[BÀI 4] HÀM THÔNG DỤNG TRONG JAVASCRIPT
JavaScript hỗ trợ các hàm có sẵn để ta thực hiện một mục đích hiển thị nào đó. Hàm alert() – Hiện thị hộp thoại với một chuỗi thông tin và nút OK. -Cú pháp: alert(“nội dung thông báo”) -Ví dụ: PHP ...
JavaScript hỗ trợ các hàm có sẵn để ta thực hiện một mục đích hiển thị nào đó.
- Hàm alert()
– Hiện thị hộp thoại với một chuỗi thông tin và nút OK.
-Cú pháp:
alert(“nội dung thông báo”)
-Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 |
<html> <head> <meta charset = "utf-8"> <title>Hello</title> </head> <body> <script type="text/javascript"> alert("Devpro-147,Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội"); </script> </body> </html> |
– JavaScript được thực hiện bởi lệnh được viết trong cặp thẻ <script>…</script> , chúng ta có thể đặt chúng trong thẻ <body> ngoài cách đặt ở thẻ <head> ra.
2. Hàm confirm()
– Hiển thị hộp thoại với nút OK và Cancel. Thường dùng để xác minh lại một hành động do người dùng thực hiện.
– Cú pháp:
confirm(“Chuỗi thông báo”)
– Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 7 |
<script type="text/javascript"> var result = confirm("Số 2 có lớn hơn số 3 không?") ; document.write(result); </script> |
– Sau khi thực hiện đoạn code trên, chúng ta sẽ có một bảng thông báo xác minh là ” Số 2 có lớn hơn số 3 không?”. Trong thực thế là không rồi , chúng ta sẽ ấn Cancel , kết quả sẽ là false. Nếu đồng ý chúng ra ấn OK , sẽ hiện ra kết quả là true.
3. Hàm prompt()
– Hiển thị một hộp thoại cho phép người dùng nhập vào một giá trị.
-Cú pháp:
prompt(“nôi dung”, giá trị khởi tạo)
– Ví dụ:
1 2 3 4 5 |
<script type="text/javascript"> prompt("Nhập", "Tên bạn là gì?"); </script> |
– Khi đoạn hội thoại hiện lên, bạn nhập tên mình và nếu muốn hiển thị ra ta dùng cú pháp document.write().
4. Hàm về chuỗi và số
a, Hàm eval(): định giá trị của một biểu thực và trả về kết quả.
– Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 |
<script type="text/javascript"> a = eval(prompt("Nhập số a: ")); b = eval(prompt("Nhập số b: ")); c= a+ b; document.write(c); </script> |
– Hộp thoại hiện ra là ta sử dụng hàm prompt(). giá trị tính và trả về kết quả của 2 số vừa nhập bằng hàm eval().
b, Hàm ParseInt(): chuyển một giá chuỗi sang một giá trị số nguyên.
– Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 7 |
<script type="text/javascript"> var kq= "12345abcde"; a= parseInt(kq); document.write(a); </script> |
– Kết quả khi ta nhập số trước thì kết quả sẽ hiện ra số nguyên dù đăng sau nó là chữ hay là một số thực(ví dụ: 10.02), nếu ta nhập chữ trước số (abcde12345) thì kết quả sẽ là NaN(Not a Number).
– Cũng giống như hàm ParseInt() thì hàm PareFloat() sẽ chuyển một chuỗi số sang giá trị thực.
c, Hàm isNaN(): kiểm tra xem giá trị là chuỗi hay chuỗi số, nếu là chuỗi thì kết quả trả về là True, ngược lại là chuỗi số sẽ là False.
– Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
<script type="text/javascript"> var kq = "12345abcd"; a = isNaN(kq); document.write(a); </script> |
– Bài viết trên đã nói sơ qua về các hàm thông dụng trong JavaScript, để hiểu sâu hơn các vấn đề khác bạn tham khảo tại đây!!!