Bài 06: Tìm hiểu XML Namespace
Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về XML Namespace , nó sẽ giải quyết vấn đề trùng tên thẻ trong một tài liệu XML. 1. XML Namespace là ...
Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về XML Namespace, nó sẽ giải quyết vấn đề trùng tên thẻ trong một tài liệu XML.
1. XML Namespace là gì?
Cấu trúc một tài liệu XML được xây dựng bởi các lập trình viên, do đó họ có thể tự đặt tên thẻ XML (XML Element), điều này dẫn đến xung đột nếu trong một file bị đặt trùng tên dẫn đến không phân biệt được thẻ nào dùng cho ứng dụng nào.
Ví dụ: Bị trùng lặp thẻ Title.
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> <ShopOrder> <Order> <Customer> <Title>Nguyễn Văn Cường</Title> <Address>Buôn Ma Thuột - Đăklăk</Address> </Customer> <Product> <Title>Dép thái cao cấp</Title> <Qua>20</Qua> <Price>200.000 vnđ</Price> </Product> </Order> </ShopOrder>
Trong tài liệu này có hai thẻ Title, thẻ thứ nhất là tên của khách hàng và thẻ thứ hai là tên của sản phẩm => điều này ta gọi là xung đột thẻ XML.
Nếu bạn nghĩ điều này không có gì đáng lo ngại thì đúng rồi đấy, bởi vì trong ví dụ chỉ nói đến một tài liệu XML. Nhưng bạn có nghĩ trường hợp ta sử dụng kết hợp nhiều tài liệu XML với nhau thì sẽ dẫn đến sự nhầm tưởng tệ hại không? Vì vậy để giải quyết vấn đề này thì ta phải sử dụng XML Namespace.
Cú pháp tạo XML namespace:
Để tạo một namespace thì ta sẽ khai báo một thuộc tính xmlns:uri.
- Trong đó xmlns là viết tắt của từ XML namespace.
- uri là đường dẫn URL của namespace, có thể là một địa chỉ nào đó trên internet hoặc một địa chỉ nào đó đều được nhưng phải đảm bảo rằng nó là duy nhât trong file tài liệu XML của bạn.
Ví dụ:
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> <ShopOrder> <Order> <cus:Customer xmlns:cus="https://code24h.com/customer"> <cus:Title>Nguyễn Văn Cường</cus:Title> <cus:Address>Buôn Ma Thuột - Đăklăk</cus:Address> </cus:Customer> </Order> </ShopOrder>
Như vậy các thẻ XML chúng ta cũng phải bổ sung tên của namespace theo cú pháp namespace_name:element_name.
Liên tưởng tới truy vấn T-SQL:
Trong ngôn ngữ T-SQL thì để giải quyết vấn đề này ta sẽ sử dụng lệnh as (alias) và dấu chấm để tránh sự nhầm lẫn này.
Ví dụ: Có hai bảng tin tức và chuyên mục có trùng tên field id. Lúc này để lấy danh sách tin tức và chuyên mục của tin tức đó kèm id của cả hai thì ta phải viết câu SQL dạng:
SELECT p.id, p.title, c.id, c.title FROM products as p JOIN categories as c on p.cate_id = c.id
2. Namespace mặc định
Nếu tài liệu của chúng ta chỉ sử dụng một namespace thì bạn có thể khai báo namespace mặc định cho nó bằng cách chỉ sử dụng từ khóa xmlns và bỏ đi tên của namespace.
Ví dụ:
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> <ShopOrder xmlns="https://code24h.com/customer"> <Order> <Customer> <Title>Nguyễn Văn Cường</Title> <Address>Buôn Ma Thuột - Đăklăk</Address> </Customer> <Customer> <Title>Nguyễn Văn Kính</Title> <Address>Buôn Ma Thuột - Đăklăk</Address> </Customer> </Order> </ShopOrder>
Nhưng giả sử chúng ta có hai namespace mặc định trong một tài liệu XML như trường hợp dưới đây:
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> <ShopOrder> <Order> <Customer xmlns="https://code24h.com/customer"> <Title>Nguyễn Văn Cường</Title> <Address>Buôn Ma Thuột - Đăklăk</Address> </Customer> <Product xmlns="https://code24h.com/product"> <Title>Dép thái cao cấp</Title> <Qua>20</Qua> <Price>200.000 vnđ</Price> </Product> </Order> </ShopOrder>
Trường hợp này nếu ta có nhiều đơn hàng thì phải tạo nhiều namespace mặc định. Đều này khá phiền toái nếu ta có 1000 đơn hàng phải không nào? Để giải quyết vấn đề này thì ta khai báo namespace ngay tại thẻ Root.
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> <ShopOrder xmlns:cus="https://code24h.com/customer" xmlns:pro="https://code24h.com/product"> <Order> <cus:Customer> <cus:Title>Nguyễn Văn Cường</cus:Title> <cus:Address>Buôn Ma Thuột - Đăklăk</cus:Address> </cus:Customer> <pro:Product> <pro:Title>Dép thái cao cấp</pro:Title> <pro:Qua>20</pro:Qua> <pro:Price>200.000 vnđ</pro:Price> </pro:Product> </Order> </ShopOrder>
Trên là những vấn đề ta cần biết về namespace trong XML.
3. Lời kết
Có lẽ xong bài này bạn vẫn còn vướng mắc khá nhiều về công dụng của namespace trong thực tế, nếu vậy thì hãy chờ các bài nâng cao chúng ta sẽ thấy tận mắt nhé.
Bài này cũng khá đơn giản nên nội dung hơi ngắn, cũng hy vọng các bạn hiểu bài.
Nguồn: code24h.com