Bạn đã từng bị đánh giá kỹ năng giao tiếp kém!?
Bạn đã từng bị đánh giá kỹ năng giao tiếp kém!? Mở đầu Một khi đã trở thành nhân viên công ty thì mối quan hệ xã hội cũng như số lần giao tiếp phải dùng đến kính ngữ sẽ tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, điều đương nhiên mà ai cũng biết đó là kính ngữ rất khó, nếu dùng sai hoặc nhầm lẫn thì có thể ...
Bạn đã từng bị đánh giá kỹ năng giao tiếp kém!?
Mở đầu
Một khi đã trở thành nhân viên công ty thì mối quan hệ xã hội cũng như số lần giao tiếp phải dùng đến kính ngữ sẽ tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, điều đương nhiên mà ai cũng biết đó là kính ngữ rất khó, nếu dùng sai hoặc nhầm lẫn thì có thể sẽ mang lại kết quả ngược gây thất lễ với đối phương.
Để giúp bạn có thể cư xử đúng mực trong công ty hay trong bất cứ hoàn cảnh nào, sau đây tôi xin phép giới thiệu 10 cụm kính ngữ thường dùng và cũng không nên nhầm lẫn khi sử dụng.
10 cụm kính ngữ cần chú ý
1:「了解しました」(ryoukaishimashita - tôi hiểu rồi)*
Đây là cụm từ mà cấp trên thường hay sử dụng với ý nghĩa là đã hiểu rồi.
Nhưng thực chất thì đây là cụm kính ngữ sai.
Đúng phải là cụm 「かしこまりました」.
Với từng cách sử dụng tưởng chừng như rất nhỏ nhặt thế này thôi cũng khiến cho mọi người kính nể bạn hơn đó.
2:「スイマセン」(sumimasen - xin lỗi)
「スイマセン」có 2 ý nghĩa là「ありがとう(cảm ơn)」và「ごめんなさい(xin lỗi)」.
Còn nếu bạn thực sự muốn bày tỏ tâm trạng cảm xúc thì không nên dùng「スイマセン」mà nên dùng 「ありがとうございます」hoặc「申し訳ございません」cho từng trường hợp cụ thể.
3:「あの…(kiểu bắt đầu câu ngập ngừng, ấp úng)」
Đa số mọi người khi giao tiếp thường có thói quen dùng「あの…」.
Đây là cụm từ được dùng với tác dụng nhằm tạo thời gian để suy nghĩ trước khi nói ra, hay chỉ đơn thuần do người nói tạm thời chưa có suy nghĩ nhất quán để nói ra nên cần chút thời gian để điều chỉnh.
Và dĩ nhiên là bạn đã suy nghĩ kỹ rồi thì số lần sử dụn cụm từ「あの…」 hay「えっと…」sẽ giảm đi.
4:「粗末なものですが…」(đây chỉ là một chút quà nhỏ…)
Khi đưa tặng ai đó món quà lưu niệm, đa số mọi người thường thêm cụm từ này vào ý chỉ sự khiêm tốn chỉ có một chút quà nhỏ mong đối phương hãy nhận lấy nó.
Tuy nhiên, nếu thực sự món đồ bạn mang đi tặng quá mức khiêm tốn thì có thể sẽ mất lịch sự đó.
5:「○○なんですけど…」(nhưng mà…)
Khi nhờ vả người khác điều gì đó 「お客様、こちら○○なんですけど…」(thưa quý khách đây là …) Cách nói không hết câu như trên không được khuyến khích trong bối cảnh lịch sự.
Bạn nên dùng thể lịch sự nói hết cả câu như dưới đây
「お客様、お手数ですが、○○をしていただけますでしょうか」
hoặc là
「お手数ですが」「恐れ入りますが」
và cuối câu không nên dùng thể sai khiến「してください」 mà nên kết thúc câu ở dạng câu hỏi lịch sự「していただけますでしょうか」.
6:「なります」(là/đây là)
Tại những nơi như quầy thanh toán của nhà hàng hay siêu thị, bạn sẽ thường nghe thấy câu kính ngữ có kết thúc câu là cụm từ này.
「こちら、ハンバーグになります」(đây là bánh hamburger)
「100円になります」(của anh/chị hết 100 yên)
Cách dùng này là sai.
「なります」là từ được dùng để chỉ sự thay đổi, biến đổi. Ví dụ từ thịt biến thành hamburger thì chúng ta sẽ dùng là 「ハンバーグになります」. Như vậy mới là đúng.
Còn nếu muốn dùng kính ngữ thì bạn nên nói là
「こちら、ハンバーグでございます」
「100円でございます」
Như vậy mới đúng.
7:「よろしかったでしょうか」(như vậy có được không )
Khi muốn xác nhận lại một việc gì đó, có người dùng là
「こちらでよろしかったでしょうか」
Tuy nhiên ở đây không cần dùng đến thì quá khứ. Cách hỏi đúng sẽ là
「こちらでよろしいでしょうか」
8:「~のほう」(về/về phía)
メニューのほう、お下げいたします。
Nếu bạn để ý bạn sẽ thường nghe thấy cụm từ này trong các nhà hàng, quáng ăn. Nhưng「のほう」là cụm từ dùng để chỉ phương hướng, vậy nên không thích hợp dùng trong trường hợp này.
9:「ご苦労様です」(Anh/chị đã vất vả rồi)
「ご苦労様」là câu nói ngắn thường là cấp trên nói với cấp dưới.
Còn đối với cấp trên thì nên dùng câu「お疲れ様です」.
10:「○○様でございますね?」(Anh/chị có phải là … ?)
Câu này được dùng khi muốn xác nhận đúng vị khách đến thăm.
「○○様でございますね?」(Anh/chị có phải là … ?)
Tuy nhiên cách hỏi trên là cách hỏi sai mà ai cũng vô tình mắc phải. Cách hỏi đúng là
「○○様でいらっしゃいますね?」(Có anh/chị … ở đây đúng không ?)
Kết luận
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ mà càng suy nghĩ sâu xa sẽ càng cảm thấy khó hơn. Chính vì thế nên các bạn không cần phải suy nghĩ quá sâu xa, chỉ cần hiểu biết đến một mức độ nhất độ nào đó và hãy ghi nhớ và thực hành kính ngữ nhé.
15 điều giúp bạn trở thành người mới được mọi người hài lòng
Các bạn mới vào làm trong môi trường công ty, công việc của các bạn thuận lợi chứ ? Các bạn có giao tiếp được suôn sẻ với cấp trên không ?
Tôi thì mới vào làm công ty được một năm, chính vì thế mà đối với tôi, mọi người ai cũng là 「先輩」(tiền bối).
Bạn có tự tin nghĩ rằng cấp trên luôn nghĩ về bạn với suy nghĩ bạn là「できるやつ」(người làm được việc) ?
Bạn có tự tin cho rằng bản thân là người được yêu thích ? hay là bạn cảm thấy bản thân bị mọi người ghét ?
Tại đây, tôi xin giới thiệu về những việc mà bạn nên tránh để trở thành「こんな後輩は嫌われる」(người mới bị ghét).
Để không bị mọi người ghét, nếu bản thân có , đã, hoặc đang làm những điều dưới đây thì hãy sửa đi nhé !
Tôi không thích cấp dưới mà như thế này(nếu bạn đã/đang làm những điều sau đây thì cần phải sửa chữa đấy nhé!)
1:Không ghi chép lại mà cứ hỏi cùng 1 vấn đề nhiều lần
Khi được chỉ bảo cho cái gì hay điều gì bạn chỉ gật đầu cho xong ?
Bạn nên tự nhắc nhở bản thân ghi chép lại những điều quan trọng rồi hỏi nếu có thắc mắc gì đó nhé.
2:Không biết cách chào hỏi đúng
Khi được cấp trên chào hỏi thì bạn nên trả lời như thế nào ?
Bạn đã từng nhìn ngang nhìn dọc rồi phớt lờ sếp ?
Tốt nhất là nên mỉm cười và chào lại một cách khỏe khoắn nhé.
3:Chỉ biết chờ chỉ thị, bảo gì thì chỉ làm nấy
Công việc không phải là thứmà bạn có thể bị động mãi được, công việc là thứ mà bản thân bạn phải chủ động, phải nắm được nó.
Hãy cố gắng có những ý tưởng cống hiến và chủ động nhận công việc về phía mình !
4:Không tích cực làm những việc nhỏ
Người lấy được sự yêu thích của người khác chính là những người biết làm các việc nhỏ, việc vặt.
Vì thường thì những việc mọi người không làm mà mình nghĩ đến rồi làm trước chứng tỏ bản thân là người có suy nghĩ trước sau. Hơn nữa, thông qua cách bạn xử lý những việc vặt, mọi người sẽ thấy được cách xử lý khéo léo và thực lực của bạn.
5:Lặp lại lỗi đã từng mắc phải
Cấp trên đã dành thời gian để chỉ dạy cho bạn thì bạn nên biết quý trọng mà ghi chép nó cẩn thận. Sau khi đã ghi chép, bạn cần hiểu về nó thật chi tiết, hãy giảm thiểu hết sức có thể những lỗi không cần thiết nhé.
6:Khi bị ai đó chú ý điều gì bạn có tỏ thái độ hờn dỗi ?
Được chú ý việc gì đó là một điều tốt.
Vì điều đó có nghĩa là trong suy nghĩ của đối phương bạn là một người nếu biết sửa sẽ làm được việc. Bị chú ý hay bị chỉ định đó đều là dấu hiệu dẫn tới sự trưởng thành, bạn nên cảm ơn điều đó. Mặt khác, cấp trên nhận thấy bạn không những không tự ái vì bị nhắc nhở mà ngược lại hỏi han kĩ càng thì bạn sẽ được yêu quý đó.
7:Không làm tốt horenso(報告-báo cáo、連絡-liên lạc、相談-bàn bạc)
Điều lo lắng của cấp trên là「không biết cấp dưới làm gì」.
Có thuận lợi không, có khó khăn gì không, có vấn đề gì nảy sinh không ?
Công việc tình trạng như thế nào bạn cần phải báo cáo, cần phải liên lạc, có bất cứ khó khăn gì đều cần bàn bạc hỏi ý kiến cấp trên hoặc mọi người có liên quan.
Như vậy bạn sẽ tránh được số lượng đáng kể lỗi hay thất bại trong công việc đó.
8:Không dùng kính ngữ trôi chảy được
Bạn vẫn cứ nói năng giao tiếp như đứa trẻ còn đi học ? Hay vẫn cứ dùng kính ngữ một cách vụng về như vậy ?
Trong môi trường công ty, mọi người đều cố gắng tiến bộ vậy mà cứ một mình bạn vẫn giữ nguyên bản thân như một đứa học sinh thì là đều không thể.
Hãy cố gắng dùng đúng kính ngữ, sử dụng tiếng Nhật “đẹp”.
9:Không giỏi biểu hiện cảm xúc
Người Nhật, thông qua biểu hiện của đối phương mà có thể đọc được suy nghĩ của đối phương. Nếu như giao tiếp mà không hề có một biểu cảm nào thì đối phương sẽ rất bối rối không biết nên tỏ ra như thế nào thì cuộc hội thoại được suôn sẻ. Bản thân ai cũng có thể tạo được biểu cảm sinh động trong cuộc hội thoại bất kỳ tại bất cứ thời điểm nào.
10:Bị chú ý nhắc nhở thì lẩm bẩm, làu bàu
Hãy nhận sự chú ý nhắc nhở bằng thái độ thành thật nhất.
Cấp trên đã mất thời gian và tâm sức để giúp bạn tiến bộ hơn, vậy mà lại có thái độ bất chấp, rồi còn lặp đi lặp lại cùng một sai lầm. Cho dù là bất cứ việc gì dù nhỏ nhất dù không đáng kể bạn cũng cần phải thành tâm lắng nghe và sửa đổi.
11: Không hiểu vấn đề nhưng cứ tự mình phán đoán
Cùng với khối lượng công việc khổng lồ hàng ngày là những vấn đề nằm ngoài khả năng của bạn, vậy mà bạn cứ tự mình phán đoán rồi làm, đó là điều tối kị trong công việc.
Nếu gặp phải những vấn đề như vậy bạn cần báo cáo, bàn bạc với cấp trên. Sau khi nghe cấp trên đưa ra quyết định, bạn nên lấy quyết định đó làm bài học về cách xử lý tình huống công việc cho bản thân.Rồi sẽ đến một tương lai gần bạn sẽ là người đưa ra quyết định
12:Có quá nhiều công việc được giao dẫn đến hoang mang lo lắng
Một khi khối lượng công việc được giao quá nhiều, trước tiên bạn cần bình tĩnh, nếu không công việc nọ sẽ lẫn với công viêc kia.
Để các loại công việc không bị xử lý lẫn lộn với nhau, cần thường xuyên báo cáo cho cấp trên horenso, sau đó đặt thứ tự ưu tiên cho từng công việc rồi xử lý theo thứ tự nhé.
13: Thời cơ là một yếu tố mang tính quyết định to lớn
Để tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm và phát triển khả năng tư duy trong công việc cấp trên thường tạo những cơ hội việc làm mới cho cấp dưới hoặc người mới vào công ty. Một phần cũng có tác dụng làm mới nội dung công việc, giúp cho thời gian làm việc tại công ty vui vẻ hơn, đòi hỏi sự sang tạo của nhân viên nhiều hơn.
14: Tắt chuông điện thoại trong giờ làm việc
Đây có lẽ là điều đơn giản nhất trong các điều đơn giản đến mức không cần thiết phải nhắc nhở nhưng rất nhiều người phạm phải.
Trong thời gian làm việc, mọi người đều tập trung vào công việc của mình. Nếu như không thật sự cần thiết thì không nên làm phiền bất kỳ ai, vì điều đó sẽ làm cho họ bị đứt quãng suy nghĩ.
15: Nhấn mạnh chủ trương của bản thân
Nhấn mạnh quan điểm của bản thân là một điều tốt.
Tuy nhiên, nếu cứ cố giữ ý kiến của bản thân thì cũng không phải là việc được khuyến khích.Hơn nữa, trong công việc, bản thân muốn làm như thế này, thế kia thì không phải cứ nghĩ là làm luôn, mà còn phải xem điều đó có ích gì cho công ty.
Kết luận
Bạn có phải là cấp dưới được mọi người yêu quý ? Hay là bạn thường bị mọi người xa lánh. Điều đó đều tùy thuộc vào bạn, tùy thuộc vào học hỏi của bạn như thế nào.Hãy cùng cố gắng nhé.