Backup & Restore trên Windows Server 2016
Từ Windows Server 2008, công cụ NTBackup không còn được Windows hỗ trợ mà thay vào đó là Windows Server Backup. Windows Server Backup là công cụ sao lưu và phục hồi dữ liệu được Microsoft phát triển mới hoàn toàn với cơ chế hoạt động và nhiều tính năng rất khác biệt so với “người tiền ...
Từ Windows Server 2008, công cụ NTBackup không còn được Windows hỗ trợ mà thay vào đó là Windows Server Backup. Windows Server Backup là công cụ sao lưu và phục hồi dữ liệu được Microsoft phát triển mới hoàn toàn với cơ chế hoạt động và nhiều tính năng rất khác biệt so với “người tiền nhiệm” NTBackup.
Xét về khả năng sao lưu, Windows Server Backup là công cụ khá mạnh mẽ bởi nó hỗ trợ sao lưu nhiều dạng dữ liệu:
- Full server (All volume): Sao lưu tất cả các volume của server.
- Selected volume: Sao lưu một volume xác định.
- System state: Sao lưu dữ liệu System state của Windows (bao gồm Active Directory).
- File/Folder: Sao lưu dữ liệu dạng file/folder.
- Bare-metal recovery: Tạo bản sao lưu để phục hồi Bare-metal.
Bạn có thể sử dụng Windows Server Backup để sao lưu dữ liệu của Local server hoặc Remote server. Windows Server Backup hỗ trợ chạy thủ công một lần (One-time Backup) hoặc chạy tự động theo lịch sao lưu (Schedule Backup). Về giao diện, Windows Server Backup hỗ trợ 3 giao diện là MMC Snap-in, Command-line và Windows PowerShell.
Windows Server Backup là tính năng được Microsoft phát triển mới hoàn toàn với một số thay đổi trong quan điểm thiết kế so với NTBackup. Do đó, công cụ này có một số điểm khác biệt đáng lưu ý sau:
* Không hỗ trợ Tape:
-
Windows Server Backup hoàn toàn không hỗ trợ thiết bị Tape. Bạn không thể đọc/ghi dữ liệu từ Windows Server Backup từ/xuống Tape. Theo quan điểm của Microsoft thì Tape đang đi theo con đường của Floppy-disk bởi thiết bị lưu trữ Disk ngày càng rẻ trong khi sử dụng lại đơn giản hơn nhiều. Vì thế, Microsoft chỉ hỗ trợ thiết bị lưu trữ Disk hoặc DVD với Windows Server Backup. Vì thế, những doanh nghiệp khi nâng cấp lên Windows Server 2008 chắc chắn phải từ bỏ thiết bị Tape đang có hoặc phải tìm kiếm một giải pháp sao lưu khác có hỗ trợ Tape. Điều này gây ra không ít bất tiện và lãng phí.
-
Mặc dù bạn Windows Server Backup không hỗ trợ Tape nhưng Microsoft có cung cấp một phiên bản NTBackup với Windows Server 2008 có thể sử dụng để phục hồi các dữ liệu sao lưu vào Tape trước đó (gọi là Restore-only NTBackup – http://www.microsoft.com/en-us/download/details.aspx?id=4220). Nhờ đó, bạn có thể phục hồi dữ liệu đã được sao lưu vào Tape bằng NTBackup. Lưu ý là bạn có thể phục hồi dữ liệu từ Tape với phiên bản NTBackup này, nhưng không thể ghi dữ liệu vào nó. Để sử dụng phiên bản NTBackup này trên Windows Server 2008, bạn cần tìm đúng driver cho Tape drive sử dụng. Vì Microsoft không hỗ trợ Tape nữa nên nhiều nhà sản xuất Tape không cũng không cung cấp driver cho Windows Server 2008.
* Sao lưu dạng Block-level:
-
Thay vì sao lưu theo cơ chế File-level như NTBackup, Windows Server Backup sử dụng cơ chế Block-level. Với cơ chế này, Windows Server Backup chỉ sao lưu những block dữ liệu thay đổi trong file chứ không sao lưu toàn bộ file. Bên cạnh đó, Windows Server Backup xử lý dữ liệu ở cấp độ Image-base nên không phải mất thời gian cho các thao tác mở/đóng từng file như với NTBackup. Nhờ vậy, so với NTBackup thì Windows Server Backup sao lưu nhanh và tốn ít dung lượng hơn.
-
Bên cạnh cách thức sao chép dữ liệu, Windows Server Backup còn thay đổi cách thức quản lý các block dữ liệu của mỗi lần sao lưu. Nhờ đó, khi phục hồi bạn không cần thực hiện phục hồi bản Full backup và nhiều bản Incremental backup sau đó mà chỉ cần lựa chọn phiên bản cần phục hồi (bởi các bản sao lưu đều là bản Full backup).
* Tự động quản lý dung lượng:
- Điểm mạnh của Windows Server Backup là khả năng tự quản lý dung lượng vùng lưu trữ chứa file sao lưu. Khi vùng lưu trữ bị đầy, Window Server Backup sẽ tự động xóa phiên bản cũ để giải phóng dung lượng cho phiên bản mới. Quá trình này diễn ra hoàn toàn tự động mà bạn không cần phải thao tác.
- Mặc định không được cài đặt sẵn: Windows Server Backup không được cài đặt sẵn trong Windows như NTBackup. Thay vào đó, bạn cần sử dụng công cụ Add roles and features trong Server Manager để cài đặt tính năng này. Windows hoàn toàn không cảnh báo gì về việc bạn đã cài đặt hay sao lưu dữ liệu chưa. Do đó, tốt nhất bạn nên cài đặt Windows Server Backup ngay sau khi cài đặt Windows. Và cấu hình để sao lưu ngay sau đó. Tránh để tình trạng mất dữ liệu xảy ra rồi khi đó mới cuống cuồng lo chuyện sao lưu.
- Để sử dụng Windows Server Backup, account đăng nhập Windows phải thuộc nhóm Administrators hoặc Backup Operators.
- Khi backup 1 folder nào đó được phân quyền NTFS thì Group Backup Operator phải có ít nhất là quyền Read.
- Windows Server Backup không hỗ trợ việc khôi phục Full System trên 2 nền tảng OS khác nhau. Ví dụ, không thể khôi phục một bản sao lưu Full System được tạo trên server chạy Windows Server 2008 sang server chạy Windows Server 2008 R2 hay Windows Server 2012.
Cài đặt:
Mở Windows PowerShell và gõ câu lệnh: Get-WindowsFeature -Name *Backup* để kiểm tra. Ở đây ta thấy Windows Server Backup services chưa được cài. Gõ câu lệnh: Install-WindowsFeature -Name Windows-Server-Backup để tiến hành cài đặt. Đợi khoảng vài phút để quá trình cài đặt được diễn ra.
Cấu hình:
Tại Server Manager, chọn Tools -> Windows Server Backup hoặc Start -> Run -> wbadmin.msc để tiến hành cấu hình: Tại mục Actions bên tay phải, ta sẽ thấy 2 option để tùy chọn backup:
- Backup Once: chỉ backup 1 lần sau khi ta cấu hình.
- Backup Schedule: chạy theo lịch biểu mà ta thiết lập.
Chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức Backup Schedule:
- Tại mục Select Backup Configuration, có 2 lựa chọn Full Server: Sao lưu tất cả các ổ đĩa có trên server và Custom: tùy chọn folder, ổ đĩa để sao lưu. Ta chọn Custom -> Next.
- Tại mục Select Items for Backup, chọn Add Item:
- Tại mục Specify Backup Time, chọn thời gian Backup mong muốn. Có 2 lựa chọn: Once a day: Lập lịch để backup 1 lần trong ngày More than once a day: Lập lịch để backup nhiều lần trong ngày
- Tại mục Specify Destination Type, chọn nơi lưu trữ file backup. Có 3 lựa chọn: Back up to hard disk that is dedicated for backups: Lưu file backup trên 1 ổ cứng riêng. Back up to a volume: Lưu trên 1 phân vùng (chung ổ đĩa với HĐH). Back up to a shared network volume: Lưu trên 1 share folder trong hệ thống mạng.
- Để bắt đầu backup, sẽ có thông báo yêu cầu format lại ổ cứng hoặc phân vùng. Sau khi format ổ cứng hoặc phân vùng đó sẽ bị ẩn và không thể truy cập.
- Đã backup thành công:
- Để tiến hành Restore, trên thanh Actions chúng ta chọn Recover, sau đó chọn file backup từ trước: Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về cách Backup và Restore trên Windows Server 2016. Trong các bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp các dịch vụ khác của Windows Server.