Bài 50: Kết thúc bài học hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản
Bkasoft.net – Trong bài này mình sẽ hệ thống lại tất cả các kiến thức liên quan để kết thúc bài học hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản, mời bạn cùng theo dõi! I. Lý thuyết Về phần lý thuyết mình sẽ hệ thống lại toàn bộ các định nghĩa có trong bài học và đặc điểm của nó. WordPress là ...
Bkasoft.net – Trong bài này mình sẽ hệ thống lại tất cả các kiến thức liên quan để kết thúc bài học hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản, mời bạn cùng theo dõi!
I. Lý thuyết
Về phần lý thuyết mình sẽ hệ thống lại toàn bộ các định nghĩa có trong bài học và đặc điểm của nó.
-
WordPress là gì?
WordPress là một hệ thống CMS viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng MySQL database (cơ sở dữ liệu MySQL), bao gồm 2 loại WordPress Blog (WordPress.com) và WordPress tự host (WordPress.org).
-
Cần chuẩn bị gì trước khi học WordPress?
- Nếu bạn học và thực hành trên máy tính thì bạn cần Download phần mềm WordPress trên website wordpress.org tại đây và Download phần mềm tạo server ảo Xamp
- Nếu bạn học và thực hành WordPress trên Hosting/Server bạn cũng phải chuẩn bị các phần mềm như thực hành trên máy tính ở trên nhưng bạn cần phải thực hiện thêm các công việc là: Mua tên miền (ví dụ bkasoft.net) và Mua Hosting hoặc VPS
-
Phân biệt WordPress.Com và WordPress.Org?
WordPress.Com: đây là địa chỉ website để tạo các blog miễn phí trên nền tảng mã nguồn WordPress, tuy nhiên nó có một số đặc tính sau bạn cần nắm được:
- Không có mã nguồn độc lập nên không phải thuê Hosting
- Không có cài Theme (template) bên ngoài mà phải chọn theo mẫu có sẵn hoặc mua trong Store Theme
- Không có Plugin hỗ trợ đi kèm
WordPress.Org: đây là địa chỉ website WordPress Host (WordPress Self-Hosted), tức là người dùng có thể lên website tải mã nguồn về cài đặt lên host và chạy, tuy nhiên nó có nhiều tính năng hỗ trợ hơn phiên bản WordPress.com, cụ thể:
- Là mã nguồn nên bạn có thể thay đổi được bất kỳ thông tin nào bạn muốn
- Có thể đặt được bất kỳ hosting hoặc server nào
- Có thể sử dụng tên miền riêng
- Có thể cài đặt thêm Theme, Plugin,…và tùy biến tính năng cho website
- Quan trọng nhất bạn có thể tối ưu website để làm SEO hoặc phục vụ lĩnh vực kinh doanh theo ý muốn của bạn
-
Sự khác nhau giữa tạo bài viết và tạo trang
- Tạo bài viết có hỗ trợ phân chuyên mục (category) và thẻ (tag) còn tạo trang thì không.
- Tạo bài viết có hiển thị ở RSS Feed, tạo trang thì không.
- Tạo bài viết sẽ hiển thị tự động ở website khi đăng bài viết, tạo trang thì không.
- Tạo trang có hỗ trợ phân cấp page mẹ – page con, tạo bài viết thì không.
- Tạo trang có hỗ trợ Page Template, tạo bài viết thì không.
-
Host là gì? Host nào để dùng được WordPress?
Host được hiểu theo nghĩa của ngành công nghệ website nghĩa là một máy tính có thể được truy cập hai chiều (nhận kết nối và gửi kết nối ra ngoài), cái máy tính mà mình nói tới đó nghĩa là một máy chủ web (còn gọi là Web Server). Có ba loại host cơ bản như sau:
- Dedicated Server (máy chủ riêng – máy chủ vật lý)
- Virtual Private Server (VPS – máy chủ ảo riêng)
- Shared Host (nên gọi tắt là host)
Host như thế nào để chạy được website WordPress: Để chạy thật tốt một website WordPress, host của bạn phải thỏa mãn các điều kiện như sau:
- Sử dụng hệ điều hành Linux.
- Có cài đặt PHP phiên bản 5.3 trở lên.
- Có cài đặt MySQL phiên bản 5 trở lên.
-
Tên miền (domain) là gì?
Tên miền nghĩa là một địa chỉ định danh dẫn tới website của bạn đã được chứa trên host vì vốn dĩ host bạn chỉ có thể truy cập qua dãy IP của máy chủ đó
-
Kiến thức sử dụng host căn bản khi dùng WordPress
- Đăng nhập vào control panel của cPanel
- Quản lý tập tin/thư mục trên cPanel
- Cách tạo database trên cPanel
- FTP là gì và cách sử dụng FTP trên host
- Cách thêm tên miền phụ vào cPanel
- Cách CHMOD trên host cPanel
II. Thực hành
-
Cài đặt localhost trên máy tính
- Xem video hướng dẫn cài đặt XAMPP
- Hướng dẫn cài đặt Localhost với AppServ – Xem video
- Hướng dẫn làm việc với Localhost:
+ Hướng dẫn tạo CSDL MySQL trên Localhost – Xem video
+ Thêm tên miền ảo vào Localhost trong XAMPP – Xem video
-
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên localhost bao gồm 4 bước:
- Bước 1: Download phần mềm WordPress
- Bước 2: Tạo database
- Bước 3: Tạo thư mục
- Bước 4: Chạy localhost
-
Hệ thống các chức năng trong Website WordPress
- Chức năng Revision
- Các tính năng ẩn khi viết bài
- Khu vực Publish khi viết bài
- Khu vực Apearance
- Khu vực Menu
- Khu vực Settings
-
Thao tác với các chức năng trong WordPress
- Cách tạo Page trong WordPress
- Hiển thị nội dung một Page ra trang chủ
- Thiết lập và quản lý bình luận
- Cách chèn ảnh và tập tin
- Cách chèn video
- Cách cài Theme
- Sử dụng Widget
- Sử dụng Plugin
- Quản trị người dùng
- Cài mới một website WordPress trên host
III. Lời kết
Thế là chúng ta đã đi hết bài học hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản được hệ thống rất bài bản của hoangluyen.com. Trong các bài học đó mình đã truyền tải cho các bạn tất cả những gì mà bạn cần biết để có thể sở hữu một website WordPress do chính tay mình cài đặt, bạn nên chú ý tới bài 4, bài 6 và bài 8 mà mình đã hướng dẫn, vì các bài này là những bài cốt lõi nhất.
Kết thúc bài học này, mình hy vọng rằng bạn đã có thể hiểu được quy trình tạo ra một website WordPress là như thế nào, cũng như các thao tác trên localhost và host. Thế nhưng hành trình làm website chưa dừng lại ở đây, tất cả chỉ là mới bắt đầu, nó giống như bạn đã xây được một căn nhà cơ bản vậy và nếu bạn muốn căn nhà của mình trở nên đẹp đẽ, vững chắc, nhiều khách đến chơi thì chắc chắn phải trùng tu, chăm sóc và quảng bá nó.
Cuối cùng, mình cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn đã ủng hộ hoangluyen.com trong suốt thời gian qua. Để cập nhật thêm nhiều xu hướng và các hướng dẫn mới hơn, bạn hãy thường xuyên theo dõi các bài viết trên chuyên mục WordPress và các chuyên mục khác của Website nhé!
Thân chào!
Bài 50: Kết thúc bài học hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản
( Case Study hướng dẫn sử dụng WordPress )
—oOo—
« Bài 49: Cài mới một website WordPress trên host | Học WordPress |
Tác giả: Hoàng Luyến