Bài 10: Ý nghĩa các tính năng ẩn khi viết bài trong WordPress
Bkasoft.net – Có nhiều tính năng ẩn khi viết bài mà bạn không biết hoặc chưa từng sử dụng tới nó. Hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây để tìm hiểu các chức năng của chúng! Trong bài học số 8 case study hướng dẫn sử dụng WordPress này mình đã hướng dẫn các bạn cách post bài trên WordPress với ...
Bkasoft.net – Có nhiều tính năng ẩn khi viết bài mà bạn không biết hoặc chưa từng sử dụng tới nó. Hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây để tìm hiểu các chức năng của chúng!
Trong bài học số 8 case study hướng dẫn sử dụng WordPress này mình đã hướng dẫn các bạn cách post bài trên WordPress với cả ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Như vậy bạn đã biết tới các tính năng chính khi viết bài gồm có: tiêu đề, nội dung, khung soạn thảo, đăng bài viết, tag, định dạng, chuyên mục, thẻ, ảnh tiêu biểu. Tuy nhiên trong khu vực soạn thảo này còn nhiều tính năng khác do chúng mặc định được đặt ẩn mà có thể bạn chưa biết tới. Đã là tính năng chắc chắn nó sẽ dùng vào một việc gì đó nên bài học này mình sẽ giúp bạn tìm hiểu các tính năng đó:
-
Tìm hiểu các tính năng ẩn trong khung soạn thảo
Bài viết này mình cũng sẽ giới thiệu với các bạn hướng dẫn tìm hiểu với khung soạn thảo cho 2 ngôn ngữ tiếng Anh và Tiếng Việt. Để xem các tính năng ẩn bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây (để làm được hướng dẫn này bạn cần phải vào Admin -> Bài viết -> Sửa hoặc đăng bài mới):
Bước 1: Mở khung soạn thảo
| Với Admin tiếng Anh: Bạn thực hiện vào Admin -> Post -> Add New -> Screen Options như hình 1 dưới đây
Hình 1. Xem tính năng ẩn tại Screen Options với WordPress tiếng Anh
| Với Admin tiếng Việt: Admin -> Bài viết -> Viết bài mới -> Screen Options như hình 2
Hình 2. Xem tính năng ẩn tại Screen Options với WordPress tiếng Việt
Bước 2: Mở các tính năng ẩn mặc định
Hình 3. Mở các tính năng ẩn mặc địnhCác tính năng ẩn chưa được hiển thị như hình 3 sẽ được bổ xung trong khung soạn thảo bài viết nếu bạn tích chọn giống như các tính năng: Format, Categories (Chuyên mục), Tags (thẻ), Featured Image (ảnh tiêu biểu). Để tìm hiểu các tính năng ẩn này, các bạn hãy xem tiếp trong phần 2.
-
Ý nghĩa các tính năng ẩn trong khung soạn bài viết
Dưới đây là 6 tính năng ẩn mặc định trong khung soạn thảo WordPress, bạn hãy tích chọn để mở tính năng ẩn đó như trên hình 3 và xem hướng dẫn dưới đây theo khung soạn thảo tiếng Anh (có trích dẫn với cả ngôn ngữ tiếng Việt).
Excerpt – Tóm tắt
Đây là tính năng cho phép người đăng bài viết ghi lại các mô tả ngắn là thông tin tóm tắt nội dung bài viết. Các mô tả ngắn này sẽ hiển thị ngoài trang chủ bên dưới các Tiêu đề bài viết tùy theo Theme sử dụng có lấy thông tin này ra không. Số lượng ký tự trong phần tóm tắt này khoảng 156 ký tự, để tìm hiểu chi tiết hơn bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Theo kinh nghiệm của mình nếu bạn đã cài đặt Plugin SEO by Yoast thì bạn không cần mở tính năng này vì Plugin này hỗ trợ tốt hơn tính năng Exerpt này (xem hình minh họa dưới đây).
Send Trackbacks – Gửi Trackbacks
Gửi trackback là cách thông báo cho các website cùng sử dụng WordPress biết bạn đã liên kết tới chúng. Nếu bạn liên kết tới các trang mạng WordPress khác, chúng sẽ nhận được thông báo tham chiếu tự động, bạn không cần thực hiện hành động nào nữa. Chú ý tính năng này chỉ hoạt động khi cả 2 website đều sử dụng WordPress Host và bật tính năng trackback/pingback (xem hình minh họa dưới đây).
Custom Fields – Trường tùy biến
Để thêm trường tùy biến bạn nhập theo ví dụ như sau:
Name (tên): bkasoft-diadiem
Value (giá trị): Hà Nội
Đây là một tính năng có thể nói là khá hay, tuy nhiên nếu bạn mới lập website có thể chưa cần dùng tới tính năng này. Tính này là một giải pháp giúp cho Website có thể linh động hơn bằng cách bạn có thể thêm nhiều trường mới cho bài viết mà mình mong muốn như: chữ ký, địa điểm, tác giả….Tuy đây là một tính năng khá quan trọng khi dùng WordPress, nhưng bạn nên tìm hiểu kỹ về nó sau khi đã am hiểu WordPress và cấu trúc theme của nó rồi.
Xem thêm hướng dẫn Custom Field của WordPress để bạn có thể hiểu rõ tính năng này. (xem hình minh họa dưới đây).
Discussion – Thảo luận
Đây là tính năng cho phép người dùng gửi phản hồi bình luận hoặc ngược lại. Và tính năng cho phép trackback/pingback như mình đã nói ở tính năng Send Trackbacks ở trên (xem hình minh họa dưới đây).
Slug – Chuỗi đường dẫn tĩnh
Là tính năng cho phép thiết lập 1 link thân thiện có dạng http://domain.com/bkasoft-tutorial/ như thế này thay vì link mặc định http://domain.com/?p=ID sử dụng biến ID khi bạn mới cài WordPress. Tuy nhiên bạn có thể không cần sử dụng tính năng này vì nó là phương thức xử lý thủ công, để chuyển sang phương thức tạo link thân thiện tự động bạn hãy vào Admin -> Settings (cài đặt) –> Permalinks (đường dẫn tĩnh) chọn cấu hình link thân thiện cho bài viết. Như vậy khi viết bài link đẹp sẽ được tạo một cách hoàn toàn tự động thậm trí bạn có thể điều chỉnh được nó theo ý muốn (xem hình minh họa dưới đây).
Author – Tác giả
Tính năng cho phép đổi tác giả bài viết (xem hình minh họa dưới đây).
-
Lời kết
Dù đây chỉ là các tính năng ẩn khi viết bài trong WordPress nhưng bạn vẫn có thể sẽ phải sử dụng tới nó. Ví dụ trường hợp tính năng Author nếu bạn muốn đổi tên tác giả phải bật thêm tính năng này mới thực hiện được. Đây thực tế là bài viết hướng dẫn bổ xung cho bài học số 8 hướng dẫn Post bài trên WordPress để bạn có thể viết bài tốt nhất và nắm vững các tính năng để viết bài. Hãy xem bài tiếp theo để tìm hiểu xem khu vực Public trên trang soạn thảo bài viết có gì đặc biệt nhé.
Bài 10: Ý nghĩa các tính năng ẩn khi viết bài trong WordPress
( Case Study hướng dẫn sử dụng WordPress )
—oOo—
« Bài 9: Chức năng Revision của WordPress | Học WordPress | Bài 11: Tìm hiểu khu vực Publish khi viết bài » |
Tác giả: Hoàng Luyến