiến dịch “Đẩy lùi tình trạng Ngồi nhiều sinh bệnh” này.

https://www.youtube.com/watch?v=clZq8w2lRHs

Hơn 80% người dân nước Úc đang “ngồi làm việc”.

"Hỡi những công dân nước Úc, hãy cùng đứng lên.” Đây chính là lời mở đầu trong chiến dịch nhằm gióng hồi chuông cảnh báo tình trạng “Ngồi quá lâu” trên toàn nước Úc - từ các cơ quan hành chính cho đến các nhà máy, xí nghiệp.

Chiến dịch này khuyến khích mọi người trong một ngày hãy dành thời gian từ 1 đến 2 tiếng vừa đứng vừa làm việc.

Để mọi người hiểu rõ hơn ý nghĩa tích cực của chiến dịch này, một nghiên cứu chỉ ra những nguy cơ về sức khỏe do việc ngồi quá lâu gây lên. Đây là kết quả của cuộc điều tra kéo dài gần 3 năm trên 220 ngàn người cả nam lẫn nữ có độ tuổi dưới 45. Trong thời gian đó, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích về lối sinh hoạt của những người đã tử vong và phát hiện ra rằng việc ngồi quá lâu có ảnh hưởng lớn đến nguyên nhân gây tử vong.

Nếu biết tiếng Nhật, bạn có thể xem nội dung Video sau (hihi) http://www.nhk.or.jp/gendai/player/popup_ak.html?flv=3731-1111.mp4&time=0.35510559393047225&popup=1&autostart=1

So với những người ngồi chưa đến 4 tiếng/ngày thì những đối tượng ngồi trên 11h /ngày có nguy cơ tử vong lớn cao hơn tới 40%. Vậy tại sao việc ngồi liên tục trong khoảng thời gian dài lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh? Tiến sĩ Neville Owen – một chuyên gia đầu ngành, đã tiến hành những nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc ngồi nhiều đối với sức khỏe. Tiến sĩ cho biết: “Việc ngồi liên tục trong thời gian dài sẽ gây ảnh hướng xấu lên cơ thể với bất cứ ai. Tuy nhiên ảnh hưởng như thế nào thì mọi người vẫn còn hiểu rất mơ hồ. Vì thế, tôi đã nghiên cứu về những nguy cơ của điều này với sức khỏe trên phương diện khoa học”

Tới nay, nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Việc ngồi nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho tuần hoàn máu và chuyển hóa chất trong cơ thể. Từ đó dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như tim mạch, tiểu đường ...v.v

Khi đứng lên đi lại, các cơ ở chân sẽ thường xuyên được vận động. Lúc này, các tế bào cơ sẽ hấp thụ đường và chất béo bão hòa từ máu để sản sinh ra năng lượng.Nhờ đó hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi ngồi, hoạt động trao đổi chất của cơ thể bị đình chệ do các cơ chân không vận động, khiến cho lượng đường và chất béo trong máu không được hấp thu và tăng cao trong máu.

Capture4.PNG

Hơn thế nữa, nếu cứ ngồi liên tục trong thời gian dài sẽ khiến cho tuần hoàn máu trong cơ thể bị ngưng trệ, máu sẽ bị đặc lại. Kết quả là : sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy giảm tuần hoàn não, và xa hơn nữa là mắc bệnh tiểu đường.

Tiến sĩ Owen còn cho biết thêm: “ Nếu cứ tiếp tục ngồi lâu, các cơ chính ở chân sẽ mất chức năng vận động do chức năng “đi lại” của cơ thể đã chuyển sang chế độ OFF.”

pain from sitting too much.png

Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng: Việc ngồi liền 6h/ngày, liên tiếp trong 2 tuần tương đương với việc hút thuốc. Sau một năm, các hệ quả của việc ngồi nhiều sẽ kết hợp lại, gây ra nhiều vấn đề đối với sức khoer.Một vài nghiên cứu ở phụ nữ còn chỉ ra việc: Ngồi hơn 6h/ngày liên tục trong thời gian dài sẽ khiến khối lượng xương giảm 1%/năm.

sitting too long 2.gif

Nhưng có lẽ thông tin gây sốc nhất là: **Nếu ngồi hơn 6h/ngày trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm, bạn sẽ mất 7 năm “Sống chất lượng”- nghĩa là 7 năm cuộc đời khỏe mạnh, không cần sự can thiệp của y học hay bị đe dọa bởi cái chết. Với những người ngồi nhiều như thế này, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng 64%, nguy cơ mắc các bệnh về tiền liệt tuyến, ung thư vú tăng khoảng 30%. ** effects of sitting too much.png

Các bạn có thể xem thêm video về việc ngồi nhiều tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=uiKg6JfS658

“Nhật Bản - Cường quốc ngồi quá nhiều” .

Trong bối cảnh đó, một bản thống kê những quốc gia có thời gian ngồi nhiều đã được công bố. Bản thống kê này lấy kết quả từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Nhật Bản là nước có thời gian người dân ngồi nhiều nhất, với thời gian trung bình là 7h/ngày.

Từ năm ngoái, đại học Waseda đã bắt đầu tiến hành một cuộc khảo sát, theo dõi ảnh hưởng của việc ngồi nhiều với sức khỏe con người. Trong khảo sát này, các nhà khoa học sẽ gắn đồng hồ đo lên 370 người tham gia. Đồng hồ này có chức năng đo thời gian ngồi trong một ngày của tình nguyện viên.

Capture2.PNG

“Tôi đeo chiếc đồng hồ này bên thắt lưng”. – Anh Hedeyuki – 52 tuổi, một tình nguyện viên của chương trình cho biết. Anh Hideyuki hiện đang làm công việc kinh doanh một nhà máy chế tạo các phụ tùng bằng cao su. Để nâng cao sức khỏe, hàng sáng anh đều đi bộ đến nhà máy. Ở nhà máy, anh cũng thường xuyên phải qua lại giữa nhà máy và văn phòng. Anh Hideyuki cho biết : “Tôi khá tự tin rằng thời gian ngồi của tôi là ít so với các nhân viên văn phòng khác”.

Tuy nhiên, khi xem kết quả đồng hồ đo ... “Tôi thật sự hơi sốc” – Anh nói. Thời gian ngồi trong một ngày của anh Hideyuki là 9 giờ 40 phút, vượt quá cả con số 8 tiếng. Trái lại, thời gian đi lại, vận động trong một ngày chỉ khoảng hơn 1 giờ. “Tôi vô cùng ngạc nhiên. Không ngờ thời gian ngồi của mình lại nhiều đến thế”. –Anh chia sẻ. Nghĩ rằng bản thân thường xuyên đi lại, vận động nhưng kết quả lại không như mong đợi, vậy nguyên nhân của điều này là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem một ngày của anh Hideyuki diễn ra như thế nào.

Buổi sáng, dù phải đi ra ngoài gặp khách hàng, nhưng lúc đó, anh Hide cũng ngồi lái xe trong khoảng 2 tiếng. Khi trở về nhà, từ lúc ăn cơm tối, xem TV, đến lúc đi ngủ, trong khoảng 4 tiếng ấy, hầu như anh đều ngồi. Dù đã rất quan tâm đến việc phải vận động cơ thể, nhưng một khi đã ngồi thì khó mà đứng dậy được, anh Hideyuki cũng đang thấy những hệ quả của việc ngồi nhiều. Do quá trình trao đổi chất kém, vòng bụng của anh đã lên tới 98cm, lượng chất béo trong nội tạng gấp 1,5 lần so với tiêu chuẩn thông thường.

Capture3.PNG

“Kết quả khám sức khỏe đã thể hiện rõ ràng như thế này, chắc tôi sẽ phải thay đổi thôi”.

Anh Ukawa Shigekazu của Đại học Hokkaido đã phân tích các dữ liệu điều tra qua hơn 20 năm về “Lối sống và Bệnh tật” của 120 ngàn người trên toàn nước Nhật. Theo đó, nghiên cứu đã chỉ ra: nam giới ngồi xem TV trong thời gian dài sẽ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi. So với những người ngồi chưa đến 2h thì những người ngồi trên 4h có tỉ lệ mắc ung thư phổi cao hơn tận 30%. “Ngoài nguy cơ mắc mắc bệnh ung thư phổi, ngồi lâu có thể dẫn đến ung thư gan, và các bệnh khó thở mãn tính. Cho đến nay, tuy chưa tìm ra mối liên hệ giữa việc ngồi lâu với các bệnh truyền nhiễm và bệnh ung thư, nhưng tôi muốn chỉ ra mối liên quan này trong thời gian tới”.- anh Ukawa nói.

Trên thế giới, họ đang thay đổi để ứng phó với tình trạng này như thế nào?####

Australia đã phát động chiến dịch toàn quốc để người dân hiểu được những tác hại của việc ngồi lâu. Vậy những nơi khác thì sao? Họ đang có những hành động gì để bảo vệ chính mình trước “kẻ âm thầm gây hại – chứng ngồi lâu” này.

Mời các bạn đến thăm một công ty Rakuten – nơi mà mọi người nghĩ rằng các kỹ sư đang miệt mài “Ngồi” làm việc (giống hệt Framgia - (yaoming)). Nhưng không, thật ra là họ đang đứng.

27.jpg

Từ tháng 8/2015, công ty này đã trang bị cho tất cả nhân viên của mình – 13 ngàn người bàn làm việc mới. Những chiếc bàn này có thể nâng lên độ cao 125 cm nên các kĩ sư có thể vừa đứng vừa làm việc được.

image.jpg

Nhiều chuyển biến tích cực của việc dùng bàn đứng đã được ghi nhận. Một công ty đang sử dụng 120 chiếc bàn đứng đã nhận được những phản hồi tốt từ phía nhân viên.

“Từ ngày dùng bàn đứng này, tôi cảm thấy tốc độ công việc nhanh hơn. Ví dụ khi copy hay in tài liệu, vừa đứng làm việc, tôi vừa có thể check khi nào thì tài liệu đã được copy, in xong”.

Đặc biệt, còn có ý kiến cho rằng: “ Đứng làm việc giúp tăng sự giao tiếp giữa mọi người hơn”. “Do khi đứng, tầm nhìn rộng hơn nên có thể quan sát bao quát mọi việc hơn”.

Tỉ lệ Đứng/Ngồi làm việc của công ty này hiện đang là 50/50. Một nhân viên đang đứng làm việc hồ hởi nói : “ Tôi thì thích vừa đứng vừa làm hơn”.

Tại thung lũng Silicon của Mỹ, hình thức “đứng làm việc” cũng phát triển rất mạnh mẽ tại các công ty IT. Một văn phòng mới thành lập tại Bắc Âu đang sử dụng bàn đứng với tỉ lệ lên tới 90% . Có thể nói, đây là những dấu hiệu đáng mừng khi nhiều công ty lưu tâm đến sức khỏe nhân viên của mình.Mô hình làm việc với Stand up Desk dự đoán sẽ phát triển trong một tương lai không xa

Giải pháp nào hạn chế những tác hại của chứng “Ngồi nhiều sinh bệnh”

Với công việc văn phòng hiện tại, bạn hãy thử tính xem “Tổng thời gian ngồi trung bình của mình là bao nhiêu?”

Với anh Hideyuki ở trên, một ngày, anh ngồi khoảng 10 tiếng, tức hơn 60% thời gian tỉnh táo (không ngủ) của anh trong trạng thái “NGỒI”. “Ngồi làm việc”, “ngồi trên xe”, “ngồi ăn cơm”, “ngồi xem phim”…v.v Hầu như các hoạt động trong ngày của chúng ta đều gắn với việc “NGỒI”.

Trong khi việc sử dụng Stand-up Desk vẫn chưa được phổ biến do giá thành cao, chúng ta nên làm gì để cải thiện sức khỏe cho chính bản thân mình. Anh Ukawa –nhà nghiên cứu về hệ vận động cho biết: “ Tuy chưa có kết quả về tính hiệu quả chính thức, nhưng trong mỗi khoảng thời gian từ 30 phút đến 1tiếng, các bạn nên đứng dậy và vận động nhẹ 1 lần. Điều này là rất quan trọng. Vì nếu phần mông ở nguyên trạng thái trong một thời gian dài, sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như đau hông, đùi và rối loạn trao đổi chất. Một số động tác tuy đơn giản nhưng lại khá hiệu quả để cơ chân hoạt động như: đứng kiễng chân, ngồi duỗi thẳng hai chân...v.v. Với phần cơ đùi, các bạn có thể luyện tập bằng cách đứng lên- ngồi xuống từ từ.

5-bai-tap-danh-bay-met-moi-cho-dan-van-phong11427897226.jpg

Bên cạnh đó, các bạn hãy cố gắng để cơ thể đứng lên, vận động khi có cơ hội. Nếu ngồi liên tục thì cũng nên thỉnh thoảng co duỗi chân, nâng chân lên xuống để các cơ chân hoạt động. Ngoài thời gian làm việc, ở nhà, các bạn hãy cố gắng đứng và đi lại nhiều hơn, như : đi thang bộ thay cho thang máy, đi bộ mua đồ ở những khoảng cách gần, kéo căng các cơ một cách nhẹ nhàng…v.v

Hãy nâng niu và chú ý chăm sóc cho đôi chân và cơ thể của mình thật tốt các bạn nhé.

Xem bài gốc tại:

http://www.nhk.or.jp/gendai/kiroku/detail02_3731_all.html

           Tổng hợp & Dịch bài : Thanh Thảo
0