Bài 17: Hàm có sẵn thông dụng trong PHP

1.Hàm include() & require(); Hàm include chèn nội dung của một file chỉ định vào nội dung của file gọi nó. Cú pháp : include(string $path); include_one(string $path); require(string $path); require_one(string $path); Ví dụ : include("header.php"); include_one(&quo ...

1.Hàm include() & require();

Hàm include chèn nội dung của một file chỉ định vào nội dung của file gọi nó.

Cú pháp:

include(string $path);
include_one(string $path);
require(string $path);
require_one(string $path); 

Ví dụ:

include("header.php");
include_one("config.php"); 

Ngoài hàm include dùng để chèn nội dung của file chỉ định vào file gọi nó thì còn có một số hàm khác.

  • include_one() 
  • require()
  • required_one() 

Hàm require cũng giống như hàm include. Nếu khi import một file bằng lệnh require thì nếu chương trình bị lỗi thì lập tức trình biên dịch sẽ dừng và xuất ra thông báo lỗi. Còn nếu sử dụng lệnh include thì đó chỉ là một cảnh báo nên chương trình vẫn chạy cho đến cuối chương trình. Bạn không thể require cùng một file chỉnh định vào file gọi nó.

Lệnh require_one và include_one có chức năng chẳng khác gì lệnh require hay include, tuy nhiên điểm khác biệt đó là lệnh require_once chỉ import đúng một lần, nghĩa là khi bạn sử dụng hai lệnh require_once cùng một file thì ở lệnh require_once thứ hai nó sẽ thấy là đã xử lý rồi nên nó sẽ không thực thi nữa.

require("header.php");
require_one("config.php"); 

Khi thực hiện viết lệnh trong PHP để tránh sự lặp đi lặp lại không cần thiết ta cũng có thể dùng các hàm include, include_one, require. Ví các bạn có một đoạn html như header.php hay footer.php nằm toàn bộ trên các trang của bạn như vậy nó sẽ lập lại ở rất nhiều trang của bạn, bây giờ bạn có thể tách đoạn code lặp đi lặp lại đó ra một file riêng và sử dụng hàm include("duongdan file") để đưa nội dung vào.

2. Hàm echo() & print_r();

Hàm này được sử dụng để in một dữ liệu chuỗi ra trình duyệt :D

Cú pháp: 

echo(string $arg1[,string $arg2...])
print_r(mixed $expression[, bool $return=false])

Ví dụ:

<?php
    echo "Tự học PHP";
    print_r("Tự học PHP");
    // Kết quả: Tự học PHP
?>

3. Hàm date()

Hàm định dạng ngày giờ trong php, cú pháp như sau:

string date(string $format [,int $timestamp=time()])

Hàm này trả về chuỗi định dạng ngày giờ.

Ví dụ:

<?php
$today = date("F j, Y, g:i a");                 // March 05, 2017, 5:16 pm
$today = date("m.d.y");                         // 03.10.01
$today = date("j, n, Y");                       // 10, 3, 2001
$today = date("Ymd");                           // 20010310
$today = date('h-i-s, j-m-y, it is w Day');     // 05-16-18, 10-03-01, 1631 1618 6 Satpm01
$today = date('i	 is 	he jS day.');   // it is the 10th day.
$today = date("D M j G:i:s T Y");               // Sat Mar 10 17:16:18 MST 2001
$today = date('H:m:s m is mo
	h');     // 17:03:18 m is month
$today = date("H:i:s");                         // 17:16:18
$today = date("Y-m-d H:i:s");                   // 2001-03-10 17:16:18 (the MySQL DATETIME format)
?>

Tham số format có thể chứa những ký hiệu sau:

  • d - định dạng ngày bao gồm 2 chữ số vd: 01, 15
  • m - định dạng tháng
  • Y - định dạng năm dạng 1999, 2000
  • h - định dạng giờ dạng 12 giờ
  • H- định dạng giờ dạng 24 giờ
  • i - định dạng phút
  • s - định dạng giây

Các bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về các định dạng này bên trang chủ của php là php.net

4. Hàm md5()

Cú pháp:

string md5(string $str [,bool $raw_output = false])

Hàm này sẽ chuyển một chuỗi ký tự sang dạng mã hóa MD5

<?php
    $password = 'chiasephp.net';
    echo md5($password);
    //Kết quả: 8bb249e5c1c7f07cdb2269518fcc4028
?>

5. Hàm str_split()

Cú pháp:

array str_split(string $string [,int $split_length=1])

Hàm này chuyển chuỗi ký tự thành mảng các ký tự

<?php
    $a = str_split("THTD");
    for($i=0; $i<count($a); $i++) {
        echo $a[$i]." ";
    }
?>

6. Hàm count()

Hàm này đếm và trả về số phần tử của mảng.

<?php
    $results = array('PHP', 'HTML', 'NodeJs', 'JQuery');
    echo count($results);
    // Kết quả: 4
?>

7. Hàm str_word_count()

Hàm này được sử dụng để đếm số từ trong chuỗi.

<?php
	echo str_word_count("Hoc lao trinh PHP");
        // Kết quả: 4
?>

8. Hàm strlen()

Hàm đếm só ký tự trong chuỗi kể cả khoảng trắng.

<?php
	echo strlen("Hoc lao trinh PHP");
        // Kết quả: 17
?>

8. Hàm substr()

Hàm tách chuỗi, hàm này sẽ tách chuỗi nguồn thành chuỗi con từ vị trí được xác định trong chuỗi và số ký tự tách.

<?php
    echo substr("Hoc lap trinh PHP", 0,7);
    //Kết quả: Hoc lap
	
    echo substr("Hoc lap trinh PHP", 0,-2);
    //Kết quả: Hoc lap trinh P
?>

Ví dụ trên sẽ tách chuỗi "Hoc lap trinh PHP" tính từ vị trí 0 và lấy 7 ký tự tiếp theo kết quả sẽ là "Hoc lap"

Nếu các bạn không truyền tham số thứ 3 thì hàm sẽ tách từ vị trí tham số thứ 2 cho đến hết bên phải, nếu tham số thứ 2 là âm thì nó sẽ lấy từ vị trí tham số thứ 2 qua trái.

9. Hàm str_replace()

Cú pháp:

str_replace(mixed $search, mixed $replace, mixed $subject[,int &$count]);

Hàm tìm kiếm chuỗi và thay thế chuỗi, hàm này rất có ích trong việc tìm kiếm và nhấp mạnh chuỗi.

Ví dụ:

<?php
	$string = "Hoc lap trinh PHP";
	$search = "PHP";
	$replace = "PHP Online";
	$result = str_replace($search, $replace, $string);

	echo $result;
	//Kết quả: Hoc lap trinh PHP Online
?>

Như ví dụ trên thì hàm đã thay thế chuỗi $search thành $replace.

10. Các hàng Magic

Các hằng này trả về thông tin về một số ngữ cảnh hiện tại.

__FILE__ //Tên tập tin hiện tại.
__DIR__ //Đường dẫn thư mục hiện tại.
__FUNCTIONS__ //Hàm hiện tại.
__CLASS__ //Lớp hiện tại.
__METHOD__ //Phương thức hiện tại.
__NAMESPACE__ //Namespace hiện tại.

Ví dụ.

<?php
	echo __FILE__;
	//Kết quả: /home/abc/public_html/test.php
?>

11. Một số hàm kiểm tra dữ liệu.

Mình sẽ liệt kê một số hàm thường được sử dụng nhất để kiểm tra các dữ liệu đầu. Các trường hợp cần kiểm tra dữ liệu đầu vào có thẻ là lấy dữ liệu từ FORM hoặc tham số từ [QUERY_STRING]

11.1 Hàm isset()

Hàm isset() được dùng để kiểm tra một biến nào đó đã được khởi tạo trong bộ nhớ của máy tính hay chưa, nếu nó đã khởi tạo (tồn tại) thì sẽ trả về TRUE và ngược lại sẽ trả về FALSE.

Ví dụ:

if (isset($var)){
    echo 'Biến var đã tồn tại';
}else{
    echo 'Biến var chưa tồn tại';
}

Khi nào bạn sử dụng hàm isset(). Khi bạn không chắc chắn rằng biến đó có thực sự tồn tại hay không?

<?php
	// Dữ liệu từ FORM
	$title = isset($_POST['title']) ? $_POST['title'] : ';
	
	// Dữ liệu từ QUERY_STRING
	$slug = isset($_GET['slug']) ? $_GET['slug'] : ';
?> 

11.2 Hàm empty()

Hàm empty() trong php dùng để kiểm tra một biến nào đó có giá trị rỗng hoặc chưa được khởi tạo hay không.

Ví dụ:

<?php
	if (!empty($var)){
		echo 'Biến var khác trống';
	}else{
		echo 'Biến var khống';
	}
        Kết quả: Biến var khác trống
?>

Ngoài hàm empty() còn có hàm is_null() được sử dụng để kiểm tra một biến có giá trị bằng NULL hay không?

<?php
	$var = null;
	if (!is_null($var)){
		echo 'Biến var có giá trị null';
	}else{
		echo 'Biến var có giá trị bằng null';
	}
        // Kết quả: Biến var có giá trị null
?>

12. Một số hàm kiểm tra loại dữ liệu.

Mình sẽ liệt kê một số hàm kiểm tra loại dữ liệu thông dụng nhất được sử dụng nhiều nhất e.g is_array(), is_int() hay is_string();

12.1. Hàm is_array()

Hàm này kiểm tra một biến có phải là kiểu mảng hay là không?

Ví dụ:

<?php
	$languages = array('PHP','MySQL', 'JQuery', 'Javascript');
	if (is_array($languages)){
		echo 'Biến languages là mảng';
	}else{
		echo 'Biến languages không phải là mảng';
	}
        // Kết quả: Biến languages là mảng
?>
12.2 Hàm is_numeric()

Kiểm tra biến có phải là số hay không?

Ví dụ:

<?php
	$age = 12;
	if (is_numeric($age)){
		echo 'Biến age là số';
	}else{
		echo 'Biến age không phải là số';
	}
        // Kết quả: Biến age là số
?>

12.2 Hàm is_int()

Cũng giống như hàm is_numeric(). Thì hàm này kiểm tra biến có phải là số nguyên hay không?

Ví dụ:

<?php
	$age = 12;
	if (is_numeric($age)){
		echo 'Biến age là số nguyên';
	}else{
		echo 'Biến age không phải là số nguyên';
	}
        // Kết quả: Biến age là số nguyên
?>

12.4 Hàm is_string()

Hàm này kiểm tra biến có phải là chuỗi hay không?

Ví dụ:

<?php
	$name = 'Học PHP Online';
	if (is_string($name)){
		echo 'Biến name là chuỗi';
	}else{
		echo 'Biến name không phải là chuỗi';
	}
        //Kết quả: Biến name là chuỗi
?>

12.5 Hàm is_object()

Kiểm tra biến có phải là đối tượng.

<?php
	$object = new stdClass;
	if (is_object($object)){
		echo 'Biến object là đối tượng';
	}else{
		echo 'Biến object không phải là đối tượng';
	}
	// Kết quả: Biến object là đối tượng
?>

Ngoài ra còn một số hàm khác nữa.

  • is_long()
  • is_double()
  • is_bool()
  • is_dir()
  • is_file

Tổng kết.

Các hàm thông dụng trong PHP là khá nhiều. Nếu bạn là một người mới tiếp xúc với nó thì bạn khó lòng mà lắm và có khả năng nhớ được hết các hàm. Ngay cả với các lập trình viên có kinh nghiệm thìu điều đó là rất khó khăn. Thì trong bài này mình sẽ tổng kết một số các hàm được sử dụng nhiều nhất trong PHP.

0